Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Ngày 6-6-2012 là lần cuối cùng Sao Kim đi qua Mặt Trời trong vòng 105 năm tới


    CREDIT: Geoff Gaherty

    Vào thứ 3 (5-6-2012), những người quan sát ở Nam Mỹ sẽ được chiêm ngưỡng lần cuối cùng hình ảnh Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời, còn đối với những người quan sát ở các khu vực Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Phi, Châu Âu, hiện tượng này sẽ xảy ra vào ngày 6-6-2012. Không ai trong số chúng ta có cơ hội chứng sự kiến sự kiện này trong vòng hơn một thế kỉ tới.

    Hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời là một trong những hiện tưởng hiếm gặp nhất của giới thiên văn. Sự quá cảnh này xảy ra theo cặp, mỗi lần trong cặp cách nhau 8 năm, nhưng mỗi cặp thì cách nhau hơn một thế kỉ. Cặp trước đó xảy ra vào năm 1881 và 1889, cặp tiếp theo sẽ xảy ra vào năm 2117 và 2125. Hiện tượng quá cảnh xảy ra vào tuần tới chính là một cặp với hiện tượng đã xảy ra ngày 8-6-2004.

    Tại sao hiện tượng này lại hiếm gặp như vậy?

    Vào thứ 4 ngày 6-6-2012, Sao Kim sẽ nằm ở vị trí chính giữa Mặt Trời và Trái Đất. Quỹ đạo Sao Kim (biểu thị bằng đường màu xám) bị nghiêng 3,4 độ so với quỹ đạo Trái Đất (đường màu xanh lá cây).

    Giống như hình vẽ trên mô tả, so với quỹ đạo của Trái Đất, quỹ đạo Sao Kim bị nghiêng đi 3,4 độ. Kết quả là, trong hầu hết những lần giao hội thấp với Mặt Trời (Sao Kim nằm ở giữa Mặt Trời và Trái Đất), Sao Kim đều ở trên hoặc dưới Mặt Trời. Chỉ khi cả Sao Kim và Trái Đất cùng nằm trên giao điểm 2 quỹ đạo của chúng, ta mới có thể nhìn thấy Sao Kim đi ngang qua bề mặt Mặt Trời.

    Để quan sát hiện tượng này một cách an toàn:
    CẢNH BÁO: Sẽ rất nguy hiểm nếu quan sát hiện tượng trực tiếp bằng mắt thường. Ánh sáng Mặt Trời hội tụ vào thuỷ tinh thể trên võng mạc mắt với sức nóng khủng khiếp sẽ ngay lập tức đốt cháy võng mạc, kết quả là bạn có thể bị mù vĩnh viễn.
    Các cách để quan sát hiện tượng an toàn:http://thienvanhanoi.org/forum/showt...2667#post12667

    Để quan sát hiệu quả:

    Bản đồ: Những vùng quan sát được hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời vào năm 2012

    Vậy, khi nào quan sát hiện tượng trên là tốt nhất ?
    Ở Nam Mỹ, thời điểm tốt nhất là vào buổi chiều thứ 3 (5-6) trước lúc mặt trời lặn. Còn ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc, thời điểm tốt nhất lại là lúc bình minh ngày 6-6. Hầu hết khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, mọi thời điểm trong ngày đều có thể quan sát được. Thời gian quan sát cụ thể nằm trong bảng dưới đây:


    “1st Contact” là khi Sao Kim bắt đầu đi qua vành ngoài của Mặt Trời đến khi nó vào bên trong Mặt Trời. “2nd Contact” là khoảng thời gian Sao Kim nằm hoàn toàn bên trong Mặt Trời, và “3rd Contact” là khi sao Kim bắt đầu ra khỏi Mặt Trời tới khi hiện tượng kết thúc.

    Bạn sẽ thấy gì ?
    Với phần lớn người quan sát, Sao Kim chỉ giống như một chấm đen nhỏ, nhưng vẫn đủ lớn để có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường (tất nhiên là với một chiếc kính bảo vệ). Nếu bạn quan sát bằng kính thiên văn thì thời điểm thú vị nhất là lúc Sao Kim đi vào/rời khỏi đĩa Mặt Trời.

    Một điều đáng để mong đợi là hiệu ứng “giọt đen” trong lúc Sao Kim đi qua Mặt Trời.
    Dưới đây là một ví dụ để bạn dễ hình dung: giơ ngón cái và ngón trỏ lên trước một phông nền sáng (tương tự trò làm bóng trên tường), giữ cho chúng gần như chạm vào nhau. Bạn sẽ nhìn thấy một ảo giác hết sức thú vị: dường như có một sợi dây nhỏ màu đen xuất hiện nối 2 ngón tay lại với nhau.


    Hiệu ứng “giọt đen” khi Sao Kim đi qua đĩa Mặt Trời vào ngày 8-6-2004

    Đối với trường hợp của Sao Kim, một ảo giác tương tự cũng xuất hiện ngay sau 2nd contact và ngay trước 3rd contact.

    Một vài người quan sát thuật lại rằng Sao Kim trông giống như một vòng tròn sáng ngay trước khi đi vào và ngay sau khi ra khỏi đĩa Mặt Trời. Mikhail Lomonosov, người tổ chức quan sát hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời vào những năm 1760, đã suy luận chính xác rằng hiện tượng trên xảy ra là do Sao Kim có một bầu khí quyển, và bầu khí quyển này được chiếu sáng từ phía sau bởi Mặt Trời.

    Điểm khác biệt giữa lần quan sát năm nay với lần quan sát của 8 năm trước là lần này, một số nhà thiên văn nghiệp dư đã có những chiếc kính thiên văn được trang bị để quan sát Mặt Trời dưới tia sáng Hydrogen-alpha.


    Hình ảnh Mặt Trời qua một chiếc kính thiên văn trang bị bộ lọc H-alpha

    Với những chiếc kính này, họ có thể nhìn thấy hình chiếu của Sao Kim ngay cả trên các điểm bùng nổ hoặc quầng Mặt Trời, trước khi nó di chuyển ra phía trước sắc quyển.

    Thật là một hiện tượng kì thú của năm 2012! Đừng quên mang máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này bạn nhé!



    Nguồn: http://www.space.com/15910-venus-tra...ving-tips.html

    View more random threads:


  2. #2

    Mặt Trời cùng Sao Kim giấu mình sau mây


    Toàn cảnh hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời


    Sao Kim đi qua Mặt Trời ở Vallentuna, Sweden


    Những phút đầu của hiện tượng


    Giữa 1st và 2nd Contact


    Đếm ngược tới 3rd Contact


    Sao Kim ở thời điểm 3rd Contact


    Toàn bộ quá trình Sao Kim đi qua Mặt Trời




    Sao Kim quá cảnh sau mây




    Sao Kim và hạt quang quyển


    Hiện tượng "giọt đen"


    Cùng học về hiện tượng Sao Kim đi qua đĩa Mặt Trời


    Sao Kim và máy bay song hành




    Tại một trường phổ thông








    Lần theo dấu vết Sao Kim trên Mặt Trời


    Sao Kim và máy bay cùng chạy đua


    Bắt được Sao Kim




    Sau màn sương


    Sao Kim đi qua lúc Mặt Trời vừa ló dạng


    Giọt đen


    Sao Kim trên nền xanh




    Sao Kim và chú chim nhỏ "bay" qua Mặt Trời




  3. #3

















    Bầu khí quyển của Sao Kim












    Sao Kim đầy màu sắc trước Mặt Trời










    Nguồn: http://www.space.com/14714-venus-tra...er-photos.html

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    yêu cô mèo thế nhở !!! hay quá


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •