Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Guest
    (Ftvh) - Sau hơn 35 năm du hành ngoài không gian, và trải qua quãng đường 35,000 dặm và hiện vẫn đang hoạt động - phi thuyền Vogayer 1 đã vượt qua ranh giới ngoài cùng của Hệ Mặt Trời và đi vào vùng không gian liên sao, cách 11 tỷ dặm từ nhà của nó.

    Dữ liệu nhận được từ các thiết bị của tàu Voyager1 cho thấy số lượng luồng hạt mang điện tích lớn va chạm với tàu tăng lên mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy Voyager 1 sẽ sớm bay vào khoảng không gian liên sao - sứ mệnh quan trọng nhất của nó.



    "Voyager 1 sẽ là vật thể nhân tạo đầu tiên ra môi trường liên sao, nhưng chúng tôi không biết chắc là ngày nào" - Ed Stone nói tại Viện Khoa học công nghệ California ở Pasadena.

    Nó đang di chuyển với tốc độ 17km/giây và khoảng cách từ nó cho đến nhà của nó là khoảng 18 tỷ km. Với khoảng cách đó thì dữ liệu của nó phải mất 16,5 giờ mới truyền về được Trái Đất.

    Tàu Voyager 1 được phóng vào ngày 5/9/1977. Còn tàu anh em với nó là Voyager 2, được phóng lên vũ trụ vào ngày 20/8 cũng năm 1977. Hai con tàu vũ trụ này có sứ mệnh khám phá 4 hành tinh khí khổng lồ của Hệ Mặt Trời là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương và chúng là những vật thể nhân tạo đầu tiên của con người lần đầu tiên đi đến đây. Chúng hoàn thành nhiệm vụ này vào năm 1989.

    Sau khi ra đến vùng không gian liên sao, chúng sẽ đi về phía trung tâm Ngân Hà theo hai hướng. Nhiên liệu của chúng sẽ cạn trong khoảng 10 đến 15 năm nữa và lúc đó máy móc, động cơ của chúng sẽ chết.

    "Khi tàu Voyager 1 được phóng vào 1977, chúng tôi hy vọng con tàu 20 năm tuổi này sẽ vươn đến vùng không gian liên sao, nhưng chúng tôi không biết là cuộc hành trình này kéo dài bao lâu" - Ed Stone, dự án khoa học Voyager, Caltech.

    Credit ảnh : NASA/JPL-Caltech. Secondary image: Artist’s concept of NASA’s Voyager spacecraft. Credit: NASA/JPL-Caltech.
    Theo Universetoday

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mấy từ này hiện tại hình như vẫn chưa có nghĩa tiếng Việt thì phải:
    Heliospause, heliosphere, helioshealth, còn bow shock và termination shock nữa.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trong 2 từ điển này có từ:
    Heliosphere: nhật quyển, nhật quang quyển
    Heliopause: giới hạn nhật quang quyển
    Bow shock: sóng xung kích phía trước

    Wiki tiếng Anh: http://en.wikipedia.org/wiki/Heliosphere
    Tham khảo wiki tiếng Trung: http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%...99%BD%E5%9C%88

    Heliosphere: 太陽圈-thái dương quyển, 日球- nhật cầu
    Heliopause: 太陽層頂- thái dương tằng đỉnh
    Heliosheath: 日鞘- nhật sao
    Bow shock : 弓形激波- cung hình chấn ba
    Termination shock : 终端激波- chung đoan kích ba

    Tóm lại em dịch thế này:
    Heliosphere: nhật quyển
    Heliopause: giới hạn nhật quyển
    Heliosheath: lớp bao nhật quyển
    Bow shock : sóng xung kích mũi
    Termination shock : xung kích chặn

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    hôm trc trên channel của nasa thông báo xong, gần 80 năm [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] 80 năm và hàng trăm nhiệm vụ đã hoàn thành [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    k biết con tàu còn bay đc bao lâu nữa thì "đi". 80 năm chứ ít ỏi gì đâu

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Mèo Fisica
    k biết con tàu còn bay đc bao lâu nữa thì "đi". 80 năm chứ ít ỏi gì đâu
    Nó sẽ bay ... mãi mãi, trừ khi đâm vào đâu đó hoặc có ai đó túm được nó.
    Vấn đề là máy móc của hoạt động được đến khi nào em à!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi R.Kenshin
    Heliosheath: lớp bao nhật quyển => không đúng vì nhìn ảnh thì nó chỉ lớp vật chất trong lòng nhật quyển thì chính xác hơn
    Lớp vật chất ấy bị nén lại tạo thành lớp bao (sheath) là đúng rồi còn j? Còn lớp vật chất trong lòng nhật quyển ko phải cái nào cũng có tính chất như heliosheath.
    Trích dẫn Gửi bởi R.Kenshin
    Bow shock : sóng xung kích mũi => cái này sai hoàn toàn, rõ ràng ý nghĩa và hình ảnh của nó đều nói về vùng bất ổn có hình dạng cánh cung nên không thể dịch là shock mũi gì đó được !
    Đọc thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Bow_shock_(aerodynamics)
    Trích dẫn Gửi bởi R.Kenshin
    Termination shock : xung kích chặn => cái này chỉ hiểu đơn giản là vùng giới hạn của gió mặt trời thôi
    Đọc thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Termina...mination_shock
    http://en.wikipedia.org/wiki/Hydraulic_jump

    Ko phải t chỉ nhìn hình phán chữ mà cũng phải đọc xem định nghĩa trong Cơ học chất lưu của các khái niệm này là gì trước rùi.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    35,000 dặm, rồi 11 tỷ dặm, là sao @@...

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    tức là vùng bowsock là khu vực mà các bức xạ từ tâm ngân hà đến mặt trời bị chặn lại à [IMG]images/smilies/7.gif[/IMG] minh không hiểu rõ lắm về các khu vực nhật quyển, ai giải thích kĩ đc không ?


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Tàu Voyager 1 va chạm với một thiên thể lạ trong khu vực liên sao
    Bởi ngoctran89 trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 01-04-2013, 03:10 AM
  2. Đĩa ghi vàng Voyager
    Bởi trong diễn đàn Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 19-03-2013, 04:27 AM
  3. Voyager 1 ở ranh giới cuối cùng
    Bởi trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-06-2012, 01:49 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •