Cùng quan sát nguyệt thực toàn phần tối 10/12/2011
Cuối tuần này bạn đã có kế hoạch đi chơi chưa? Dù có hay chưa thì bạn cũng đừng bỏ lỡ một sự kiện vô cùng đặc biệt của vũ trụ huyền ảo nhé: Nguyệt thực toàn phần tối 10/12/2011!
Nguyệt thực toàn phần 10/12/2011
Vào tối thứ 7 tuần này, 10/12/2011 người dân Việt Nam cùng nhiều nơi khác trên thế giới có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần trái đất không hướng về phía mặt trời. Khi đó mặt trăng, trái đất, mặt trời sẽ cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Khi mặt trăng đi vào sâu hơn bóng của trái đất, mặt trăng sẽ dần dần thay đổi màu, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ. Điều này là do một số ánh sáng mặt trời gián tiếp vẫn vươn tới mặt trăng sau khi đi qua bầu khí quyển của trái đất, vốn khuếch tán ánh sáng màu xanh. Chỉ những ánh sáng đỏ mới chạm tới mặt trăng, khiến nó có màu đỏ.
Vùng quan sát được nguyệt thực toàn phần 10/12/2011:
Tại Việt Nam, pha nửa tối của nguyệt thực sẽ bắt đầu vào lúc 18h33’ (giờ Việt Nam), khi đó Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Tuy nhiên nhìn bằng mắt thường ta khó nhận thấy sự thay đổi màu sắc của Mặt Trăng. Đến 19h45’ pha một phần của nguyệt thực mới bắt đầu. Lúc này Mặt Trăng rằm sẽ dần bị vùng bóng tối của Trái Đất “gặm” mất và đến 21h06’ thì nằm gọn trong bụng[IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]-pha toàn phần bắt đầu. Mặt Trăng sẽ chuyển sang một màu đỏ huyền bí và cực đại đậm nhất lúc 21h33’. Đến 21h57’ pha toàn phần kết thúc, Mặt Trăng dần đi ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất và 23h18’ pha một phần kết thúc hoàn toàn.
Flash minh hoạ diễn biến nguyệt thực:
http://www.swfcabin.com/swf-files/1322886106.swf
Đừng bỏ lỡ nguyệt thực này nhé!
Năm 2011 Việt Nam có 2 lần quan sát được nguyệt thực toàn phần là 16/6 và 10/12. Lần nguyệt thực tiếp theo diễn ra vào 4/6/2012 nhưng ở Việt Nam chúng ta chỉ kịp ngắm đoạn cuối rất nhỏ không đáng kể của pha một phần. Nếu bị lỡ lần này thì mãi đến 8/10/2014 chúng ta mới có cơ hội được ngắm nguyệt thực một phần và tận 4/4/2015 mới được ngắm nguyệt thực toàn phần như lần này. Vậy các bạn đừng bỏ lỡ sự kiện hiếm có này nhé và hi vọng ông trời cho thời tiết đẹp! Clear sky![IMG]images/smilies/67.gif[/IMG]
Nguyệt thực một phần 26/6/2010
Ảnh: Nguyễn Tùng Lâm- Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS
Có cần chuẩn bị gì không nhỉ?
Đơn giản chúng ta chỉ cần ngắm nguyệt thực bằng mắt thường mà thôi! Mặt Trăng ở chỗ nào thì các bạn tìm được chứ ? (Tất nhiên đừng có đứng trong nhà nha [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]) Còn vấn đề thời tiết thì đáng tiếc không phải là yếu tố chúng ta có thể chuẩn bị được. Nếu trời có nhiều mây thì cũng đừng vội nản nhé các bạn bởi vì thời tiết mùa này khá là thất thường! Nhớ rủ bạn bè đi cùng và cả người đặc biệt nữa nha[IMG]images/smilies/8.gif[/IMG] Lãng mạn lắm đó♥♥♥
Còn gì tuyệt hơn nhỉ? Bạn có muốn quan sát trăng nguyệt thực qua kính thiên văn không nào? Cùng tham gia quan sát nguyệt thực với hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội các bạn nhé!!![IMG]images/smilies/36.gif[/IMG]
http://thienvanhanoi.org/forum/showt...han-10-12-2011
Ngoài ra nếu bạn muốn chụp ảnh nguyệt thực thì cũng cần một số kĩ năng nho nhỏ đó!
-Đầu tiên chỉnh máy ảnh của bạn sang chế độ Manual (hoặc chế độ nào cho phép bạn tuỳ chỉnh các thông số).
-Tắt đèn flash đi nhé không sẽ làm hỏng ánh trăng mất!
-Chỉnh sang chế độ lấy nét ở vô cực. Ở các máy ảnh du lịch chế độ này thường có dạng chế độ phong cảnh (Scenery-Landscape) với biểu tượng SCN hay hình ngọn núi.
-Sau đó bạn cần chuyển Metering mode về Spot. Việc này giúp hình ảnh Mặt Trăng được rõ nét và không bị loá trông như chụp cái bóng đèn^^ Cố gắng tìm biểu tượng này trong máy nhé!
-Cuối cùng hướng máy ảnh về MẶt Trăng và zoom hết cỡ nhé[IMG]images/smilies/3.gif[/IMG] Để tránh cho ảnh bị nhoè do rung tay bạn nên sử dụng chân máy ảnh. Nếu không có chân máy ảnh bạn có thể đặt chế độ cho máy chụp liên tiếp nhiều ảnh một lúc để chọn được bức ảnh tốt nhất. Hãy tập chụp Mặt Trăng từ bây giờ nhé để chúng ta có thể ghi lại những khoảnh khắc hiếm có của vũ trụ! Cố gắng lên nào [IMG]images/smilies/15.gif[/IMG]
Clear sky and a romantic night!!!
Nguyễn Tùng Lâm
Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS
View more random threads:
Địa danh du lịch Indonesia này thuộc tỉnh Kalimantan và đặt trên hòn đảo Borneo xinh đẹp. Vườn quốc gia này cũng là một điểm du lịch sinh thái cực kỳ nổi tiếng và luôn xuất...
Du lịch Indonesia tết nguyên đán...