Ngày 3,4 tháng 1: Mưa sao băng Quandrantids. Mưa sao băng Quandrantids là một trận mưa sao băng vừa, với mật độ sao băng khoảng 40 sao mỗi giờ. Thường cực điểm của mưa sao băng rơi vào khoảng mùng 3,4 tháng 1 ( dương lịch), nhưng bắt đầu từ 1.1 đã xuất hiện sao băng với mật độ ngày càng cao. Thời điểm tốt nhất để quan sát mưa sao băng này là sao nửa đêm và nhìn về hướng chòm sao Bootes.


Ngày 4 tháng 1: Trăng mới.

Ngày 4 tháng 1: Hiện tượng Nhật thực một phần. Nhật thực lần này được nhìn thấy ở hầu hết các nước Bắc Phi, Châu Âu và châu Á. Tuy nhiên ở Việt Nam lại không quan sát được.

Các bạn có thể xem bản đồ quan sát nhật thực tại đây.

Ngày 19 tháng 1: Trăng tròn.

Ngày 3 tháng 2 : Trăng mới ( tết âm lịch ^^)

Ngày 18 tháng 2 : Trăng tròn.

Ngày 4 tháng 3 : Trăng mới.

Ngày 19 tháng 3 : Trăng tròn.

Ngày 20/3 : Phân xuân. Thời điểm có ngày và đêm dài bằng nhau do mặt trời nằm trên mặt phẳng xích đạo của Trái đất. Là ngày đầu tiên của mùa xuân theo quan điểm phương Tây, và là ngày giữa của mùa xuân theo quan điểm Á Đông.


Ngày 3 tháng 4 : Trăng mới

Ngày 3 tháng 4: Sao Thổ ở vị trí xung đối. Thời điểm này sao Thổ nằm trên cùng đường thẳng giữa Mặt trời và Trái Đất, khoảng cách giữa sao Thổ và Trái đất là ngắn nhất. Đây là thời điểm thích hợp để quan sát và chụp ảnh của sao Thổ cùng các vệ tinh của nó, tuy nhiên các vành của sao Thổ lại gần như không quan sát được.


Ngày 18 tháng 4: Trăng tròn.

Ngày 21,22 tháng 4: Mưa sao băng Lyrids. Mưa sao băng Lyrids là một trần mưa sao băng cỡ nhỏ, với cực điểm chỉ đạt được 20 sao mỗi giờ. Thường thì cực điểm của Mưa sao băng Lyrids rơi vào 21,22 nhưng chúng ta có thể thấy được nhiều sao băng từ 16 đến 25. Thời điểm này gần với dịp Trăng muộn nên khá khó quan sát. Thời gian quan sát thích hợp nhất là sau nửa đêm và nhìn hướng chòm sao Lyrids.

Ngày 3 tháng 5: Trăng mới.

Ngày 5,6 tháng 5: Mưa sao băng Eta Aquarids. Mưa sao băng Eta Aquarids là một trận mưa sao băng nhỏ, với cực điểm chỉ lên tới 10 sao mỗi giờ. Quan sát thích hợp sau nửa đêm và nhìn về hướng Đông.

Ngày 17 tháng 5: Trăng tròn.

Ngày 1 tháng 6 : Trăng mới.

Ngày 15 tháng 6: Nguyệt thực toàn phần. nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á và Australia sẽ quan sát được nguyệt thực này.

Ngày 21 tháng 6: Hạ trí ở bắc bán cầu tại thời điểm 17:16 theo giờ quốc tế. Mặt trời đạt điểm cao nhất trên bầu trời và là ngày cao nhất trong năm. Đây là ngày đầu tiên của mùa hè theo quan niệm của Phương tây và là ngày giữa mùa hè theo quan niệm Á Đông.

Ngày 1 tháng 7: Trăng mới.

Ngày 1 tháng 7 : Nhật thực một phần. Lần nhật thực này chỉ nhìn thấy được ở vùng ven của Nam Cực.

Ngày 15 tháng 7: Trăng tròn.

Ngày 28,29 tháng 7: Mưa sao băng Aquarids. Đây là một trần mưa sao băng kéo dài, từ 18 tháng 7 đến 18 tháng 8 hàng năm, nhung cực điểm thường rơi vào 28,29 tháng 7 với mật độ cao nhất khoảng 20 sao mỗi giờ. Thời điểm quan sát tốt nhất là hướng về chòm sao Aquarids ở phía đông sau nửa đêm.

Ngày 30 tháng 7: Trăng mới.

Ngày 12,13 tháng 8: Mưa sao băng Perseids. Mưa sao băng Perseids là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất hàng năm. Thời điểm cực đại thường rơi vào khoảng 12,13 tháng 8 hàng năm, nhưng chúng ta có thể bắt đầu quan sát từ 23 tháng 7 đến 22 tháng 8. mật độ cực đại có thể lên đến 60 sao mỗi giờ. Nhưng tiếc là thời điểm cực đại năm nay lại trùng với dịp trăng tròn. Quan sát tốt nhất sau nửa đêm.

Ngày 13 tháng 8: Trăng tròn worried.

Ngày 22 tháng 8 : Hải Vương tinh ở vị trí xung đối. Đây là thời điểm Hải vương tinh ở gần Trái Đất nhất. Tuy nhiên Hải Vương Tinh vẫn chỉ là một chấm nhỏ màu xanh nếu quan sát bằng các kính thiên văn nghiệp dư thông thường.

Ngày 29 tháng 8: Trăng mới.

Ngày 12 tháng 9: Trăng tròn.

Ngày 23 tháng 9: Thu phân: là ngày bắt đầu mùa thu theo quan điểm phương Tây và là giữa mùa thu theo quan điểm Á Đông. Sau ngày này ở Bắc Bán Cầu ngày sẽ ngắn hơn đêm.

Ngày 27 tháng 9: Trăng mới.

Ngày 12 tháng 10: Trăng tròn.

Ngày 21,22 tháng 10: Mưa sao băng Orionids. Đây là một trận mưa sao băng cỡ trung bình với khoảng 20 sao băng mỗi giờ vào thời điểm cực đại. Thường cực đại rơi vào ngày 21 nhưng thời điểm quan sát tốt bắt đầu từ 20 đến 24 tháng 10. Thời điểm thích hợp là nhìn về hướng đông sau nửa đêm.

Ngày 26 tháng 10: Trăng mới.

Ngày 29 tháng 10: sao Mộc ở vào vị trí Xung đối. Hành tinh to nhất trong hệ mặt trời sẽ ở gần Trái Đất nhất. Đây là thời điểm rất thích hợp để chụp hình sao Mộc cùng các vệ tinh của nó.

Ngày 10 tháng 11: Trăng tròn.

Ngày 17,18 tháng 11: Mưa sao băng Leonids. Là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm. Năm nay cực đại sẽ vào khoảng 40 sao mỗi giờ. Mưa sao băng này có chu kì sau mỗi 33 năm thì cực đại lên tới hàng trăm sao mỗi giờ. Lần gần đây nhất có được điều đó là năm 2001. Cực đại hàng năm rơi vào khoảng 17,18 tháng 11 nhưng chúng ta có thể quan sát được nhiều sao băng trong khoảng từ 13 đến 20 tháng 11 hàng năm. Thời điểm quan sát thích hợp là nhìn về hướng chòm sao Leo ( Sư tử ) sau nửa đêm.

Ngày 25 tháng 11: Trăng mới.

Ngày 25 tháng 11: Nhật thực một phần. Nhật thực này sẽ chỉ quan sát được ở Nam cực và một phần Nam Phi.

Ngày 10 tháng 12: Trăng tròn.

Ngày 10 tháng 12: Nguyệt thực toàn phần. Các nới ở châu Âu, Đông Phi, Châu Á, châu úc, Thái Bình Dương và Nam Mỹ sẽ quan sát được.

Ngày 13,14 tháng 12: Mưa sao băng Geminids. Là 1 trong các trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm, cực đại năm nay lên tới hơn 60 sao mỗi giờ. Cực đại hàng năm vào khoảng 13,14 tháng 12 nhưng chúng ta có thể quan sát được từ 6 đến 19 tháng 12. Hướng quan sát tập trung về chòm sao Gemini. Thời điểm quan sát tốt nhất là nhìn về hướng Đông sau nửa đêm.

Ngày 21 tháng 12: Đông Chí. Là ngày đầu tiên của Mùa Đông theo quan điểm phương Tây và là ngày chính giữa mùa Đông theo quan điểm Á Đông. Đây là ngày có đêm dài nhất trong năm.

Ngày 24 tháng 12: Trăng mới.

Theo seasky.org