Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Người Việt Nam ta có câu:" Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa". Đó là khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu. Vầng sáng ấy được gọi là quầng.
    Quầng ánh sáng xuất hiện xung quanh mặt trời phần lớn là có màu sắc theo thứ tự từ trong ra ngoài là hồng, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Quầng xuất hiện quanh mặt trăng phần lớn là màu trắng.

    “Quầng” xuất hiện khi bầu trời có mây ti tầng. Lớp mây này là những mây ở tầng cao do vô vàn tinh thể băng li ti tạo thành, đáy lớp mây cách mặt đất khoảng hơn 6 km. Không khí ở đây lúc này vẫn còn lạnh, thời tiết vẫn tốt. Tuy nhiên, ở nơi xa (cách đó khoảng mấy trăm km), luồng không khí nóng ẩm đang giao tranh với luồng không khí lạnh. Không khí dần ấm nóng và bay lên theo mặt nghiêng của khối không khí lạnh. Trong quá trình không khí nóng lên cao, nhiệt độ của khối khí bị giảm dần, hơi nước ngưng đọng thành tầng mây.

    Dần dần xuất hiện mây vũ tầng dày, loại mây này thường cho mưa thời gian kéo dài và iện rộng tới khoảng 300 km. Càng lên cao, do mặt front nóng (mặt phân cách khối khí nóng lạnh) càng cách xa mặt đất, độ cao ngưng kết hơi nước cũng dần dần tăng lên, do đó độ cao của chân mây cũng dần cao hơn, thành mây cao tầng và mây ti tầng, lên cao hơn nữa là mây ti.
    Không khí nóng chờm lên không khí lạnh, ngưng tụ rất cao trên bầu trời, hình thành các tinh thể băng, tạo nên mây ti. Ta nhìn qua đó, thấy mặt trời, mặt trăng có quầng.

    Vì mây ti hình thành ở độ cao trên 6 km, nhiệt độ không khí lúc này đã hạ xuống khoảng - 20 độ C, do đó có thể tạo thành những tinh thể băng hình trụ hoặc hình lục lăng. Khitia nắng mặt trời và ánh trăng chiếu qua tinh thể băng này sẽ tạo ra quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng.

    Khi ta nhìn thấy quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng chứng tỏ mặt đất nơi ta đứng tuy vẫn có không khí lạnh khống chế, thời tiết vẫn bình thường, nhưng ở trên cao đã xuất hiện không khí nóng, và khi hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngày càng lan đến gần nơi ta đứng hơn, thì ảnh hưởng tiếp theo sẽ là mây ngày càng thấp, gió mạnh dần lên. Cuối cùng là những giọt mưa rơi. Vì vậy, quầng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sẽ có mưa gió.

    Ngoài ra, tại khu vực ngoại vi của bão cũng thường có lớp mây cuốn và quầng, sau quầng các đám mây dần dần dày lên và đen đặc, tiếp đó sẽ có mưa to gió lớn.

    Nhưng, không có nghĩa là hễ mặt trời có quầng, vầng trăng có tán thì nhất định có mưa gió. Chủ yếu ở đây là thời tiết sẽ xấu đi, còn mưa gió hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

    Giải thích trăng quầng, trăng tán:
    Quầng trăng hình thành như thế nào?


    Nguyên lý hình thành quầng trăng

    Hình trên mô tả nguyên lý hình thành quầng sáng từ mặt trời, mặt trăng hoặc bất kì một nguồn sáng nào.

    Theo đó, ánh sáng khi xuyên qua các tinh thể băng (thường có khối lăng trụ lục giác) bị khúc xạ cho tia ló lệch góc khoảng 22 độ. Chính vì vậy, xung quanh nguồn sáng (mặt trời, mặt trăng) ta thấy xuất hiện một quần sáng, thực chất là quỹ đạo các tia ló được tạo ra từ mặt trời qua các tinh thể băng.

    Quần này tách biệt với nguồn sáng như hình trên ta thấy, có bán kính góc khoảng 22 độ

    Mây gây ra hiện tượng quầng là mây có chứa các tinh thể băng, người ta gọi là Cirrostratus, ta hay gọi là mây ti tầng. Mây ti tầng có dạng sợ tơ, trong và trắng nhạt ở độ cao khoảng 7 km, nhiệt độ trong đám mây cỡ -20 độ C.

    Chúng ta biết, quang phổ mặt trời là một dải liên tục từ đỏ đến tím, khi bị khúc xạ qua các tinh thể băng, nó bị tán sắc như khi qua lăng kính. Điều này giải thích vì sao vòng tròn ta nhìn thấy gồm có 7 màu chính gồm đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Trong đó, vành trong cùng màu đỏ, vành ngoài cùng màu tím.


    Trăng quầng

    Quầng mặt trời thường rõ hơn quầng mặt trăng vì ánh sáng mặt trời mạnh hơn. Đối với mặt trăng, ta thường chỉ thấy một vòng sáng trắng là chính, hôm nào trăng thanh gió mát, ta mới có cơ may thấy rõ sự phân định đỏ tím này. Đôi khi ta thấy một quần lớn, bán kính góc lớn hơn, ~45 độ, mờ hơn, đó là kết quả của sự khúc xạ nhiều lần qua tinh thể băng.

    Trăng tán:


    Đường đi của tia sáng hình thành hình ảnh trăng tán

    Tán trăng là các vòng tròn kích thuớc nhỏ không tách bạch rõ ràng với mặt trăng và cũng không tách bạch rõ ràng với nhau, do ánh sáng bị nhiễu xạ khi qua các hạt nước mưa. Có màu vàng trắng hoặc có màu hơi xanh ở trong và hơi đỏ ở ngoài.

    Hình trên trình bày đường đi của tia sáng qua giọt nước, tia sáng bị phản xạ toàn phần nhiều lần sau đó gây ra hiện tượng nhiễu xạ và cho kết quả là các vòng tròn có bán kính góc nhỏ, sát nguồn sáng.


    Trăng tán, có màu vàng trắng hoặc có màu hơi xanh ở trong và hơi đỏ ở ngoài

    Như vậy, Tán là hình ảnh nhìn thấy do các tia sáng nhiễu xạ qua các giọt nước nhỏ, tạo thành các vòng có bán kính góc nhỏ, sát nguồn sáng và hầu như ta chỉ thấy đó là một vành đai sáng rộng bao quanh mặt trời, mặt trăng.

    Nó thường xuất hiện khi có một đám mây mỏng che ngang, trong mây có chứa các giọt nước nhỏ, sẵn sàng làm mưa.

    Mây gây ra hiện tượng tán ở thấp hơn mây ti tầng.

    Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.


    Trăng quầng, trăng tán cùng đội trời chung

  2. #2
    Em dùng câu tục ngữ "Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa" để mở đầu bài viết. Nhưng sau đó em lại giải thích quầng là dấu hiệu của mưa gió. Như thế có mâu thuẫn không em?


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Siêu trăng ngày 14/11/2016 - Siêu trăng ấn tượng của thế kỉ
    Bởi trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-11-2016, 02:59 AM
  2. Vì sao trăng trung thu lại to hơn trăng bình thường
    Bởi trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-08-2016, 05:36 AM
  3. Tàu thăm dò Mặt trăng của NASA đi vào quỹ đạo ổn định trên mặt trăng.
    Bởi toyota trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-10-2013, 11:57 AM
  4. Mặt trăng của Sao Thổ
    Bởi trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 02-03-2012, 01:42 PM
  5. Xác định phương hướng bằng mặt trăng!
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-07-2010, 01:28 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •