Trong 25 năm qua, kính thiên văn không gian Hubble chụp rất nhiều ảnh độc nhất vô nhị, giúp con người hiểu rõ hơn về không gian bao la.



Ngày 24/4/1990, tàu con thoi Discovery đưa Hubble vào không gian từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) gọi nó là bước tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn học. Hubble giúp nhân loại quan sát vũ trụ bao la một cách chi tiết và rõ nét hơn.




Quỹ đạo của Hubble cách trái đất khoảng 610 km. Nó sở hữu hệ thống máy tính cùng gương thu ánh sáng có đường kính 2,4 m. Khả năng quan sát của kính trở nên hoàn hảo hơn vì nó không chịu ảnh hưởng của khí quyển trái đất. Kính có thể quan sát những thiên thể cách địa cầu 12 tỷ năm ánh sáng.




Kính thiên văn Hubble cho chúng ta hình ảnh rõ nét về hành tinh láng giềng sao Hỏa. Bức ảnh do kính chụp vào năm 2003, khi Hỏa tinh và trái đất di chuyển tới điểm gần nhau nhất trong 60.000 năm. Khoảng cách giữa hai hành tinh là 400 triệu km.




Vệ tinh Ganymede của sao Mộc. Nó là vệ tinh lớn nhất của các hành tinh trong hệ Mặt Trời với đường kính lớn hơn sao Thủy.




Vòng tròn khổng lồ quanh sao Thổ trong ảnh do Hubble chụp vào năm 2004.




Orion là tinh vân thuộc Vành đai Orion, cách trái đất 1.500 năm ánh sáng. Đây là một trong những tinh vân sáng và rõ nhất nếu con người nhìn từ trái đất. Chúng ta có thể quan sát nó bằng mắt thường.




"Đầu ngựa" là tên của một tinh vân có hình dạng giống đầu một con ngựa đang vươn tới những vì sao. Nó nằm cách trái đất 1.600 năm ánh sáng. Hubble chụp nó bằng camera hồng ngoại.




Tinh vân Mắt mèo là tập hợp những loại khí thoát ra từ một ngôi sao đang chết. Theo tính toán của giới thiên văn, tinh vân đã tồn tại khoảng 1.000 năm. Nó nằm trong chòm sao Draco, cách địa cầu khoảng 3.000 năm ánh sáng.




"Con bướm" là tinh vân có “đôi cánh” trải khắp thiên hà. Nó gồm những đám mây khí thoát ra từ hai phía của một ngôi sao đang chết. Chúng lao vào không gian với vận tốc 1 triệu km/h. Tinh vân nằm trong chòm sao Scorpius, cách trái đất 3.800 năm ánh sáng.




Các nhà thiên văn kết hợp những bức ảnh do Hubble chụp năm 2014 để tạo nên ảnh toàn cảnh về “Các cột tạo hóa” (Pillars of Creation) với chiều dài tới 5 năm ánh sáng. Nó là một phần nhỏ của tinh vân Đại bàng, cách trái đất 6.500 năm ánh sáng.




Tinh vân khổng lồ trong chòm sao Carina, cách trái đất 7.500 năm ánh sáng. Là một trong những tinh vân lớn nhất và sáng nhất mà con người phát hiện, nó là vườn ươm lý tưởng cho những ngôi sao mới. Các nhà thiên văn cũng phát hiện những ngôi sao lớn gấp 50 tới 100 lần mặt trời ở đây. Eta Carinae, ngôi sao sáng nhất và lớn nhất trong dải Ngân Hà, cũng thuộc tinh vân này.




"Hàng xóm" gần nhất của dải Ngân Hà, thiên hà Andromeda. Chúng ta có thể thấy nó bằng mắt thường trong những đêm trời quang. Andromeda trải rộng trong không gian có chiều dài khoảng 4 tỷ năm ánh sáng. Nó cách trái đất 2,5 triệu năm ánh sáng.




Thiên hà Cigar cách trái đất 12 triệu năm ánh sáng.




Sombrero là một trong những thiên hà phát quang mạnh nhất trong vũ trụ mà con người quan sát. Nó giống phần vành của mũ Mexico và cách trái đất 28 triệu năm ánh sáng.




Nhóm thiên hà cách trái đất 290 triệu năm ánh sáng.




Năm 2004, các nhà khoa học công bố bức ảnh mà họ coi là chân dung lâu đời nhất của vũ trụ. Khoảng 10.000 thiên hà, bao gồm những thiên hà xuất hiện sau vụ nổ Big Bang, xuất hiện trong ảnh. Hubble khá giống cỗ máy thời gian vì nó có thể quan sát sự kiện xảy ra trong quá khứ ở những thiên hà xa xôi. Nếu một thiên hà nằm cách trái đất một tỷ năm ánh sáng, những sự kiện Hubble đang thấy đã xảy ra từ một tỷ năm trước.