-
13-05-2012, 06:16 AM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Mặt trời đã phóng ra cơn bão cấp M4.7 vào 8:32 EDT ngày 9/5/2012.
Bản quyền: NASA/SDO
Các nhà khoa học NASA nói Một điểm đen mặt trời khổng lồ to hơn cả Trái đất đã phóng ra 1 loạt các cơn bão mặt trời rất mạnh khi chúng di chuyển trên bề mặt Mặt trời.
Điểm đen có ký hiệu AR 1476 đã bị phát hiện bởi kính thiên văn không gian vào 5/5. Vết đen khổng lồ này có kích cỡ 60.000 dặm (100.000 km), nó lớn đến nỗi khi người ta nhìn thấy nó lần đầu từ những hình ảnh gửi từ tàu vũ trụ Đài quan sát hoạt động mặt trời của NASA, các nhà khoa học trong dự án đã gọi nó là "vết đen quái vật"
Vết đen số AR 1476 so với Trái Đất
Bản quyền: NASA/SDO (Via Twitter @Camilla_SDO)
Đầu tuần này, các nhà khoa học thời tiết không gian đã dự báo điểm đen mặt trời sẽ bùng nổ với những cơn bão mạnh mẽ, và điều đó đã tành sự thật.
"Hoạt động của mặt trời đã mạnh lên trong vòng 24 h qua với nhiều cơn bão nhóm M được quan sát thấy" theo thông tin từ Trung tâm dự bão thời tiết vũ trụ , 1 dịch vụ kết hợp giữa NOAA và dịch vụ thời tiết quốc gia. Vết đen vùng AR 1476 chịu trách nhiệm về gần như tất cả các hoạt động bão mặt trời.
Vào thứ 5, vết đen AR 1476 đã phóng ra cơn bão vào 12:18 EDT (0418 GMT) được xác định thuộc loại M5.7. Cơn bão thuộc nhóm M là những cơn bão có độ mạnh trung bìnhnhuwngxx vẫn có thể tạo ra những loạt plasma mặt trời mang từ tính và bức xạ mạnh mẽ.
Trên thang độ đo các cơn bão mặt trời, nhóm X là mạnh nhất và có thể ảnh hưởng đến các vệ tinh và các cơ sở hạ tầng trên trái đất khi nó hướng đến hành tinh chúng ta. Nhóm M là mạnh thứ 2 và có thể tạo nên các cơn bão từ tạo ra các luồng sáng ở phương bắc đẹp tuyệt khi chúng tiến tới Trái đất. Nhóm C là dạng yếu nhất và có ít ảnh hưởng đến hành tinh.
http://www.space.com/15645-monster-s...sun-video.html
Các chuyên gia NASA nói rằng cơn bão mặt trời hôm thứ 5 chỉ là 1 trong nhiều sự bùng nổ của vết đen khổng lồ
"Vết đen tại Vùng hoạt động 1476, tính đến nay đã tạo ra 7 cơn bão loại M và rất nhiều loại C bao gồm 2 cơn bão loại M vào 9/5/2012 đạt đỉnh vào 8:32 EDT và 10:08 EDT," chuyên gia không gian đã viết trong mục cập nhật thời tiết không gian thứ 5 như vậy.
"Những cơn bão này có đời sống ngắn và không có liên quan đến những vụ nổ hàng loạt ở tầng nhật hoa, vì thế chúng ta không mong có bất kỳ cơn bão từ nào trên Trái Đất"
Thông báo khác của NASA nói rằng vết đen mặt trời đã phóng ra 32 cơn bão tính cho đến thời điểm này.
Vết đen AR 1476 so với Sao Mộc.
Bản quyền: SDO/NASA (via Twitter @Camilla_SDO)
Mất 2 tuần để vết đen AR 1476 hoàn thành chuyến đi vòng quanh mặt trời khi nhìn từ Trái Đất, theo các quan chức NASA.
Mặt trời gần đây đang trong thời kỳ hoạt động tích cực trong chu kỳ 11 năm vòng quay thời tiết của nó. Trong chu kỳ gần đây nhất, còn gọi là Chu kỳ mặt trời 24, sẽ đạt đỉnh vào năm 2013.
Nguồn: http://www.space.com/15643-monster-s...ar-flares.htmlView more random threads:
- Bạn nghĩ cuộc sống ngoài hành tinh có thể như thế nào?
- Ngôi sao giống mặt trời già nhất cho tới nay có thể cho thấy kết cục của mặt trời
- Những kỷ lục của con người trên vũ trụ
- Tìm thấy hai ngoại hành tinh đầu tiên quay xung quanh những ngôi sao giống Mặt Trời trong cụm sao
- Tiểu hành tinh 2012 DA14 sẽ đến gần Trái Đất vào ngày 15/2/2013
- Phát hiện những thiên hà sáng nhất từ trước đến nay
- Một số vấn đề hàng ngày mà các phi hành gia gặp phải :v
- Sao chổi rực sáng tới mức có thể nhìn bằng mắt thường trong Tháng 3 này
- Sao chổi mới C/2011 L4 (PANSTARRS) rực rỡ trên bầu trời tháng 3/2013
- Phi hành đoàn ISS gửi lời chúc mừng tới Việt Nam nhân ngày Du hành Vũ trụ 2016
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng,...
Dịch Vụ Thuê Xe Nâng Người Tại...