Một nhóm được chỉ huy bởi các nhà thiên văn học tại Chalmers và Đài thiên văn Onsala vừa phát hiện ra bảy siêu tân tinh chưa từng được biết đến trước đây ở thiên hà cách chúng ta 250 triệu năm ánh sáng. Chưa bao giờ có nhiều siêu tân tinh được khám phá tại cùng thời điểm và trong cùng một dải thiên hà như vậy. Phát hiện này chứng minh được điều mà các nhà thiên văn vẫn luôn tin tưởng: thiên hà nào mà là nhà máy sản xuất nhiều sao nhất của vũ trụ thì cũng là nhà máy sản xuất nhiều siêu tân tinh nhất.
Các nhà thiên văn đã dùng một mạng lưới những kính viễn vọng vô tuyến toàn cầu đặt tại năm nước, bao gồm cả Thụy Điển, để có thể tạo nên những hình ảnh cực kì sắc nét của thiên hà Arp 220. Các nhà khoa học đã quan sát khoảng 40 nguồn sóng vô tuyến tại trung tâm của thiên hà Arp 220. Những nguồn sóng vô tuyến này bị che giấu đằng sau lớp bụi và khí dày đặc và vô hình đối với các kính viễn vọng thông thường. Để khám phá được trạng thái tự nhiên của các nguồn sóng vô tuyến này, họ tiến hành đo các bước sóng khác nhau và quan sát xem chúng thay đổi như thế nào sau vài năm.
"Với tất cả các dữ liệu có được, chúng tôi có thể chắc chắn rằng tất cả bảy nguồn này đều là siêu tân tinh: những ngôi sao đã bùng nổ cách đây 60 năm", Fabien Batejat, tác giả chính của bài báo về công trình khám phá, phát biểu.
Chưa bao giờ có nhiều siêu tân tinh được phát hiện trong cùng một thiên hà đến vậy. Tuy nhiên, con số này phù hợp với tốc độ hình thành sao trong Arp 220.
"Trong Arp 220, chúng tôi thấy nhiều siêu tân tinh hơn trong dải thiên hà của chúng ta. Chúng tôi ước lượng rằng cứ mỗi quý thì một ngôi sao ở Arp 220 lại nổ. Trong khi đó ở Ngân Hà chỉ có duy nhất một siêu tân tinh mỗi thế kỉ", Rodrigo Parra, nhà thiên văn tại Đài quan sát European Southern ở Chile và là một thành viên của nhóm, phát biểu.
John Conway là giáo sư trong lĩnh vực quan sát sóng vô tuyến trong vũ trụ và là phó giám đốc của Đài thiên văn Onsala.
"Arp 220 nổi tiếng với tư cách là địa điểm hình thành sao rất hiệu quả. Giờ đây chúng tôi có thể cho thấy rằng những nhà máy sản xuất sao như thế này cũng là các nhà máy sản xuất siêu tân tinh", ông phát biểu.
Các phép đo sóng vô tuyến cũng giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc cách thức làm sao các sóng vô tuyến này được sinh ra từ các siêu tân tinh và những tàn dư của chúng.
"Các phép đo của chúng tôi chỉ ra rằng từ trường của chính siêu tân tinh là cái tạo nên bức xạ sóng vô tuyến của nó, chứ không phải là từ trường trong thiên hà ở xung quanh chúng", Fabien Batejat nói.
Những kết quả này sẽ được công bố trong ấn phẩm ngày 20 tháng 10 của tạp chí Astrophysical Journal.
Đội nghiên cứu bao gồm Fabien Batejat, Jonh Conway và Rossa Hurley đến từ Đài thiên văn Onsala ở Chalmers, Rodrigo Parra (Đài thiên văn European Southern, ESO, tại Santiago, Chile), Philip Diamond (CSIRO, Sydney, Australia), Colin J. Lonsdale (Đài thiên văn MIT Haystack , USA) và Carol J. Lonsdale (North American Alma Science Center, NRAO, Charlottesville, USA).
Những quan sát trên được thực hiện nhờ những kính viễn vọng thuộc về European VLBI Network (EVN) cùng với Verry Long Baseline Array (VLBA). VLBA là một hệ thống gồm mười kính viễn vọng vô tuyến đặt từ Hawaii đến phố Croix ở U.S. Virgin Islands và được điều khiển bởi Đài thiên văn Vô tuyến Quốc gia.
Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases...0930071705.htm
Người dịch: Đinh Thu Trang
CLB Vật lý & Thiên văn TP Vũng Tàu
http://vatlythienvan.wordpress.com/2...sieu-tan-tinh/
View more random threads:
Căn hộ dự án 389 Dream Home chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng 389 tầm vóc quốc tế sống đẳng cấp môi trường tiện nghi. bán căn hộ 389 Dream Home tầm vóc quốc tế góc view rộng...
Căn hộ 389 Dream Home kênh nhiều...