Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    360
    Các nhà thiên văn học xác định màu sắc của thiên hà Milky Way
    Bởi: Đại học Pittsburgh, Pennsylvania- 12/1/2012
    Cách đo lường màu sắc mới đang giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu được sự phát triển của thiên hà Milky Way và cách nó có liên quan đến các thiên thể khác mà các nhà thiên văn học đang quan sát.


    Tuần này, 1 nhóm các nhà thiên văn học thuộc trường đại học Pittsburgh đã thông báo việc xác định chính xác nhất về màu sắc của thiên hà Milky Way: "một màu trắng tinh khiết, gần như hình ảnh tuyết rơi của mùa xuân mới"

    Trong khi màu sắc là một trong những tài sản quan trọng nhất của các thiên hà mà các nhà thiên văn học nghiên cứu, thực hiện đo đạc đối với Ngân Hà là rất khó khăn khi hệ mặt trời của chúng ta nằm bên trong thiên hà. Vì thế, những đám mây khí và bụi che khuất tất cả nhưng các khu vực gần nhất của thiên hà từ điểm nhìn ngăn không cho các nhà nghiên cứu quan sát 1 cách tổng thể
    "Vấn đề cũng tương tự như việc các định màu sắc của toàn bộ Trái Đất khi mà bạn chỉ có thể nói Pennsylvania trông như thế nào" ông Jeffrey Newman từ Đại học Pittsburgh nói

    Để giải quyết vấn đề này, Newman và Timothy Licquia, cũng từ Đại học Pittsburgh, thực hiện xác định màu sắc của dải Ngân hà bằng cách sử dụng các hình ảnh từ các hình ảnh khác, các thiên hà xa hơn có thể được nhìn thấy rõ ràng hơn. Sloan Digital Sky Survey (SDSS) đã quan sát những thiên hà này, một dự án, trong đó, Pittsburgh đã có một vai trò quan trọng đánh giá các đặc tính chi tiết của gần một triệu thiên hà và đã thu được hình ảnh màu của khoảng một phần tư của bầu trời. Nếu không có các thiết lập của hệ thống các thiên hà đã được nghiên cứu bởi SDSS để so sánh, việc xác định màu sắc chính xác là không thể. Việc đo màu mới giúp các nhà nghiên cứu Pittsburgh hiểu được sự phát triển thiên hà Milky Way và làm thế nào nó có liên quan đến các thiên thể khác mà các nhà thiên văn học đang quan sát.

    "Vấn đề chúng tôi phải đối mặt tương tự với việc xác định khí hậu bên ngoài khi bạn đang ở trong một căn phòng không có cửa sổ." Newman nói. "Bạn không thể thấy những gì đang xảy ra, nhưng bạn có thể xem trực tuyến và tìm tình hình thời tiết hiện tại của 1 nơi nào đó giống nơi mình đang ở ví dụ như sân bay địa phương"

    Nhóm nghiên cứu xác định các thiên hà tương tự như thiên hà Milky Way về vật chất mà có thể xác định chính xác từng thiên hà trong số chúng - đặc biệt là tổng số các ngôi sao và tỷ lệ mà chúng đang tạo ra ngôi sao mới, đều liên quan đến độ sáng và màu sắc của một thiên hà. Ngân hà, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, có thể nằm đâu đó bên trong phạm vi của màu sắc của các đối tượng phù hợp này.

    "Nhờ SDSS, các mẫu thống nhất lớn cần thiết để lựa chọn ra những thiên hà tương tự Ngân Hà đã tồn tại. Chúng tôi chỉ cần nghĩ về ý tưởng cho dự án, và nó khả thi ", Newman nói. Mặc dù nó là một chiếc kính thiên văn tương đối nhỏ, chỉ có đường kính100 inch (2,5 mét) , SDSS là một trong những sản phẩm mang tính khoa học cao nhất trong lịch sử, khả thi hóa hàng ngàn các dự án mới như thế này. "

    Newman mô tả quang phổ tổng thể của ánh sáng từ Ngân Hà là gần với ánh sáng nhìn thấy khi nhìn vào tuyết mùa xuân vào buổi sáng sớm ngay sau khi bình minh. Michael Ramsey từ Đại học Pittsburgh lưu ý rằng tuyết của mùa xuân mới là (tự nhiên) trắng nhất trên trái đất. Nhiều nền văn hóa trên thế giới đã đặt cho Ngân Hà những cái tên liên quan đến sữa - tầm nhìn của con người không nhạy cảm với màu sắc được nhìn thấy trong ánh sáng mờ nhạt, vì vậy ánh sáng khuếch tán của thiên hà vào ban đêm sẽ xuất hiện màu trắng. Sự kết hợp đó đã được chứng minh là thích hợp, đó là màu sắc trung thực của thiên hà Milky Way.

    Các nhà thiên văn học phân chia hầu hết các thiên hà thành hai loại lớn dựa trên màu sắc của chúng - các thiên hà tương đối đỏ hiếm khi hình thành sao và thiên hà màu xanh mà sao vẫn còn được sinh ra. (Ngôi sao sáng nhất có màu xanh, nhưng chúng rất đoản thọ trên quy mô vũ trụ và tắt nhanh chóng.) Các phép đo mới đặt dải Ngân hà ở gần vùng giữa hai nhóm.

    Điều này làm tăng thêm bằng chứng rằng mặc dù Ngân Hà là vẫn còn sản xuất các sao, nó vẫn "đang chết dần", ông Newman nói. "Một vài tỉ năm kể từ bây giờ, thiên hà của chúng ta sẽ là 1 nơi nhàm chán hơn, đầy các ngôi sao tuổi trung niên từ từ sử dụng nhiên liệu của chúng và chết đi, nhưng lại không có bất kỳ ngôi soa mới nào được sinh ra. Cũng sẽ ít thú vị hơn cho các nhà thiên văn học ở các thiên hà khác để quan sát, cánh tay xoắn ốc của dải Ngân hà sẽ mờ dần vào quên lãng khi không còn ngôi sao màu xanh nào cả".

    Dải Ngân hà của màu sắc là cực gần với màu của vũ trụ được đo bởi Ivan Baldry từ Đại học John Moores ở Liverpool, Anh, và các cộng tác viên của ông vào năm 2002, các nhà nghiên cứu này đã đo các màu trung bình của các thiên hà trong vũ trụ địa phương.

    Sự trùng khớp gần gũi này cho thấy rằng theo nhiều cách Ngân Hà là một thiên hà khá điển hình ", Newman nói. "Điều này cũng tán đồng với 'Nguyên tắc Copernic' được chấp nhận lĩnh vực vũ trụ học - cũng giống như Trái Đất không phải là một nơi đặc biệt trong Hệ Măt trời, chúng ta không nên mong đợi rằng đang sống ở một nơi khác thường trong vũ trụ."

    Ánh sáng từ Ngân Hà trùng khớp chặt chẽ với ánh sáng từ một chuẩn tinh D48.4, hoặc một bóng đèn với nhiệt độ màu 4.700-5000K. "Đó là trong phạm vi mắt của chúng ta có thể cảm nhận được là màu trắng - khoảng giữa ánh sáng từ bóng đèn sợi đốt kiểu cũ và chuẩn quang phổ màu trắng của tivi", ông Newman nói.

    Nguồn: http://www.astronomy.com/en/News-Obs...%20Galaxy.aspx

    View more random threads:


  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tóm lại là n màu trắng?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    chuẩn, nó đúng là màu trắng, tưởng nó màu mè lắm người ta mới nghiên cứu, ai ngờ vẫn vậy [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  4. #4
    màu trắng là may rồi, [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] hiền hòa thế mới có sự sống chứ [IMG]images/smilies/11.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Định nghĩa khoa học về lỗ đen trong vũ trụ
    Bởi quangvinh trong diễn đàn Thiên văn vật lý
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 15-09-2017, 01:42 PM
  2. Khoa học giải thích tại sao sao Kim có rất ít núi lửa
    Bởi kieugiangtdd trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-06-2017, 08:12 AM
  3. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 04-01-2014, 11:54 AM
  4. Galileo Galilei- Nhà khoa học vĩ đại
    Bởi huynhtrongbinh1992 trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 19-03-2012, 03:58 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •