Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

    Bức ảnh này được chụp bởi TRạm quan sát hoạt động mặt trời của NASA(SDO) vào 10/3/2012 cho thấy vùng hoạt động tích cực trên mặt trời vùng sáng bên phải.
    Bản quyền: NASA/SDO/AIA
    2 cơn bão mặt trời mới được phun ra từ mặt trời hôm 10/3, phóng ra tia plasma và các hạt mang điện tích vào không gian.
    2 vụ phun trào này đều được xếp vào hạng M trong các cơn bão mặt trời và phát nổ ở bề mặt của mặt trời lần lượt vào 12:27 a.m. Giờ Đông Mỹ (0527 GMT) và 12:44 p.m. Giờ Đông Mỹ (1744 GMT), theo trung tâm hàng không vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, Md.
    Bão mặt trời lần này là vụ dài nhất trong chuỗi các đợt phun trào mạnh mẽ của vùng vết đen mặt trời được gọi là AR1429, vốn đã hoạt động rất mạnh trong tuần này. Vùng hoạt động này đã giải phóng 3 cơn bão mặt trời hạng X rất mạnh.
    Vào thứ 3 (6/3/2012) 2 vụ phun trào hạng X mạnh đã châm ngòi cho cơn bão mặt trời mạnh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây theo các nhà vật lý mặt trời tại TRung tâm dự báo thời tiết không gian. Đây là cơ quan được điều hành bởi Ban quản lý khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) và Dịch vụ thời tiết quốc gia.
    Các nhà khoa hoc thời tiết không gian sử dụng 5 hạng mức- A, B, C, M và X — để xếp hạng bão mặt trời dựa vào độ mạnh và dữ dội của chúng. Hạng A là bão mặt trời thấp nhất trong khi hạng X là vụ phun trào mạnh nhất.
    Bão mặt trời hôm thứ 7 giải phóng sóng plasma và các hạt mang điện gọi là gió mặt trời (coronal mass ejection-CME), vào không gian. Đây là đợt sóng được dự báo rằng sẽ tới trái đất vào 12/3/1012 theo chân đợt gió mặt trời trước gây ra bởi cơn bão mặt trời của tuần này.
    Khi các hạt mang điện đến hành tinh chúng ta, chúng can thiệp vào các vệ tinh viễn thông và thậm chí cả đường dây trên mặt đất. Chúng có thể cũng tạo ra cực quang hay còn gọi là ánh sáng phương bắc (nam) bởi sự va chạm của các hạt mang điện với từ trường của Trái đất.
    Những người quan sát bầu trời tuy đã được mục kích cảnh tượng tuyệt đẹp của ánh sáng, vẫn còn mong muốn được thưởng thức thêm nữa.

    Nguồn: http://www.space.com/14861-solar-fla...un-storms.html

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    em click chuột phải vào ảnh, chọn cái "sao chép URL của ảnh" rồi ở thanh công cụ của bài viết có cái biểu tượng bức ảnh, click vào đó rồi Ctrl+V rồi enter là xong. Khi nào muốn chèn video thi làm tương tự với biểu tượng cuộn phim, hoặc là link web thì copy cái nguồn và paste vào cái hộp khi click vào "chèn liên kết"

  3. #3
    Guest
    Cho em hỏi làm sao chèn ảnh vào nhỉ, chèn vào bài toàn yêu cầu url của web làm em khó chèn quá[IMG]images/smilies/57.gif[/IMG][IMG]images/smilies/57.gif[/IMG][IMG]images/smilies/57.gif[/IMG][IMG]images/smilies/57.gif[/IMG][IMG]images/smilies/57.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Ống phun tên lửa
    Bởi trong diễn đàn Tên lửa - Tàu vũ trụ - Vệ Tinh
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-06-2014, 07:52 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-03-2013, 05:28 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •