Khoang trợ sinh vũ trụ của tư nhân Mĩ Dragon sẽ tiến hành một chuyến bay gần Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhưng việc kết nối giữa chúng không được lên kế hoạch, Vladimir Solovyov, chỉ huy của bên Nga ở trung tâm điều khiển nhiệm vụ ISS phát biểu vào thứ sáu.

Công ti Space Exploration Technologies đặt tại California, được biết đến nhiều hơn với cái tên là SpaceX, trước đó đã thông báo các dự định phóng khoang trợ sinh Dragon lên phòng thí nghiệm quỹ đạo vào ngày 30/11 với sự kết nối lịch sử được dự kiến trong chín ngày sau.

“Trong suốt mấy tháng cuối cùng, SpaceX đã nỗ lực làm việc để chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo của chúng tôi – một nhiệm vụ được thiết kế để chứng tỏ rằng một hệ thống chuyên chở vào vũ trụ phát triển bởi tư nhân có thể vận chuyển hàng hoá tới và từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)”, công ty phát biểu.

“Một chuyến bay bởi Dragon tới ISS mà không cập bến đã được lên lịch ướm thử vào cuối năm nay. Mặc dù vậy, tôi không biết liệu nó sẽ bay hay không”, Solovyov phát biểu.

SpaceX và các công ti khác đã được phân quỹ từ chương trình thương mại đặc biệt của NASA để lo liệu sự cung ứng hàng hoá và năng lực tiềm tàng cho chuyến bay có người lái. SpaceX, được công nhận rộng rãi là vận động viên tiên phong trong nỗ lực này, đã gửi khoang trợ sinh Dragon vào trong quỹ đạo, chứng tỏ rằng cơ sở hạ tầng phóng vào vũ trụ của nó là có thể tin tưởng.

Trước đó Nga nói rằng sẽ không cho phép phương tiện của SpaceX tiếp cận ISS trừ phi tính an toàn của nó được kiểm tra đầy đủ.

“Chúng tôi sẽ không chấp nhận kết nối trừ khi mức độ cần thiết về độ tin cậy và tính an toàn được chứng thực”, Alexei Krasov,chỉ huy của bộ phận về chuyến bay có người lái ở Roscosmos phát biểu. “Cho tới bây giờ chúng tôi không có bằng chứng nào xác nhận tàu vũ trụ này tuân thủ những tiêu chuẩn đã được thừa nhận về độ an toàn của chuyến bay.”


Tác giả: Staff Writers
Nguồn: space-travel.com
Người dịch: Nguyễn Huyền Trang (anneboleyn1994)
CLB Vật Lý & Thiên văn TP Vũng Tàu
http://vatlythienvan.wordpress.com/2...E1%BB%9Bi-iss/

View more random threads: