Bóng Mặt Trăng có thể làm cho gió thổi chậm lại, thay đổi hướng, các nhà nghiên cứu cho biết.



Trẻ em ngồi ngắm nhật thực một phần trên Vịnh Manila, Philippines, năm 2009

Bóng đen của nhật thực có thể làm thay đổi thời tiết cục bộ trên một phạm vi nhỏ, theo một phân tích mới về nhật thực toàn phần năm 1999.

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, tạo nên một vùng bóng đen lớn trượt trên bề mặt Trái Đất.

Các nhà khí tượng học biết rằng, hiện tượng nhật thực có thể làm giảm nhiệt độ trong vùng bóng đen xuống 5 độ F (3 độ C). Nhưng họ không thể xác nhận báo cáo về việc thay đổi tốc độ gió và hướng di chuyển liên quan đến các hiện tượng thiên văn.

“Trở lại năm 1901, khi một người tên là H. Helm Clayton nghĩ rằng ông đã nhìn thấy sự thay đổi về hướng gió trên một bản báo cáo về hiện tượng nhật thực, ” nhà vật lý khí tượng Giles Harrison của trường đại học Reading ở Anh cho biết.

Clayton đã viết một bài báo nói về việc có một thứ gì đó như là một cơn lốc nhật thực—“một cơn lốc xảy ra xung quanh vùng bóng đen của Mặt Trăng,” Harrison nói.

Kể từ tuyên bố của Clayton, các báo cáo về hiện tượng gió mạnh lên khi có nhật thực đã nhiều hơn, nhưng không có các dữ liệu tin cậy để ủng hộ quan điểm này.

Các cơn gió lạ khi xảy ra nhật thực

Harrison và đồng nghiệp Suzanne Gray, một nhà khoa học khí tượng của trường đại học Reading, đã thu thập các dữ liệu thời tiết của hiện tượng nhật thực năm 1999.

Bóng của nhật thực năm đó trải khắp Châu Âu, bao gồm cả Devon và Cornwall ở Anh.

Trong suốt thời gian xảy ra sự kiện, Harrison ở dưới bầu trời đầy mây, mưa—“the wrong place at the right time” để nhận thấy sự thay đổi nhỏ trong mô hình thời tiết. Nhưng những người xem ở các nơi khác trong nước đã báo cáo về sự thay đổi kỳ lạ trong hướng gió khi nhật thực xảy ra.

May mắn thay, các trạm khí tượng khắp Châu Âu đã ghi nhận được dữ liệu đầy đủ hơn về thời tiết dưới bầu trời quang đãng hơn.

Gray và Harrison đã sử dụng các điều kiện trước nhật thực và mô hình máy tính để tạo ra một bản dự báo thời tiết cho ngày hôm đó mà không tính đến ảnh hưởng của bóng nhật thực. Các nhà nghiên cứu sau đó so sánh kết quả của họ và dữ liệu thời tiết thực tế của ngày hôm đó trong và sau khi hiện tượng xảy ra.

So sánh đã cho thấy sự giảm tốc độ gió đáng kể từ khoảng 1.6 mph(2.5 kmph). Gió cũng thổi về hướng 20 độ về phía Nam hơn trong vùng bóng đen.

“Khi nhật thực ảnh hưởng tới nhiệt độ, nó dường như cũng làm cho gió giảm đi và thay đổi hướng. Đây có lẽ là điều mà mọi người nhận thấy rõ nhất, ” Harrison cho biết.

Gió thay đổi, nhưng không có lốc

Nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng các phát hiện mới không xác nhận được cơn lốc trong báo cáo của Clayton.

Nếu không có gì khác, nghiên cứu là một bài test tuyệt vời cho công nghệ dự báo thời tiết hiện nay.

“Thật tuyệt vời khi bạn có nhiều chi tiết nhỏ hơn trong mô hình dự báo thời tiết hiện đại,” ông nói. “Chưa có một mô hình cho thời tiết khi xảy ra nhật thực, nhưng bạn có thể làm một cái gì đó để thực hiện nó”


Nguồn: NationalGeographic

http://news.nationalgeographic.com/n...space-science/