Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Về nguyên tắc, những tia sáng mặt trời tới trái đất gần như song song với nhau. Tuy nhiên ở khoảng cách xa trên bầu trời, chúng gây nên hiện tượng phối cảnh khiến ta có cảm tưởng chúng đang dồn về một điểm: Chính vì thế, đôi khi vào những lúc mặt trời lặn hay mọc phía sau những đám mây, nhìn từ bề mặt trái đất, bạn sẽ thấy các tia sáng dường như phát ra từ một điểm duy nhất trong đám mây ấy.

    Các tia sáng này được gọi là các tia hoàng hôn (crepuscular rays), chúng tạo thành những vòng cung lớn toả ra trên không trung như những nan quạt.

    Các tia hoàng hôn ngược (anticrepuscular rays) xuất hiện ở phía bên kia của chân trời, đối diện với các tia hoàng hôn. Chúng hội tụ tại một điểm cách nơi những tia sáng phát ra một cung đúng bằng 180 độ. Hiện tượng này hiếm gặp hơn nhiều so với các tia hoàng hôn.

    Theo quan sát của tớ thì các tia hoàng hôn ngược thường mờ, nên khó nhìn. Dưới đây là những bức ảnh của tớ về tia hoàng hôn ngược:










  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    cái này nhìn thấy suốt mà k biết tên nó là gì, đọc đc bài này mới biết


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •