Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    1.Andromeda: Công Chúa Andromeda

    2.Antlia: Máy Hơi Nước

    3.Apus: Chim Thiên Đường

    4.Aquarius: Người Vác Bình Nước

    5.Aquila: Chim Ưng

    6.Ara: Đàn Tế Thần

    7.Aries: Con Cừu

    8.Auriga: Người Đánh Xe

    9.Bootes: Người Mục Đồng

    10.Caelum: Cái Đục

    11.Camelopardalis: Hươu Cao Cổ

    12.Cancer: Con Cua

    13.Canes Venatici: Chó Săn

    14.Canis Major: Con Chó Lớn

    15.Canis Minor: Con Chó Nhỏ

    16.Capriconus: Dê Đuôi Cá

    17.Carina: Sống tàu Argo

    18.Cassiopeia: Hoàng Hậu Cassiopeia

    19.Centaurus: Nhân Mã

    20.Cepheus: Vua Cepheus

    21.Cetus: Cá Voi

    22.Chamaleon: Con Tắc Kè

    23.Circinus: Cái Compa

    24.Columba: Chim Bồ Câu

    25.Coma Berenices: Mái Tóc Của Hoàng Hậu Berenices

    26.Corona Austrina: Vương Miện Phương Nam

    27.Corona Borealis: Vương Miện Phương Bắc

    28.Corvus: Con Quạ

    29.Crater: Cái Cốc

    30.Crux: Chữ Thập Phương Nam

    31.Cygnus: Chim Thiên Nga

    32.Delphinus: Cá Heo

    33.Dorado: Cá Kiếm

    34.Draco: Con Rồng

    35.Equuleus: Con Ngựa Nhỏ

    36.Eridanus: Sông Eridanus

    37.Fornax: Cái Lò

    38.Gemini: Anh Em Sinh Đôi

    39.Grus: Con Sếu

    40.Hercules: Dũng Sĩ Hercules

    41.Horologium: đồng hồ quả lắc.

    42.Hydra: Rắn Nhiều Đầu

    43.Hydrus: Rắn Nước

    44.Indus: Người Indian

    45.Lacerta: Con Thằn Lằn

    46.Lepus: Con Thỏ

    47.Leo: Sư Tử

    48.Leo Minor: Sư Tử Nhỏ

    49.Libra: Cái Cân

    50.Lupus: Con Chó Sói

    51.Lynx: Mèo Rừng

    52.Lyra: Đàn Lia

    53.Mensa: Núi Table

    54.Microscopium: kính hiển vi

    55.Monoceros: Con Kỳ Lân (ngựa có sừng)

    56.Musca: Con ruồi

    57.Normal: cái êke

    58.Octans: kính Octans



    59.Ophiuchus: Người Giữ Rắn

    60.Orion: Dũng Sĩ Orion

    61.Pavo: Con Công

    62.Pegasus: Ngựa Có Cánh

    63.Perseus: Dũng Sĩ Perseus

    64.Pisces: Hai Con Cá

    65.Piscis Austrinus: Con Cá Phương Nam

    66.Phoenix: Chim Phượng Hoàng

    67.Pictor: giá vẽ

    68.Puppis: Đuôi tàu Argo

    69.Pyxis: Cái La Bàn

    70.Reticulum: Lưới Đo Góc

    71.Sagitta: Mũi Tên

    72.Sagittarius: Nhân Mã Bắn Cung

    73.Scorpius: Con Bọ Cạp

    74.Sculptor: nhà điêu khắc

    75.Scutum: Cái Khiên

    76.Serpens: Con Rắn

    77.Sextans: Kính Sextans

    78.Taurus: Con Bò

    79.Telescopium: kính viễn vọng

    80.Triangulum: Hình Tam Giác

    81.Triangulum Australe: Tam Giác Phương Nam

    82.Tucana: Chim Tu-căng

    83.Ursa Major: Con Gấu Lớn

    84.Ursa Minor: Con Gấu Nhỏ

    85.Vela: Cánh buồm

    86.Virgo: Thiếu Nữ

    87.Volan: Cá Chuồn

    88.Vulpecula: Con Cáo

  2. #2
    Guest
    Anh Ðiêng ( tên latinh :Indus, tiếng Hán : Ấn Ðệ An) , Ðây là chòm sao bầu trời nam , do Bayec đặt tên khi liên tưởng đến hình ảnh người Anh Ðiêng, thổ dân châu Mỹ . Trong tiếng Pháp lại có tên là chim, Chòm sao nhỏ có xích kinh từ 2h25m - 23h25m, xích vĩ từ 45,4 đến 74,7 . Có khoảng 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6 ( có thể nhìn thấy bằng mắt thường).
    Bắc Miện ( Corona Borealis ) , nghĩa là vương miện phương bắc . Chòm bắc miện nằm giữa chòm Mục Phu và Lực Sĩ . Thời xưa người ta gọi là Mũ Miện hoặc Vành Hoa, sau này thì phải phân biệt nó với chòm Nam Miện. Ðây là mũ miện đính châu ngọc của Ariatno, con gái Minot, vua xứ Cret, được thần Bacchut gắn lên trời. Ðây là chòm sao đẹp nhất trong số các chòm sao nhỏ. Bảy ngôi sao tương đối sáng tạo thành vòng nhẫn hở, vì thế người Arap đă gọi chúng là al-Phacca ( bị đứt đoạn) . Tên này sau được đặt cho ngôi sao sáng nhất Alphecca. Ngôi sao Alphecca cách trái đất 78 AU và còn có tên gọi khác là Gemma hay Margarita (Hạt châu). Ở đây còn có vài sao biến quang, trong đó có sao nổ giống như mới T CrB và đối vật của nó là sao R CrB. Thỉnh thoảng sao nổ này lại giảm đột ngột nhiệt độ sáng, Cả chòm có khoảng 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6 .
    Bọ Cạp ( Scorpius ) . Chòm sao Hoàng đạo nằm ở phía nam bầu trời, lọt giữa dải Ngân Hà, giửa 2 chòm Cung Thủ và Cái Cân . Theo Aratot, Orion ( thợ săn ) đã cãi nhau với nữ thần đi săn Actemit (Diana) khiến nữ thần nổi giận phái bọ cạp để giết thợ săn . Aranot viết : " Khi Bọ Cạp nhô lên ở phía Ðông thì Orion vội vã lẫn xuống phía Tây". Mặt Trời đi vàp chòm Bọ Cạp ngày 21 hoặc 22-11 và rời nó ngày 27 hoặc 28-11, trong khi lưu lại chòm sao Xà Phu ( không thuộc Hoàng Ðạo) tới 20 ngày ??? . Ở nước ta, thường gọi Bọ Cạp là Thần Nông. Nó xuất hiện vào mùa hè: từ tháng 5-ở phía đông nam, đến trong tuần tháng 6-7, lên cao nhất vào tháng 10 và lặn phía Tây nam. Nông dân ta thường dùng nó để quyết định thời vụ sản xuất.
    Trong chòm sao có ngôi sao siêu kềnh đỏ (  Sco) có tên quốc tế là Antares, gốc tiếng Arap là đối thủ của Aret(Sao Hỏa), người Trung Quốc gọi là sao đó là Đại Hỏa. Ngôi sao này giống sao Hỏa(Mard) và có đường kính gấp 450 lần mặt trời. Nó là sao đôi, mà sao chính có màu đỏ, sao phụ kém sáng hơn và hơi có màu xanh lá cây. Chòm này còn có nhiều tinh vân và quần sao ( VD M6, M7 theo danh mục Metxie, đặc biệt có nguồn bức xạ thuộc vào loại mạnh nhất trên bầu trời có tên Bọ Cạp X1( Scorpius X1). Chòm này có khoảng 100 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    Bồ Câu ( Columba ), tên tiếng Hán; Thiên Cáp. Chòm sao này do Bayec đặt tên. Nằm ở phía tây nam chòm Chó lớn, bên cạnh các chòm sao của con con Thuyền Acgo ( Ðuôi thuyềm,Cánh Buồm). Ðôi khi con thuyền này cũng được gọi là thuyền Noe( lánh nạn Ðại hồng thủy trong Kinh Thánh). Chòm này có khoảng 40 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    Cá Chuồn ( Volans ),tiếng Hán: Phi Ngư . Chòm sao bầu trời nam, do Bayec đặt tên, có khoảng 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    Cá Heo ( Delphinus) , tiếng Hán: Hải Đồn. Chòm sao nhỏ nằm giữa các chòm Thiên Nga, Đại Bàng và Ngựa Con. Theo thần thoại Hi Lạp, cá heo đã giúp thần biển Poxaydon tìm được người vợ tương lai là nữ thần biển Amphitorit, vì thế đã được đưa lên trời. Có khoảng 30 sao sáng tối thiểu đến cấp 6
    Cá Phương Nam ( Piscis Autrinus). tiếng hán: Nam Ngư. Chòm sao nhỏ ở phía nam chòm Cái Bình và chòm Con Dê. Ngôi sao sáng nhất là Fomalhaut(dịch từ tiếng Arap là "miệng cá phương Nam" nhưng bản thân người arap thì gọi sao này là "con ếch thứ nhất", còn "con ếch thứ 2 " là sao B chòm Cá Voi). Chòm này có khoảng 25 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    Cá Vàng ( Dorado) trước gọi là Cá Kiếm (Xiphias), tiếng hán: Kiếm Ngư. Chòm sao nhỏ ở bầu trời phía nam, do Bayec đặt tên. Trong chòm này, ngay ở ranh giới với chòm Núi Mặt Bàn, thấy rõ trên thiên hà Mây Magienlang lớn, ở cách chúng ta 180000 AU . Có khoảng 20 sao tối thiểu sáng đến cấp 6.
    Cá Voi (Cetus), tên tiếng Hán : Kình Ngư. Chòm sao lớn thứ tư trên bầu trời, nằm ở phía nam các chòm Đôi Cá và Con Cừu... Người Hy Lạp nhìn thấy đây là con quái vật biển mà thần biển Poxaydon đã phái đi để phá hoại xứ sở của Vua Xêphe và nuốt chửng con gái của vua Andromeda.
    Ngôi sao nổi bật là Mira (Omicron Ceti) . Đây là sao biến quang chu kì dài, to lớn màu đỏ, có độ sáng thay đổi từ cấp 2 đến cấp 10 với chu kì khoảng 332 ngày. Mira là sao đầu tiên được phát hiện là sao biến quang thay đổi có chu kì.
    Còn sao tau Ceti có nhiều điểm giống với Mặt trời nên rất nổi tiếng ở những năm 60. Nó có độ sáng 3,5 cách chúng ta 12 AU( là một trong những ngôi sao gần nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường ). Đường kính nhỏ hơn Mặt trời và có độ trưng khoảng 45% mặt trời...vì thế người ta cho rằng nó có một hệ hành tinh.
    Chòm sao có khoảng 100 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    Cái Bình ( Aquarius: người đàn ông mang bình ) tiếng hán: Bảo Bình. Chòm sao là một trong những chòm sao Hoàng đạo, giữa Con Dê và Đôi Cá. Đối với người Sume cổ đại( Nam Irắc ) thì đó là một trong nhưng chòm sao thiêng vì nó tượng trưng cho thần trời Anu đem đến cho nhân gian nước sông. Chòm sao này được liên tưởng với nước có lẽ là do Mặt trời lưu lại chòm sao này vào mùa mưa(tháng 2 ở trung đông).
    Aranot và Ploteme diễn tả chòm Aquarius có hình dáng một người thanh niên đang rót nước xuống chòm Nam Ngư( Piscis Autrinus ) ở sao Fomaihaut. . Chòm sao này gồm những ngôi sao yêu, nhưng có sao đôi Zeta đẹp là quần sao M2. Có khoảng 90 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    Cái Cân ( Libra ) , tiếng hán: Thiên Bình hoặc Thiên Xứng. Ptoleme mô tả đây là móng vuốt của Bò cạp và là một phần của bọ cạp. Cho đến giờ, cac sao A và B gọi là Móng Nam và Móng Bắc. Mặt trời ở trong chòm này từ 30-10 đến 21-11 hàng năm. Chòm có khoảng 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6
    Cái Chén ( Crater ), tiếng Hán: Cự Tước . Chòm sao nhỏ ở phía tây chòm Con Quạ và phía bắc chòm Rắn Biển. Chòm sao có 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.

    thienvanbachkhoa.org

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    -Cánh Buồm ( Vela ), tiếng Hán : Thuyền phàm . Chòm sao này được tác ra từ chòm thuyền Acgo ( Argo Navis), nằm giữa chòm Bán Nhân Mã và chòm Đuôi Thuyền. Ranh giới phía nam của nó với chòm Sống Thuyền đi qua khu vực lắm sao nhất của dải Ngân Hà.
    Hai sao delta là kappa của chòm này cùng với hai sao epxilon và iota của chòm Sống Thuyền tạo ra hình chữ thập giả, to hơn một chút so với chòm Chữ Thập Phương Nam. Chòm có khoảng 110 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Cáo (vulpecula), tiếng hán: hồ ly. Chòm sao rất nhỏ nằm ở phía nam chòm Thiên Nga, do Heveli khai sinh năm 1690 với tên gọi Cáo Con với Ngỗng (vulpecula cum anser). Tuy nằm trong dải Ngân Hà, nhưng không có sao sáng, sao alpha của chòm nằm gần sao albireo ( B Cyg). Một đôi st]ơngj lí thú trong chòm là tinh vân hành tinh Quả Tạ (M27) cấp sao 8, nằm cách 3 độ về phía Bắc sao y Sge (ngôi sao sáng nhất ở "đầu Mũi Tên"). Chòm có 45 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Cây Đàn ( Lyra- đàn hạc ), tiếng hán : Thiên Cầm. Chòm sao nhỏ nhưng rất đẹp nằm giữa các chòm Lực Sĩ và Thiên Nga, rất dễ nhìn vào mùa hạ. Đây là cây đàn lia của nhạc công Oocphe trong thần thoại Hy Lạp, con của thần Apolo. Mỗi khi chàng hát và đệm lia, giọng hát ngọt ngào của chàng làm thú dữ cũng trở nên hiền lành, làm đá xê dịch và cành cây nghiêng xuống. Người Arap thì gọi là chòm Đại Bàng Rơi. Ngôi sao chính của chòm có tên Vega bắt nguồn từ tiếng Arap ( Al-vaki" nghĩa là rơi ). Đối với người Trung Hoa thì Vega là Chức Nữ cùng với 4 sao khác có hình giống 4 chiếc thoi dệt vải. Theo thần thoại , cứ đến 7-7 âm lịch thì Chức Nữ lại được gặp Ngưu Lang ( sao Altair của Chòm Đại Bàng) ở bên kia sông Ngân Hà qua chiếc cầu do chim quạ kết trên sông Ngân. Vega (a Lyrae ) là sao sáng thứ nhì ở thiên cầu bắc. Nó có màu trắng xanh, cách chúng ta khoảng 26 AU. Cạnh Vega là e Lyrae là hệ bốn sao gồm hai sao đôi sát nhau, chỉ cách nhau 3', có cấp sao 4-5. Tất cả 4 sao đều là sao kềnh xanh giống như Sirius. Giữa các sao B và y có tinh vân hành tinh vành khuyên M57 sáng cấp 9. Trong chòm Cây Đàn có không ít sao biến quang. Chòm có 45 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Chim Sếu ( Grus ) tiếng hán: Thiên Hạc. Chim sếu này có mặt trên trời là do Bayec. Chòm sao nằm dưới chòm Cá Phương Nam và dưới Mỏ Chim . Hai ngôi sao chính trong chòm có độ sáng đạt cấp2.
    -Chim Trời ( Apus ), tiếng Hán : Thiên Yến. Chòm sao bầu trời nam này xuất hiện lần đầu tiên trong atlat của Bayec. Chòm sao này nhỏ nên ít được ghi tên trên bản đồ sao cỡ nhỏ. Chòm có xích kinh từ 13h45m - 18h17m và xích vĩ từ -67,5- -82,9. Chòm có 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Chó Lớn ( Canis Major ), tiếng Hán : Đại Khuyển . Chòm sao nằm ở phía đông nam chòm thợ săn: đây là một trong hai con chó bám theo thợ săn Orion. Trong chòm sao này có ngôi sao sáng nhất bầu trời : Sirius ( cấp sao - 1,46 ): độ trưng lớn gấp 26 lần mặt trời ).
    Bản thân sao Sirius cũng như cả chòm sao từ 5000 năm trước đã được liên tưởng tới loài chó : tên gọi cổ nhất của người Sume là " con chó của Mặt Trời". Ở Ai Cập người ta đã gọi nó là ngôi sao tiên tri: đó là sao của nữ thần Ixida; nó mọc vào buổi sáng báo trước mùa nước lũ sông Nin. Người Hy Lạp gọi Sirius là con chó, người La Mã gọi là con chó con( tiếng Latinh: canicula) và tiếng Hán của nó là Thiên Lang. Còn từ Sirius liên quan đến từ seirios (cháy rực) trong tiếng Hy Lạp.
    Sirius có bạn đồng hành là một sao chắt trăng ( Sirius B ) quay xung quanh sao chính ( Sirius A) với chu kì 50 năm. Độ trưng của nó yếu hơn của Sirius A 1 vạn lần, bán kính nhỏ hơn bán kính Mặt Trời 100 lần, nhưng khối lượng của nó lớn hơn một chút so với Mặt Trời. Như vậy, sao đông hành của Sirius có khối lượng riêng rất lớn : 1 tấn/cm3
    Cách Sirius 40 về phía nam có một quân sao mở M41. Cả chòm sao có khoảng 80 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Chó Nhỏ ( Canis Minor ) tiếng hán : tiểu khuyển. Chòm sao ở phía nam chòm Song Tử, phía Bắc chòm Chó Lớn. Trong các bản đồ cổ, chó lớn và chó nhỏ đi theo thợ săn Orion. Tên gọi ngôi sao sáng nhất chòm là Procyon theo tiếng Hy Lạp là " Kẻ đi trước con chó", vì Procyon ( a Cmi) mọc trước Sirius ( a Cma). Tương tự Sirius, Procyon cũng có bạn đồng hành là một sao chắt trắng có chu kì quay 40,7 năm. Độ trưng của sao gấp 7 lần mặt trời, khoảng các đến chúng ta là 11,4 AU. Cấp sao nhìn thấy là 0,37.
    Trên trời, Procyon hợp với Sirius và Betelgeuse ( a Ori ) thành một tam giác gần như đều. Cả chòm có khoảng 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Chó Săn ( Canes Venaticl) tiếng Hán: Lạp Khuyển. Tên gọi này do nhà thiên văn Ba Lan Heeveli đặt ở thế kỉ XVII. Chòm sao nằm ở phía tây chòm Gấu Lớn.
    Năm 1725 Etmunđơ Halay đã đặt cho sao a Canum Venaticorum tên gọi là trái tim Saclo để tôn vinh vua Saclo II của nước Anh. Đây là một sao đôi đẹp à một thành phần của nó là sao đôi quang phổ. Người ta cũng biết tới cách ngôi sao cuối cùng của "cái đuôi" Gấu Lớn 30 về phía tây nam. Ở cuối cánh tay xoắn của nó có thể thấy một thiên hà đồng hành. Chòm này có 30 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Chó Sói ( Lupus ) tiếng Hán: Sài Lang. Nằm ở phía Nam chòm cái Cân. Người Sume đã gọi nó là Quái vật chết choc, còn người Hy Lạp là Dã Thú. Có 70 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Chữ Thập Phương Nam ( Crux ) , tiếng Hán: Nam Thập Tự. Chòm sao do Bayec tách ra từ chòm Nhân Mã, nằm trên dải Ngân Hà trời Nam, Bốn ngôi sao a b y d tạo thành hình chữ thập, trong đó đường nối y vowisa kéo dài ra 4 lần thì tới cực nam của thiên cầu. Đây là chòm sao có diện tích nhỏ nhất: 68 độ vuông ( chiếm 0,16% bầu trời ). Ở Việt Nam nhìn thấy chòm khá thấp, gần chân trời (10 - 20 độ ) vào tháng 5 hàng năm. Sao a là sao đôi cách trái đất khoảng 260 năm ánh sáng và có tên gọi là Acrux, Sao B(mimosa) , có màu xanh lơ, là sao nóng nhất trong các sao cấp 1: bề mặt của nó ở vào khoảng 35.000 C (trong khi bề mặt mặt trời của chúng ta chỉ có 5800 C) . Gần sao B có một quần sao lấp lánh có tên là Hộp Châu Báu (tiếng Anh:Jewel Box), còn giữa a và b trên nền Ngân Hà hiện ra một vòng tối - đó là tinh vân bụi khí có tên là Bao Than (tiếng Anh: Coalsack)
    Sở dĩ đôi khi có thêm từ Phương Nam (autralis) trong tên sao là để phân biệt với chũ thập phương bắc, tên gọi không chính thức của chòm Thiên Nga, mà 6 sao của nó ( a,b,y,d,e) tạo thành hình chữ thập ở bầu trời bắc. Cũng đừng nhầm chòm chữ thập "giả" với chòm thật
    Chòm có khoảng 30 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.

    thienvanbachkhoa.org

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Compa (Circinus) , tiếng hán: Viên Quy hoặc Lưỡng Cước Quy. Chòm sao nhỏ bầu trời nam có xích kính từ 13h35m đến 15h26m và xích vĩ từ -54,3 độ đến -70,4 độ. A Circinus là sao đôi nhìn thấy được. Có 20 sao sáng tối thiểu đến cấp6.
    -Con Công (Pavo), tiếng Hán: Khổng tước. Chòm sao trời nam do Bayec đặt tên, Có 45 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Cua (Cancer), tiếng hán: Cự Giải. Chòm sao mờ nhạt nhất của hoàng đạo (các sao sáng chỉ đạt cấp 4), chỉ có thể nhìn thấy vào những ngày trong, giữa hai chòm Sử Tử và Song Tử. Theo thần thoại, con cua đã cắp vào chân Heraclex (Hecquyn) khi chàng lực sữ này chiến đấu với quái Rắn Biển. Sau này Heraclex đã bóp chết con cua, rồi nữ thần Hera đưa cua lên trời.
    Trong chòm sao Con Cua có thể nhìn thấy một nhóm sao ko sáng lắm nhưng dễ thương đó là hai chú Lừa Con (y và đ Cnc) và giữa chúng là cái Máng Cỏ ( the manger) tức quần sao mở M44, còn có tên gọi là Praesepe (người Anh còn gọi chúng là Tổ Ong, người Trung Hoa gọi là Quỷ Tú tinh đoàn vì ở vào địa phận Quỷ Tú trong nhị thập bát tú.) Một quần sáo khác : M67 ở cách sao a Cancri 2 độ về phía Tây. Đó là một trong nhưng quần sao mở già nhất ở cao phía trên mặt phẳng Thiên Hà của chúng ta. Chòm Con Cua có khoảng 60 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Cừu (Aries) - Cừu Đực. Tiếng Hán: Bạch Dương.Chòm sao Hoàng đạo thứ nhất nằm giữa haichomf Con Trâu và Đôi Cá, ở phía nam hai chòm Tam Giác và Dũng Sĩ. Đây chính là con Cừu lông vàng trong thần thoại Hy Lạp mà Jason và thủy thủ thuyền Acgo tìm kiếm. Ngôi sao sáng nhất chòm (a Arietis) có tên là Hamal (theo tiếng Ai Cập nghĩa là "cừu con đang lớn") ở cách trái đất 65 năm ánh sáng. Chòm này có khoảng 50 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Dê (capricorpus) > tiếng hán: sơn dương hay Ma Kết. Chòm hoàng đạo ở bán cầu nam, đầu dê quay về phía chòm Cung Thủ, đuôi quệt vào chàng trai Bão Bình. Đây là con dê đuôi cá, và thời cổ người ta đã gọi nó là Dê Cá. Trên nhiều bản đồ sao nó cũng được vẽ như vậy . Các sao sáng nhât của chòm có cấp sao 3. sao a Capricorni bằng mắt thường có thể phân biệt được là sao đôi. Cả chòm có khoảng 50 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Quạ (Corvus) tiếng Hán: Điều Nha. Chòm sao nhỏ hình tứ giác ở phía nam chòm Trinh Nữ, phía bắc chòm Rắn Biển. Người Babilon xưa kia đã xem nó là chim thần Andut đã đánh cắp các lá số ở vị thần tối cao Enlilow, sao đ Corvi là sao đôi nhìn thấy được và rất đẹp. Cả chòm chỉ có khoảng 15 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Rắn (Serpens) tiếng Hán: Cự Xà. Chòm sao đặc biệt gồm2 phần tách rời nhau: đầu Rắn ( Serpens Caput) ở bán cầu bắc và đuôi rắn( Serpens Cauda) ở bán bán cầu nam, nên có sách đã coi là 2 chòm sao. Đây là con rắn nằm trong tay Xà Phu và trước kia là một phần của chòm Xà Phu. Đầu rắn ở phía tây bắc Xà Phu, đuôi rắn ở phía đông nam.
    Ở cuối đuôi rắn có ngôi sao đôi 0 Serpentis cấp 4. Hai sao thành phần của nó có màu trắng giống nhau, cách nhau 22' và có thể nhìn thấy bằng ống nhòm tốt. Ở phần đuôi răn còn có tinh vân Đại Bàng (Eagle), mã số M16. Đây là tinh vân có độ sáng yếu (phải nhìn qua kính viễn vọng) cách ta 5500 năm ánh sáng, do nhà thiên văn Pháp De Chéseaux phát hiện năm 1746. Ở phần đầu rắn, cách xích đạo khoảng 3 độ về phía bắc và cách sao a Serpentis khoảng 7 độ về phía tây nam, có thể tìm thấy quần sao cầu M5 có cấp sao 7. Cả chòm có khoảng 60 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Rồng (Draco) tiếng hán: thiên long. Chòm sao dài nhưng không sáng lắm, cuộn quanh chòm Gấu Nhỏ từ ba phía. Thần thoại Hy Lạp kể rằng đây là con rông Ladon canh cây vàng trường xuân. Để lấy táo trường xuân này, Heraclex đã giết con rồng.
    Sao a Draconis tức sao Thuban đã là sao Bắc Cực từ năm 3700 đến 1500 trước công nguyên. Đó là một sao màu trắng, chói sáng hơn mặt trời khoảng 90 lần, có cấp sao 3,6 và ở cách trái đất 230 năm ánh sáng. Chòm sao này có khoảng 80 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Ruồi (Musca) tiếng Hán: Thương Nhặng. Chòm sao nhỏ nhưng khá đẹp trên dải Ngân Hà, ở phía nam chòm Chữ Thập Nam. Được Bayec và Halay đưa vào bản đồ sao. Lúc đầu còn có tên là Con Ong ( Apis). Trước đây ở bán cầu bắc, trong bản đồ của heveli cũng có chòm Con Ruồi , nằm ở phía đông nam Chòm tam giác, sau được nhập vào chòm Con trâu. Chòm sao có khoảng 30 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Thỏ (Lepus) tiếng Hán : Thiên Thố. Chòm sao cổ nhưng ko rõ lai lịch. Aratot:" Con thỏ hết ngày này sang ngày khác quẩn quanh chân Thợ Săn chỉ sợ bị săn đuổi. Thế nhưng Sirius vẫn bám theo dẫu vết của nó, không rời một bước". Sao đỏ R Leporis khá thú vị. Nhà thiên văn người Anh Giôn Rutxen Hainodo đã mô tả nó là "một giọt máu trên nên đen" vào năm 1845. Đây là sao biến quang, có chu kì 432,5 ngày và độ sáng thay đổi từ cấp 5,9 đến 10,5. Chòm sao có khoảng 40 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Con Trâu (Taurus) tiếng hán: Kim Ngưu. Chòm sao Hoàng đạo mùa đông nằm ở phía tây bắc chòm thợ săn. Theo thần thoại thì taurus là con bò đực trắng mà thần Dớt nhờ bắt cóc con gái vua xứ Pheenixi là Orop. Chính nàng Owrrop đã cưỡi con bò này vượt biển tới đảo Cret.
    Ngôi sao màu đỏ da cam a Tauri thương được coi là sao Mắt Bò. Tên gọi của nó là Aldebaran, gốc arap nghĩa là "bám theo sau", vì trên trời nó dịch chuyển theo cụm sao Tua Rua(Pleiades), thường gọi là sao Rua, một quần sao mở tuyệt đẹp mà con mắt thường có thể nhận ra 6 đến 7 ngôi sao. 7 ngôi mang tên 7 cô con gái của người khổng lồ Atlat và nàng Pleion: Alcyone, Asterope, Electra, Celaeno, Maia, Merope và Taygeta, trong đó Alcyone là ngôi sao sáng nhất (cấp 3). Merope mờ nhất được coi là xấu hổ trốn mặt vì yêu người trần, Tua Rua cách chúng ta 420 năm ánh sáng, có đường kính khoảng 15 năm ánh sáng.
    Cả chòm con trâu có khoảng 125 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Cung Thủ (Sagitarius) tiếng Hán: Nhân Mã hoặc Cung thủ. Chòm sao Hoàng đạo có hình tượng trưng là một con nhân mã giương cung tên nhắm vào con mắt Bọ Cạp ở bên cạnh . Thần thoại Hy Lạp gắn chòm sao này với con nhân mã Crotot nổi tiếng là tay đi săn có hạng.
    Trước hết cần lưu y về tên gọi: tuy có hình Nhân Mã, nhưng tên gọi của nó trong ngôn ngữ châu âu có nghĩa là người bắn cung, còn một chòm sao khác ở bán cầu nam mới thực sự có tên gọi là Nhân Mã (Centaurus). Nhưng từ trước đến nay, hầu hết các sách của Trung Quốc , Việt Nam theo nhau gọi chòm sao này là Nhân Mã, còn chòm sao đúng tên thì gọi là Bán Nhân Mã. Vì vậy cần tránh nhầm lẫn hai chòm Nhân Mã (Centaurus) và chòm Cung Thủ (Sagitarius).
    Tâm Thiên Hà chúng ta nằm ở hướng chòm sao Cung Thủ, bị che lấp với chúng ta bởi bụi giữa các sao. Tâm thiên Hà được đánh dẫu bằng nguồn phát xạ vô tuyến Cung Thủ A (Sagiturius A). Trong chòm sao này có nhiều quần sao, các tinh vân sáng và tối. Như M22(NGC 6656), tinh vân Đầm Phá (Lagoon) với mã số M8(NGC 6523), tinh vân Bộ Ba M20, mây lớn thiên hà M24 trải ra hơn 1 độ.
    Chòm Cung thủ có khoảng 115 sao sáng tối thiểu đến caasp6, trong đó sao sáng nhất là Kaus Australis (e Sgr) và Nunki (o Sgr).

    thienvanbachkhoa.org

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    -Dao Khắc (Caelum) tiếng Hán: điêu cụ. Dụng cụ "điêu khắc" này được Lacai đem lên trời nam. Các sao ở đây tương đối mờ, chỉ có khokangr 10 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Dũng Sĩ ( Perseus) tiếng Hán: Anh Tiên[IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]hỏng theo nhân vật anh hùng Pecxe trong thần thoại Hy Lạp. Pecxe là con trai thần Dớt và Danae. Chàng đã chặt đầu, giết chết Meduda (quái vật hình phụ nữ có cánh và có mái tóc của những con rắn), cứu được tiên nữ Andromeda. Chòm sao này nằm trên dải Ngân Hà, ở phía đông chòm sao Tiên Nữ, được nhìn thấy vào các đêm mùa đông. Có khoảng 90 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    Sao biến quang che khuất Algol (B Per), gốc Arap là Sao Quỷ (Demon Star) là một ngôi sao đặc sắc. Nó được xem là con mắt của Meduda. Đây là một hệ phức tạp gồm ba hoặc 4 sao, tron đó có hai sao che khuất nhau theo chu kì 2,87 ngày; vào những lúc đó thì độ sáng của sao giảm từ cấp 2 đến 3. Hiện tượng che khuất được giáo sư Gieminiano Montanari ở Ý phát hiện ra đầu tiên vào 8-11-1670. Sao Mifak (a Per) nằm ở vai phải Pecxe. Trên đầu pecxe còn có các quần sao đôi nổi tiếng n và x.
    -Đại Bàng (Aquila) , tiếng hán: thiên ưng. Từ 5000 năm về trước người Sume đã họi đây là chòm Đại Bàng. Người Hy Lạp coi đây là con đại bàng do thần Dớt phải đi bắt hoàng tử đẹp trai Ganymet đưa lên núi Olimpo. Theo một giả thuyết khác của thần thoại thì chính thần Dớt đã biến thành Đại Bàng. Con đại bàng nằm ở nhánh tây sông Ngân. Ba ngôi sao sáng ở cổ , lưng và vai trái Đại Bàng gần như thẳng hàng.
    Hai ngôi sao ở đuổi nằm ở nhánh phía tây sông Ngân.
    Ngôi sao sáng nhất là Altair, theo tiếng Arap nghĩa là “chim kền kền bay”. Theo thần thoại Trung Quốc thì đây là ngôi sao Ngưu Lang chỉ gặp đc sao Chức Nữ bên kia sông Ngân vào tháng 7 hàng năm ( xem chòm cây đàn.) cách Altair 7 độ về phía nam có chòm sao biến quang xêpheit cổ điển n Aquilae thay đổi độ sáng từ cấp 3,69 đến 4,40 với chu kì 7,2 ngày.
    Chòm sao có khoảng 70 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Đàn Tế (Ara) , tên tiếng Hán: Tế Đài hoặc Thiên Đài. Một trong những chòm sao cổ nhất bầu trời nam ở dưới cái đuôi Bọ Cạp. Nhiều ngôi sao của chòm nằm trên Ngân Hà. Người Sume đã gọi đây là chòm Đàn Tế Lửa cổ xưa, còn Ptoleme lại gọi là Cái Bình Hương. Có khoảng 30 sao sáng tối thiểu đến cấp 6, sao sáng nhất có cấp 2,8.
    -Điêu Khắc (Sculptor) tiếng Hán: Ngọc Phu. Do Lacai đã đặt tên chòm sao này dưới tên Xưởng Điêu Khắc (Aparatus Sculptoris) sau này rút gọn thành Nhà Điêu Khắc (Sculptor). Cực nam của thiên hà chúng ta nằm ở đây. Trong chòm này có khoảng 30 sao sáng tối thiểu đến cấp6.
    -Đôi Cá (Pisces) , tiếng hán: Song Ngư. Chòm sao hoàng đạo nằm giữa hai chòm cái bình và con cừu, có hình 2 con cá quấn đuôi vào nhau.Vòng tròn Nhỏ (Cirlet) là vòng tròn các sao ở đầu con cá phía tây (nằm giữa hai chòm Ngựa Bay và con cá phía bắc (ở dưới chòm tiên nữ). Chòm đôi cá có điểm xuân phân, là giao điểm của Hoàng đạo với Xích đạo (mặt trời cắt xích đạo ở điểm này vào ngày 21/12 tháng ba hàng năm và được chọn là gốc của xích kinh (0h0m0s). Có khoảng 75 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Đồng Hồ (Horologium) , tiếng Hán :Thời Chung . Chòm sao trời nam do Lacai đặt tên, ở phía nam chòm Sông Cái, dưới dạng một dải dài và hẹp ( xích kinh từ 2h12m đến 4h18m, xích vĩ từ 39,8 đến -76,2 độ ). Có khoảng 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Đuôi Thuyền (Puppis) , tiếng Hán: Thuyền Vĩ. Chòm sao trời nam, được tách ra từ chòm Thuyền Lơn Argo xưa kia.Một phần nằm trên Ngân Hà. Có khoảng 140 sao sáng tối thiểu đến cấo 6, trong đó có nhiều sao thú vị: sao biến quang che khuất V Puppis, có cấp sao thay đổi từ 4,74 – 5,25 với chu kì 1,45 ngày.
    -Gấu Lớn (Ursa Major) tiếng hán: Đại Hùng . Chòm sao lớn phương mà 7 ngôi sao sáng xếp thành hình cái gàu hoặc cái ghế. Đây là chòm sao lớn thứ ba trên bầu trời.
    Thần thoại Hy Lạp kể rằng thần Dớt đã phải lòng nữ thần Calixto, nên nữ thần Hera nổi ghen và biến Calixto thành gấu cái. Thần Hera còn bày đặt để cho Accat, con trai của Calixto khi đi săn gặp con gấu cái này. Do ko biết là mẹ của mình, Calixto giương cung toan bắn. Thế là thần Dớt vội vàng đem con gấu lên trời để cứu người tình; đó chính là gấu lớn bây giờ.
    Các dân tộc khác lại có các truyền thuyết khác về chòm sao này: một số dân tộc phương Bắc nước Nga coi đây là con nai chạy trốn các tay thợ săn đã leo lên trời, còn người extonia thì xem đây là cái xe do con sói và bò thiến kéo mà thần dớt đã đặt lên trời.
    Cả 7 ngôi sao đều có tên riêng, có kí hiệu chữ cái Hy Lạp ở đây lại không theo quy tắc độ sáng giảm dần, mà theo thứ tự từ xoong đến cán: sao Dubhe tức a Uma (con gấu);sao Merak(eo lưng); sao Phecdda (cái dùi);sao Megrez(phần bắt đầu cái đuôi); sao Alioth;sao Mizar (băng quấn trên dùi); sao Alkaid, hoặc Benetnash (Dao quang). Tất cả các sao đều có cấp sao từ 2-3. Mizar là sao đôi vật lí đầu tiên được Galile phát hiện năm 1620, nhưng có khoảng cách góc giữa hai sao rất bé.
    Bên cạnh Mizar, con mắt tinh tường còn có thể nhận ra một ngôi sao cấp 4 có tên gọi là Alcor(Nhỏ mọn). Mizar và Alcor tạo thành sao đôi quang, tức là có vẻ sát nhau nhưng thật ra là rất xa nhau.
    Vào đầu tối mùa xuân, chòm Gấu Lớn xuất hiện ở hướng bắc, rồi đến tháng 5,6 nó lên cao trên trời, rồi sau đó mọc muộn và chuyển dần về hướng tây bắc. Nếu kéo dài đoạn nối a và b khoảng 5 lần nữa tính từ sao a thì gặp sao Bắc Cực.
    Nhóm 5 sao cái xoong (trừ a và n) tạo thành một nhóm thống nhất trong không gian và di chuyển khá nhanh trên bầu trời; do đó khoảng một vạn năm tới, cái xông sẽ thay đổi rõ rệt .
    Toàn bộ chòm có khoảng 125 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Gấu Nhỏ (Ursa Minor) tiếng hán: Tiểu Hùng. Theo thần thoại, thần dớt đã biến con chó yêu của mình thành con gấu nhỏ. Chòm sao này được gọi là gáo nhỏ. Ngôi sao cuối cùng ở cán gáo là sao Bắc Cực (cấp 2) ở cách thiên cực bắc chưa đến 1 độ. Vào năm 2102 sao bắc cực sẽ đến gần thiên cực bắc nhất, chỉ cách 0,5 độ. Thời cổ, người Arap đã gọi sao Bắc Cực là con dê nhỏ, còn sao B được họ gọi là Kochab, nghĩa là sao bắc cực; từ năm 1500 trước công nguyên đến 300 năm sau công nguyên, nó ở gần thiên cực nhất. Cả chòm có khoảng 20 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Họa Sĩ (Pictor) , tiếng hán: Họa Gia. Chòm sao còn có tên khác là Giá vẽ (Equuleus Pictoris), là tên ban đâu do nhà thiên văn Pháp Laica đặt cho vào thế kỉ 18. Đó là chòm sao nhỏ và mờ nên ít có trên bản đồ sao cỡ nhỏ. Nó nằm ở phía na các chòm Bồ Câu và Sống Thuyền, với xích kinh từ 4h32m đến 6h51m và xích vĩ từ -53,1 đến -64,1 độ. Có khoảng 30 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.
    -Hươu Cao Cổ (Camelopardalis) tiếng hán : Lộc Báo. Chòm sao do Bacchut đặt tên và xuất hiện đầu tiên trong danh mục sao của Heveli (1960). Chòm sao lớn nhưng mờ nhạt, kéo dài từ các chòm Dũng Sĩ, Ngự Phu qua Linh Miêu đến chòm Gấu Nhỏ. Có khoảng 50 sao sáng tối thiểu đến cấp 6.

    thienvanbachkhoa.org

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    bài viết rất hay, bạn có tài liệu nào nói về các chòm sao theo tên Phương Đông ( cụ thể là Trung quốc) không, vì thình thoảng mình đọc các bản dịch của trung quốc thì nó nhắc nhiều đến những chòm sao như là Ngưu Lang Chức Nữ, Bát tiên v v... nhưng không bết nó ở đâu

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    lúc nhìn lên chòm bọ cạp, thấy ở dưới quê các cụ ai cũng bảo là thần nông, chắc ở VN ko nhìn đc 2 cái càng đâm ra nó thành cái cày [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]
    cái này tớ tự suy [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đây là bài viết nói về thiên văn cổ phương Đông trên diễn đàn Lý số việt nam. Hi vọng sẽ có ích cho bạn [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    http://www.lyso.vn/diendan/viewtopic.php?f=12&t=14779

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bài viết của bạn khá là hay! Mình sẽ bổ sung thêm cho bạn???
    Lại nói về chòm sao Bắc Đẩu mình cũng có một số thông tin :
    Chòm sao Đại Hùng:
    Tên gọi : Chòm Đại Hùng.
    Tượng sao : Bắc Đẩu thất tinh
    Thời gian quan sát tốt nhất : Tháng 3;4;5.

    ĐẠI HÙNG là chòm sao sáng nhất ở phương Bắc , do 7 ngôi sao sáng hợp thành , trông như cái gáo múc nước , người Trung Quốc cổ đặt tên nó là sao Bắc Đẩu.Xung quanh nó không có ngôi sao nào sáng bằng, cho nên rất dễ nhận ra. Người Trung Quốc xưa đặt tên cho 7 ngôi sao của chòm Đại Hùng, tính từ phía tây bắc là : Thiên Khu; Thiên Toàn ; Thiên Cơ ;Thiên Quyền; Thiên Vệ; Thiên Dương và Dao Quang.
    Bảy sao Bắc Đẩu quan trọng vì nó rất sáng và giúp ta nhận biết sao Bắc Cực ở chính Bắc. Từ sao Thiên Khu kẻ một đường thẳng ra phía ngoài với độ dài gấp 5 lần khoảng cách giữa sao Thiên Khu và sao Thiên Toàn, sẽ đến sao Bắc Cực.Đây là hướng chính Bắc, hơn nữa , vị trí sao này quanh năm không thay đổi.Tìm được hướng chính bắc rồi sẽ tìm được 3 hướng còn lại.
    Sao Bắc Đẩu di chuyển phương hướng trong 4 mùa.
    Cổ nhân đã sớm biết điều này . Trong một cuốn sách của Hạt Quán Tử có viết:
    "Cán gáo chỉ về hướng đông, dưới gầm trời là mùa xuân; cán gáo chỉ về hướng nam thiên hạ là mùa hè ; cán gáo chỉ về hướng tây, thiên hạ là mùa thu;cán gáo chỉ về hướng bắc , thiên hạ là mùa đông"
    Biết được sao Bắc Đẩu sẽ rất có lợi vì theo hướng chỉ của cán gáo , sẽ dễ dàng nhận biết các sao khác .


    Trích dẫn Gửi bởi carneycat
    bài viết rất hay, bạn có tài liệu nào nói về các chòm sao theo tên Phương Đông ( cụ thể là Trung quốc) không, vì thình thoảng mình đọc các bản dịch của trung quốc thì nó nhắc nhiều đến những chòm sao như là Ngưu Lang Chức Nữ, Bát tiên v v... nhưng không bết nó ở đâu
    Bạn có thể dựa vào chòm sao Vũ Tiên ( Hercules) cũng được! Bạn chỉ cần nhìn về hướng đông của chòm sao này sẽ thấy sao Chức Nữ .Xung quanh sao Chức Nữ có 4 ngôi sao nhỏ như một hình tứ giác ý.Chức Nữ cùng với 4 ngôi sao ấy sẽ tạo thành chòm sao Thiên Cầm, mà Chức Nữ là chủ tinh. Bốn ngôi sao kia truyền thuyết bảo là chiếc khung cửi của Chức Nữ.(Chức Nữ: nười phụ nữ dệt cửi), dùng nó để dệt lên các ráng mây trên trời.Còn đúng ra là dệt vải thôi!
    Từ Chức Nữ nhìn về phía đông nam sẽ thấy một ngôi sao rất sáng , chính là Ngưu Lang (người chăn châu) ; bên cạnh có hai ngôi sao hơi mờ hơn tí(Tương truyền đó là hai đứa con của Ngưu Lang và Chức Nữ). Ba ngôi sao đó hợp thành chòm sao Thiên Ưng do Ngưu Lang là chủ tinh.
    Còn nếu vẫn chưa xác định được thì xem video clip bầu trời sao tháng 6 bên HAAC ý

    Còn Bát Tiên nó là cái gì thì mình cũng chịu! Vì chưa nghe thấy bao giờ!Hì!!!!


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Khi bé nhà bạn là nam mà bạn cho bé chơi trò chơi như búp bế
    Bởi hoalantoda trong diễn đàn Tên lửa, vệ tinh
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 29-11-2017, 02:59 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-09-2017, 06:22 AM
  3. Những nhà thiên văn gốc Việt thành danh trên thế giới
    Bởi trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 31-01-2017, 04:48 AM
  4. Bức ảnh thiên văn ngày: 27/01/2014 - Cuộc chiến của Rồng trong chòm sao Ara
    Bởi newbiess trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-01-2014, 09:02 AM
  5. Đơn vị đo lường trong thiên văn học
    Bởi trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 16-10-2010, 12:16 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •