Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Được biết đến với cái tên Square Kilometer Array (SKA), chiếc kính thiên văn này được xây dựng với mục đích khám phá vũ trụ, tìm kiếm và nhận dạng các mối nguy hại ngoài hành tinh và mong rằng nó cũng giúp giải đáp câu hỏi của các nhà thiên văn học. Hàng ngàn cơ quan thụ cảm của chiếc kính này với khoảng cách tầm 1 km sẽ được rải khắp một châu lục. Chúng sẽ được chia ra làm năm cánh dạng xoắn ốc như dải ngân hà, bao gồm 3.000 đĩa vệ tinh rộng 50 foot cách vùng trung tâm khoảng 1.860 dặm (3.000 km) – tương đương khoảng cách từ New York đến Albuquerque, N.M.



    Ban điều hành dự án chính thức họp mặt lần đầu vào cuối tháng 1, chính thức đặt bước khởi đầu cho dự án. Họ lên kế hoạch về vị trí đặt “thiết bị siêu mạnh” này, nếu địa điểm là Australia thì các ăng-ten có thể kéo dài cả châu lục. Ngoài ra địa điểm khác đang được xem xét đó là Bắc Mỹ, nhưng nếu đặt chiếc kính thiên văn ở đây thì nó sẽ kéo dài đến những hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương.

    Kính thiên văn quang học chỉ có thể nhìn được một phần của vũ trụ rộng lớn. Tuy vậy, kính thiên văn tần số SKA có thể nhận các tín hiệu tần số radio một cách rõ ràng, ngay cả bụi vũ trụ. Nó sẽ quét bầu trời nhanh gấp 10.000 lần bất kỳ kính thiên văn nào khác, nhạy hơn 50 lần và tốc độ quét cũng nhanh hơn 100 lần bất kì công cụ tái tạo hình ảnh nào hiện nay.



    Một trong số các nhiệm vụ chính của SKA là tìm hiểu xem liệu chúng ta có phải sinh vật sống duy nhất trong vũ trụ. Ở một khía cạnh khác, liệu có sự sống ngoài hành tinh nào trong vũ trụ này có khả năng và ý định tấn công chúng ta hay không?

    SKA sẽ có khả năng tìm ra các sóng vô cùng yếu và tìm kiếm các phân tử phức tạp hơn - miếng ghép của sự sống. Các hành tinh mới nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta đã được khám phá trong các năm gần đây nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân hình thành của chúng.

    Việc tìm kiếm sự truyền tín hiệu bên ngoài bầu khí quyển đã được tiến hành khá lâu nhưng độ nhạy của SKA chính là điểm mạnh nhất. Đây cũng chính là lần đầu tiên chúng ta có khả năng dò ra những tín hiệu yếu như sóng tivi và radar từ các ngôi sao thân cận. Việc quan sát sự truyền tín hiệu nhân tạo từ các hành tinh xung quanh mặt trời sẽ là những đầu mối vô cùng hữu hiệu để tìm ra sự sống ở các hành tinh khác.



    SKA cũng sẽ quan sát cách dải ngân hà tiến hóa và điều tra về bản chất của nguồn năng lượng đen. Bằng cách tạo ra bản đồ phân hóa của khí hydro trong vũ trụ, nó sẽ giúp nghiên cứu sự nở rộng của vũ trụ sau vụ nổ Big Bang. Một bản đồ như vậy cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các dải ngân hà mới.

    Bằng cách nào mà các ngôi sao được hình thành và các hố đen được tạo ra? SKA sẽ lần đầu nghiên cứu cách các ngôi sao và vũ trụ được hình thành tạo nên vũ trụ. Cuộc nghiên cứu này cũng sẽ giúp tìm ra cách hố đên được hình thành từ Kỉ Bóng Tối. Với công cuộc nghiên cứu này, SKA sẽ thách thức cả Einstein, ban điều hành kính quan sát cho rằng nó sẽ thách thức các học thuyết có liên quan và tìm hiểu bản chất của trọng lực.

    Công trình sẽ hoàn thành vào năm 2016 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2024. Đến năm 2019, trước khi việc phân bố chính thức hoàn thiện, đội nghiên cứu mong rằng sẽ đạt được một số thành quả khoa học thú vị. Đương nhiên điều này đồng nghĩa với việc chi phí cho SKA không hề rẻ một chút nào. Trên thực tế nó tiêu tốn khoảng 2,36 tỷ USD.

    Tuy nhiên số tiền đó được sử dụng một cách vô cùng khéo léo khi cung cấp một sức mạnh siêu việt cho hệ thống: Máy chủ của SKA có thể xử lý lượng thông tin ngang 1 tỷ chiếc máy tính bàn và dữ liệu raw mà nó tạo ra chiếm trọn 15 triệu chiếc iPod 64GB mỗi ngày. Các chảo vệ tinh của SKA cũng sẽ tạo nên lượng dữ liệu lớn gấp 10 lần mạng Internet trên toàn thế giới.

    Trên thực tế, điểm khó khăn nhất của thiết kế này là làm sao để có thể chuyển tiếp khối lượng thông tin khổng lồ như vậy ở một khoảng cách vô cùng lớn. Giải pháp được đưa ra: Chỉ cần giăng những sợi dây quang học 2 lần vòng quanh trái đất - khả năng phỏng thủ của Trái Đất sẽ được nâng lên một mức độ hoàn toàn khác.

    Genk

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đọc xong chả hiểu nó giúp gì đến ngày tận thế.=)) Vãi cả giật tít!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    hehe , ý của nó là kính này giúp phát hiện mấy cái thiên thạch , tiểu hành tinh có nguy cơ rồi mình dưới đây tùy cơ ứng biến áh [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Kính thiên văn lớn nhất thế giới vận hành
    Bởi longae2000 trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 19-03-2013, 10:37 AM
  2. ALMA -Kính thiên văn lớn nhất thế giới bắt đầu vận hành!
    Bởi connhendeno1 trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-03-2013, 05:33 AM
  3. Bật "đèn xanh" cho dự án kính thiên văn lớn nhất thế giới
    Bởi hoainam100 trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 13-06-2012, 10:30 AM
  4. ALMA – dự án thiên văn học lớn nhất thế giới
    Bởi trong diễn đàn Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-03-2012, 11:38 AM
  5. 10 phát hiện thiên văn lớn nhất thập kỷ
    Bởi trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-10-2010, 11:46 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •