Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 12 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 120
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Háo hức chờ mùa hè đến cùng những đêm đầy sao và những cơn gió mát mẻ, với một bầu trời trong vắt chúng ta có thể đưa đôi mắt đắm chìm vào không gian, vũ trụ bao la và rộng lớn. Những ngôi sao rực rỡ luôn treo lơ lửng trên bầu trời tạo thành những chòm sao nổi bật, các hành tinh quen thuộc trong hệ Mặt Trời cũng không thể thiếu. Trong đó có một sự kiện làm háo hức tất cả chúng ta đó là Mưa sao băng – Perseids xảy ra vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 này với cực điểm vào ngày 12,13 tháng 8. Trong thời tiết lý tưởng, mát mẻ của đêm hè bạn hãy bỏ ra một buổi tối để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vũ trụ ban cho và ước những điều tốt đẹp nhất giành cho tất cả.



    Mưa sao băng Perseids
    Tuy bị ánh sáng của Trăng lưỡi liềm làm ảnh hưởng nhưng đợt mưa sao băng chỉ bị lu mờ đôi chút trong thời gian cực điểm của nó. Từ chòm sao Perseus ( Anh Tiên) bạn có thể choáng ngợp với những vệt sáng dài trên bầu trời xuất hiện liên tục như những cơn mưa. Bắt đầu từ tối ngày 12/8 cho đến sáng sớm ngày 13/8 tại Việt Nam tốt nhất bạn nên quan sát từ sau 23h đêm với tần suất hơn 50 sao/giờ.

    Biểu đồ mật độ mưa sao băng:



    Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời.
    Sao chổi S-T xuất hiện vào năm 1862 và được đặt tên theo 2 người khám phá ra nó là Lewis Swift và Horace Tuttle. Đây là 1 sao chổi lớn có chu kỳ xấp xỉ 135 năm. Quĩ đạo của nó khiến các nhà khoa học phải lo lắng vì khả năng đâm vào Trái Đất trong lần gặp gỡ tới vào năm 2126.



    Hình ảnh ao chổi 109P/Swift-Tuttle

    Perseids là trận mưa sao băng đầu tiên được cho là liên quan đến một sao chổi khi nhà thiên văn Giovanni Schiaparelli ghi nhận sự giống nhau giữa nó và quỹ đạo của sao chổi 109P/Swift-Tuttle đã được quan sát vào năm 1862. Sao chổi 109P/Swift-Tuttle quay quanh mặt trời với chu kỳ 135 năm. Điểm cực cận Mặt Trời của nó (các điểm mà nó gần nhất với mặt trời) vào năm 1992 và tiếp theo là trong năm 2126. Do đó, các đợt mưa sao băng Perseids có tần suất lớn trong đầu những năm 1990 với hàng trăm sao mỗi giờ. Khi Trái đất đi qua quỹ đạo của sao băng Swift-Tuttle, Trái Đất quét lên một số các “ bụi, mảnh vỡ” của sao chổi để lại. Khi các “ bụi, mảnh vỡ” di chuyển với vận tốc siêu thanh vào bầu khí quyển chúng tạo nên những sóng xung kích, chúng va chạm với những hạt của bầu khí quyền, nén các hạt nhanh đến mức chúng không thể di chuyển ra khỏi đường đi của các “ bụi, mảnh vỡ” và dĩ nhiên các hạt phân tử của bầu khí quyển trở lên nóng hơn rất nhiều, cộng với nhiệt độ của sóng xung kích khi bị nén lên tới hàng ngàn độ tạo ra làm cho các thành phần vật chất của “hạt bụi, mảnh vỡ” của sao chổi bị đốt cháy trong bầu khí quyển thành những vệt dài như chúng ta nhìn thấy, nhưng các hạt bụi, mãnh vở của sao chổi là quá nhỏ để có thể đủ sức đáp xuống mặt đất như một thiên thạch, nó đã bị nuốt gọn ngay trên bầu khí quyển của chúng ta.

    Hướng dẫn quan sát:
    Ngày nay, nơi tốt nhất để quan sát mưa sao băng Perseid (hoặc bất kỳ trận mưa sao băng nào khác), là một nơi nào đó tối, ít ô nhiễm ánh sáng, không mây và không bị ánh sáng của Mặt Trăng lấn át. Ít ánh sáng nhìn thấy được. Tất cả phụ thuộc vào điều kiện ở địa phương nơi bạn quan sát mà bạn có thể có cơ hội tốt hơn để nhìn thấy sao băng.







    Mưa sao băng Perseids xuất hiện từ chòm sao Perseus, gần hình ảnh chữ 'W' quen thuộc của chòm sao Cassiopeia trên bầu trời phía Đông Bắc.
    Muốn xác định được dễ dàng, bạn nên chờ đến khoảng sau 0h đêm khi chòm Perseus đã lên cao hơn. Hãy nhìn đúng hướng Đông Bắc, cách chân trời khoảng 20 độ bạn sẽ thấy được một ngôi sáng màu vàng nổi bật, đó chính là sao Capella của chòm Auriga ngay phía bên trên tay phải là Mộc Tinh đang tỏa sáng rực rỡ và phía dưới là Mặt Trăng lưỡi liềm. Từ đó bạn có thể nhìn chếch sang hướng trái phía bên trên khoảng 1 bàn tay xòe ra là bạn có thể thấy chòm sao Perseus ( Anh Tiên ) như hình trên, phía trên một chút nữa là chòm Tiên Hậu Cassiopeia hình chữ "W".
    Nếu bạn chưa tìm được chòm Perseus, đừng lo lắng! Quan sát mưa sao băng hoàn toàn không phụ thuộc một vị trí quá cụ thể trên bầu trời mà chỉ cần sự quan sát tổng quát cả vùng trời rộng hướng về nơi có tâm điểm của trận. Hãy quay mặt về đúng hướng Đông Bắc và nhìn cả vùng trời ấy là bạn đã có thể yên tâm chiêm ngưỡng sao băng rồi. Ngoài ra bạn có thể chiêm ngưỡng sao Mộc, Sao Kim và Mặt Trăng cùng với chòm sao Song Tử hoặc chòm sao Orion nổi tiếng nơi mà Tinh vân Orion đẹp đến mê hồn ngay dưới thắt lưng của chàng Thợ Săn Orion ( 3 chấm thẳng hàng ).

    Hôi thiên văn nghiệp dư Hà Nội sẽ tổ chức cắm trại qua đêm để quan sát hiện tượng này, mọi thông tin chi tiết các bạn vui lòng xem tại: http://thienvanhanoi.org/forum/showt...thien-van-2012

    Thông tin.
    Mưa sao băng Perseids: (12&13-08-2012)
    Tần suất xuất hiện: ~ 60 sao/giờ
    Nguồn gốc từ sao chổi: 109P/Swift-Tuttle
    Thời gian hoạt động: 17/7 đến 24/8
    Giờ cực đại: 19-21 giờ 30 phút ngày 12/8
    Nằm ở hướng: Đông Bắc
    Xuất hiện tại chòm sao: Perseus (Anh Tiên)
    Mức độ chiếu sáng của mặt trăng: 30%
    ---------------------------

    Discoverychange - HAS

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Sao ít thế nhỉ, trong một số nguồn có ghi là 120sao/h mà

  3. #3
    Guest
    hờ hờ Mưa sao băng đang ngồi viết ra một danh sách các điệu ước để hội trại ngồi vùa soi vừa ước đây [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] mại dô các bạn cho ý kiến nên ước gì bây giờ nhở mỗi ngôi sao sơi nhìn thấy là một điều ước [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  4. #4
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi p_andromeda
    Sao ít thế nhỉ, trong một số nguồn có ghi là 120sao/h mà
    Chả lẽ bạn tin báo lá cải mà phủ nhận nguồn tin HAS sao [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Theo mình được biết thì các trận sao băng cỡ lớn cũng chỉ 90 vệt/giờ thôi .. ngoài ra thì chém gió cho nó mát tý thôi =))

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Còn tùy vào thời tiết và địa điểm quan sát nữa!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mất công mình chôm cái này để làm j nhỉ [IMG]images/smilies/5.gif[/IMG]
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...o-mua-sao-bang

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi ThienHa
    hờ hờ Mưa sao băng đang ngồi viết ra một danh sách các điệu ước để hội trại ngồi vùa soi vừa ước đây [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] mại dô các bạn cho ý kiến nên ước gì bây giờ nhở mỗi ngôi sao sơi nhìn thấy là một điều ước [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    ước cho hội mình hết đen [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  8. #8
    Guest
    "The Perseids are considered by many people to be the year’s best shower, and often peak at 50 or more meteors per hour in a dark sky. The Perseids tend to strengthen in number as late night deepens into midnight, and typically produce the most meteors in the wee hours before dawn. These meteors are often bright and frequently leave persistent trains. Starting at mid to late evening on the nights of August 10/11, 11/12 and 12/13, watch for the Perseid meteors to streak across these short summer nights from late night until dawn, with only a little interference from the waning crescent moon."
    Nguồn: http://earthsky.org/astronomy-essent...r-shower-guide


  9. #9
    Guest
    không biết có một thiết bị thiên văn trường siêu rộng nào không nhỉ, trên 100 độ để ngắm sao băng. độ phóng đại 1x cũng đc, chỉ cần nó thu sáng nhiều hơn
    chẳng hạn như gương 200f100, thị kính f cũng 100. như thế ngắm sao băng mới đã

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cái đấy gọi là All-sky Camera:




    Đồ thị mật độ mưa sao băng:


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát mưa sao băng Perseids 2017
    Bởi taitrochoi_md trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-08-2017, 05:25 AM
  2. Mưa sao băng Perseids rực rỡ trong tháng 8
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-08-2017, 10:27 AM
  3. Hình ảnh mưa sao băng Perseids khắp nơi thế giới
    Bởi anhdjen trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-08-2015, 10:41 AM
  4. Nhá hàng sao băng Perseids 2013 trên thế giới
    Bởi phucthinh89 trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-08-2013, 04:25 AM
  5. Mưa sao băng Perseids tháng 8/2013
    Bởi canhothegoldview trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-08-2013, 10:52 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •