Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    in the neubula’s central light-year Cái này có thể dịch là trong nhiều năm ánh sáng ở bên trong trung tâm của tinh vân.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Các vệ tinh của NASA tìm thấy những đột biến năng lượng cao trong tinh vân Crab vốn vẫn được xem là “bất biến”


    Vốn vẫn được xem là nguồn năng lượng cao ổn định nhất trên bầu trời, tinh vân Crab vừa trải qua một một đợt giảm cường độ phát xạ tia X – khoảng 7% trong vòng 2 năm.
    Dữ liệu được tổng hợp từ một vài vệ tinh của NASA đã gây sửng sốt cho các nhà thiên văn khi khám phát những thay đổi bất thường từ tinh vân Crab (M1), một tinh vân được xem là có nguồn năng lượng cao ổn định nhất trong bầu trời đêm.
    Tại Hội Thảo của Hội Thiên Văn Mỹ - The American Astronimical Society, diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 1 năm 2011 tại Seattle – Washington, vào ngày hôm qua, thứ tư 12/1, Colleen Wilson-Hodge, một nhà thiên văn vật lý tại Trung Tâm Không Gian Vũ Trụ Marshall của NASA đặt tại Huntsville – Alabama, đã trình bày những nghiên cứu của mình và cho biêt: “Trong suốt 40 năm, các nhà thiên văn vẫn coi Crab như một ngón nến tiêu chuẩn của bầu trời và giờ đây, lần đầu tiên chúng ta thấy được rõ nét ngọn nến của chúng ta đang thay đổi lung linh ở mức độ như thế nào”
    Tinh vân Crab là tàn dư của một vụ nổ sao năm 1054. Nó là một trong các đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất trên bầu trời. Tại trung tâm đám mây khí của vụ nổ là lõi ngôi sao gốc còn sót lại, một sao neutron siêu đậm đặc quay với tốc độ 30 vòng/giây. Toàn bộ năng lượng cao phát ra từ Crab được cho là do các quá trình vật lý cung cấp vào trong chuyển động quay này.
    Trong nhiều thập kỷ, các nhà thiên văn vẫn coi việc phát xạ tia X của Crab là rất ổn định và họ sử dụng chúng để như một dụng cụ hiệu chuẩn trong không gian. Các nhà thiên văn cũng mô tả sự phát xạ của các nguồn năng lượng cao khác như một lẽ thông thường bằng đơn vị “millicrab”
    Một thành viên trong nhóm, Mike Cherry tại Đại Học Luisiana State tại Baton Rouge cho biết: “Tinh vân Crab là một nền móng (cornerstone) của vật lý thiên văn về năng lượng, và nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng cơ sở của chúng ta có hiện tượng bị lung lay”. Câu chuyện được bộ lộ khi Charry và Cary Case, cũng thuộc Đại Học Luisiana State, đã lần đầu tiên chú ý tới sự mờ nhạt của Crab trong các quan sát của mình trên thiết bị theo dõi chùm tia Gamma - GBM (Gamma-ray Burst Monitor) đặt dọc theo kính viễn vọng không gian Fermi tia Gamma của NASA (Fermi Gamma-ray Space Telescope).
    Sau đó nhóm nghiên cứu đã phân tích các quan sát thấy được về đối tượng trên GBM từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2010 và đã phát hiện sự suy giảm diễn ra đều đặn ngoài dự kiến ở mức vài phần trăm trong bốn vùng năng lượng cao của tia X "cứng" từ 12.000 đến 15.000 electron volt (eV). Để so sánh, ánh sáng nhìn thấy có năng lượng nằm giữa 2 và 3 eV.
    Với sự ổn định của Crab đã được thiết lập rất tốt trước đó, các nhà khoa học đã cần chứng tỏ rằng sự suy giảm của Crab là có thật và sự suy giảm đó không phải đến từ các thiết bị đo đạc được kết hợp với GBM. Wilson-Hodge phát biểu: “Nếu như chỉ có một thiết bị vệ tinh báo cáo về điều này thì sẽ không ai tin vào nó”.
    Do vậy nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các quan sát trên tia X cung cấp bởi hệ thống (fleet) các các vệ tinh hiện tại đang bay trên trên quỹ đạo: Rossi X-Ray Timing Expolore (RXTE) và Swift của NASA, International Gamma-Ray Astrophysics Laboratory (INTEGRAL) của European Space Agency. Các kết quả xác nhận sự suy giảm cường độ là có thật và khoảng 7% năng lượng nằm trong vùng năng lượng 15.000 đến 50.000 eV trong vòng 2 năm. Chúng cũng cho thấy từ năm 1999 Crab đã sáng lên và mờ đi một lượng khoảng 3,5%.
    Các nhà khoa học nói rằng các nhà thiên văn sẽ cần tìm những phương pháp mới để hiệu chỉnh các dụng cụ trong các con tàu không gian và tìm ra những ảnh hưởng có thể do sự thay đổi của Crab trong quá khứ.
    Một thiết bị khác của Fermi, Kính Thiên Văn Khu Vực Rộng – Large Area Telescope, cũng đã phát hiện được những điểm lóe sáng chưa từng thấy ở Crab, nó cho thấy rằng Crab đang có những thay đổi bất ngờ với năng lượng cao hơn tại những điểm đó.
    Năng lượng của tinh vân đến từ ngôi sao neutron trung tâm, ngôi sao này cũng có thể là một pulsar phát các xung vô tuyến và tia X rất nhanh và đều đặn. Sự phát ra các xung này không biểu lộ sự thay đổi kết hợp với suy giảm do vậy nó không thể là một nguồn phát. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ rằng sự thay đổi trong một thời gian dài có lẽ xuất hiện in the neubula’s central light-year (cái này nữa, không bít cái danh từ light-year ở đấy có nghĩa gì hix…), tuy nhiên để biết chắc chắn về điều này sẽ cần các quan sát với các kính viễn vọng trong tương lai.
    Khu vực này bị chi phối bởi 4 cấu trúc năng lượng cao: một nguồn phát tia X; một luồng các hạt cơ bản chuyển động với tốc độ gần vận tốc ánh sáng, gọi là một “luồng gió pulsar – pulsar wind”; một đĩa gom các hạt, nơi luồng gió kết thúc; và một tấm va chạm để làm chậm đột ngột luồng gió.
    “Môi trường này bị chi phối bởi từ trường của pulsar mà chúng tôi đang nghi ngờ nó là nguồn ngốc của sự bất định”, Roger Blandford đã nói vậy, ông là người chỉ đạo các hoạt động về Thiên văn vật thể và Vũ trụ học tại Học viện Kavli, đồng thời cũng làm việc tại Phòng Thí Nghiệm Gia Tốc Quốc Gia và Đại Học Standford. Ông cũng cho biết “Sự thay đổi của tia X có thể liên quan đến sự sắp xếp lại của từ trường, nhưng chỗ nào xảy ra điều đó thì lại là một bí ẩn”
    Tinh vân Crab là một tàn dư còn sót lại của một vụ nổ siêu sao mới cách chúng ta 6.500 năm ánh sáng thuộc chòm sao Taurus (Con Trâu Dê Già - Zues).

    <object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/em1FDGsGCeM">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/em1FDGsGCeM">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>

    Đăng tin ngày 13/1/2011 từ Trung Tâm Hàng Không Vũ Trụ Marshall, Huntsville, Alabama
    Theo tin từ astronomy.com
    Người dịch: Fallingstars - HAS

    [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  4. #4
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi fallingstars
    Tinh vân Crab là tàn dư của một vụ nổ sao cách chúng ta 1054 năm ánh sáng.
    Tinh vân nổ vào năm 1054 và cách chúng ta khoảng 6.500 năm ánh sáng anh ạ.


    Trích dẫn Gửi bởi fallingstars
    ...và thấy rằng một sự suy giảm năng lượng tia X vài phần trăm trăm (cái đoạn chữ màu đỏ mỉnh không hiểu ý nó viết là gì – mong mọi người bổ sung - and found an unexpected but steady decline of several percent at four different “hard” X-ray energies)
    Em nghĩ cái này cứ dịch theo đúng những gì nó viết: và nhận ra một điều không ngờ tới: năng lượng của tia X "cứng" giảm đều tới 4%
    Có lẽ nhóm từ "several percent at four" vào một cụm và "different “hard” X-ray energies" vào cụm khác để nhấn mạnh rằng năng lượng của tia X cứng bị thay đổi đến 4% (at four).
    Tia X cứng: Là tia X có bước sóng ngắn (1-20Å; 1Å = 10^(-10) met)

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    mà sao lại gọi nó là tinh vân con cua nhỉ . Nhìn chả ra cái gì

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vodoitienboi
    mà sao lại gọi nó là tinh vân con cua nhỉ . Nhìn chả ra cái gì
    Gián mắt vào cái mai của con cua thỉ chẳng thấy nó không giống. Search trên Google mà xem, không những thấy được 8 cẳng 2 càng của nó mà còn thấy một đàn cua đang bò.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 20-06-2017, 08:28 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-09-2016, 03:09 AM
  3. Ẩn tinh và chuẩn tinh
    Bởi sachlanhdao trong diễn đàn Phim, ảnh thiên văn nghiệp dư
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 21-01-2014, 03:36 AM
  4. Tại sao các siêu tân tinh Ia lại được dùng làm " nến chuẩn".
    Bởi seoliving89 trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 10-11-2013, 12:46 PM
  5. Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 16-12-2012, 03:23 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •