Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đây là một hiện tượng đem lại cho chúng ta một cảm giác sững sờ và kinh ngạc vì sự tráng lệ mà nó đem lại. Đăng sau nó là 3 nguyên nhân đã gây ra cho ta sự hiểu lầm này. Cùng tìm hiểu nào.

    + Sự đánh lừa thị giác khi so sánh các đối tượng.
    Khi mặt trăng ở gần đường chân trời, vô hình chung mắt ta sẽ so sánh mặt trăng với các đối tượng như cây cối, nhà cửa, núi non. và thường góc nhìn của các vật thể này nhỏ hơn nhiều so với góc nhìn mặt trăng nên mắt chúng ta ngộ nhận là trăng lớn hơn rất nhiều.
    Điều này cũng giống như một anh chàng cao mét 7 - được coi là cao so với nhưng người mét 6 nhưng lại là thấp so với người mét 8. . Mặt trăng khi ở đường chân trời được so sánh với những thứ nhỏ hơn nó nên nó trong to hơn, khi lên bầu trời cao thì xung quanh nó là cả một vùng trời không biên nên nó có cảm giác nhỏ bé lại.
    + Sự đánh lừa thị giác do cảnh vật nền.
    Cái nền đôi khi cũng đánh lừa thị giác của chúng ta và nó cũng có phần nào giống với hiệu ứng trên. Bản chất của hiện tượng này là : Các vật càng ở xa thì chúng càng nhỏ. Ở đây, khi mặt trăng mọc thì chúng ở sát đường chân trời. Các vật thể ở đường chân trời được coi là rất xa nên chúng như bị nhỏ đi so với các vật ở gần. Chính vì hiện tượng này nên làm cho cây cối, nhà cửa trở nên nhỏ bé so với mặ trăng. Có thể gộp hiệu ứng này và hiệu ứng trên thành duy nhất.
    + Sự phóng đại hình ảnh do khúc xạ.
    Đây có thể coi là nguyên nhân " vật lí " nhất. Nó xảy ra do sự khúc xạ của các tầng khí quyển trái đất. Ánh sáng từ phần đáy của đĩa mặt trăng sẽ bị khúc xạ mạnh hơn ánh sáng đến từ đỉnh của đĩa mặt trăng. Và điều này xảy ra mạnh nhất khi trăng mọc - nó làm cho đĩa mặt trăng quan sát được to hơn đôi chút, và trăng cũng lên cao hơn thực tế đôi chút.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi lequangthuy
    Anh thấy nguyên nhân 3 chưa đúng lắm.
    Khúc xạ phần đáy mạnh hơn phẩn trên làm cho MT bị "bẹp" đi (nhỏ hơn) chứ không phồng lên. Trong cuốn Từ điển Thiên văn học, thầy Thuận có giải thích khá rõ hiện tượng này.
    Bẹp nhưng mà vẫn to hơn đấy anh ạ, theo tính toán thì nó to hơn 4%.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Anh thấy nguyên nhân 3 chưa đúng lắm.
    Khúc xạ phần đáy mạnh hơn phẩn trên làm cho MT bị "bẹp" đi (nhỏ hơn) chứ không phồng lên. Trong cuốn Từ điển Thiên văn học, thầy Thuận có giải thích khá rõ hiện tượng này.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Hoàng Quốc Phương
    Bẹp nhưng mà vẫn to hơn đấy anh ạ, theo tính toán thì nó to hơn 4%.
    Nguyên nhân 3 mới nghe nói đến, khá thú vị. Phương có thể cho biết cụ thể hơn 4% là như thế nào được không, có tài liệu nào nói đến con số được tính toán 4% này cho mọi người cùng tham khảo post lên nhé . Rất nhiều người cho là vì do khí quyển đã phóng to trăng, không ngờ điều này có thật

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi ORION
    Nguyên nhân 3 mới nghe nói đến, khá thú vị. Phương có thể cho biết cụ thể hơn 4% là như thế nào được không, có tài liệu nào nói đến con số được tính toán 4% này cho mọi người cùng tham khảo post lên nhé . Rất nhiều người cho là vì do khí quyển đã phóng to trăng, không ngờ điều này có thật
    Con số 4% là em xem ở phim khoa học chứ muốn tính thì phải biết chiết suất của khí quyển tại từng độ cao khác nhau. Từ độ cao ở tầng ion đến mặt đấy chiết suất chỉ thay đổi từ xấp xỉ 1 đến 1.0003, rất nhỏ nên không biết họ dùng cách tính gì.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Siêu trăng ngày 14/11/2016 - Siêu trăng ấn tượng của thế kỉ
    Bởi trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-11-2016, 02:59 AM
  2. Vì sao trăng trung thu lại to hơn trăng bình thường
    Bởi trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-08-2016, 05:36 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-06-2015, 10:34 AM
  4. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
    Bởi tienhm39 trong diễn đàn Thiên văn vật lý
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 12-05-2014, 08:45 AM
  5. Tàu thăm dò Mặt trăng của NASA đi vào quỹ đạo ổn định trên mặt trăng.
    Bởi toyota trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-10-2013, 11:57 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •