Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Guest
    Như vậy sau gần 3 năm chờ đợi, cộng đồng yêu thiên văn Việt Nam mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 8-10 sắp tới. Lần nguyệt thực toàn phần gần đây nhất mà Việt Nam quan sát được là đợt nguyệt thực vào ngày 10-12-2011. Kể từ đó đến nay, đã có tổng cộng 6 lần nguyệt thực diễn ra nhưng chúng hoặc là không quan sát được tại Việt Nam, hoặc là nguyệt thực nửa tối rất khó để quan sát, chính vì vậy đợt nguyệt thực toàn phần vào ngày 8-10 sắp tới là một sự kiện không thể bỏ lỡ. Thêm một tin vui nữa, lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 4-4-2015,Việt Nam nằm trong vùng quan sát được.





    Trong lần nguyệt thực này Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Úc và phần phía đông châu Á là có thể quan sát được. Tại Việt nam chúng ta sẽ quan sát được vào lúc chập tối, ngay sau khi Mặt trời lặn. Thời gian cụ thể như sau:
    - 8h15p33s UT Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất - 15h15p33s giờ Việt Nam
    - 9h14p48s UT Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất - 16h14p48s giờ Việt Nam
    - 10h54p UT Nguyệt thực đạt cực đại - 17h54p giờ Việt Nam
    - 12h34p21s UT Mặt trăng đi ra khỏi vùng bóng tối của Trái đất - 19h34p21s giờ Việt Nam
    - 13h33p43s UT Mặt trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối của Trái đất, kết thúc nguyệt thực - 20h33p43s giờ Việt Nam

    Các bạn có thể xem mô phỏng tại đây:
    www.youtube.com/embed/Lx9YuIzMBak?rel=0


    Thời gian pha toàn phần kéo dài trong hơn 3 tiếng từ khoảng 16 giờ chiều đến 19h30 tối giờ Việt Nam. Tuy nhiên, Mặt trăng chỉ mọc lên sau 17h40p cho nên thời gian thích hợp nhất để quan sát là khoảng thời gian từ 18h cho đến 19h30. Khi kết thúc pha toàn phần, Mặt trăng sẽ lên cao 23 độ. Người quan sát sẽ thấy Mặt trăng bị nhuốm một màu đỏ đồng khi mới mọc rồi từ từ sáng trở lại.
    Khi xảy ra Nguyệt thực, Mặt trăng nằm trong chòm Song Ngư, và ngay bên cạnh nó là sao Thiên Vương.

    Tại sao khi xảy ra nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng lại có màu đỏ máu?
    Nguyên nhân đến từ chính khí quyển của Trái đất. Khí quyển Trái đất với mật độ và nhiệt độ khác nhau theo độ cao giống như một lăng kính, tán sắc ánh sáng Mặt trời ra thành 7 màu cồng vồng trong đó, màu đỏ là màu bị bẻ cong mạnh nhất. Khi Mặt Trăng đi vào vùng tối, thực ra nó không tối hoàn toàn mà vùng đó bị những tia sáng đỏ chiếu rọi, kết quả tạo ra một Mặt trăng máu. Hiện tượng này cũng giống như việc Mặt Trời khi hoàng hôn có màu đỏ.

    Quan sát: Để quan sát tốt nhất, các bạn cần chọn một vị trí thoáng đãng nhìn về chân trời phía đông, không bị cản trở bởi nhà cao tầng, đồi núi. Đảm bảo tầm nhìn tối thiểu thấp nhất 10 độ so với đường chân trời. Dụng cụ quan sát có thể là ống nhòm, kính thiên văn... nếu không có thì các bạn hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường vì bản thân Mặt trăng đã rất lớn, nhất khi khi nó mới mọc.

    Hoàng Quốc Phương - HAS

  2. #2
    Guest
    haizzzzzz, em chỉ sợ hôm đáy mưa [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG] thảm hại

  3. #3
    Guest

    em xin up một tấm

  4. #4
    thêm tấm nứa


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 28-09-2015, 09:30 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 04-05-2014, 06:41 AM
  3. Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 1 năm 2014
    Bởi dang trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-01-2014, 11:53 AM
  4. Nhật thực, Nguyệt Thực xuất hiện trong tháng 11
    Bởi chuyenmay24h trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 12-11-2012, 10:55 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •