Có rất nhiều các thiên hà trẻ, sáng và hoạt động rất mạnh trong vũ trụ mà những kính viễn vọng ở Trái Đất không thể quan sát được, vì bị ngăn cản bởi các yếu tố thời tiết và bầu khí quyển dầy đặc của Trái Đất, nhưng Đài quan sát thiên văn Herschel của ESA đã làm được điều này vì nó quan sát vũ trụ bằng hồng ngoại, nó đã phát hiện khá nhiều thiên hà starburst (thiên hà trẻ mà hầu hết các ngôi sao của nó vẫn còn đang hình thành) trong thời gian gần đây, và các dữ liệu quan sát làm chúng ta thật sự bất ngờ : ít nhất 767 thiên hà chưa từng được biết đến trước đây, và nhiều thiên hà trong số này có số lượng ngôi sao đang hình thành nhiều đến kinh ngạc.


Hình ảnh 6 thiên hà trẻ, các ngôi sao trong các thiên hà này đều đang ở giai đoạn hình thành, được tìm thấy bởi Đài quan sát thiên văn Herschel của ESA

Bằng cách thu thập những dữ liệu quang phổ trên kính viễn vọng Keck hằng trăm giờ đồng hồ liên tục, chúng ta có thể ước tính khoảng cách cũng như nhiệt độ của các ngôi sao trong những thiên hà này.

Các nhà khoa học quan sát được những thiên hà rất xa, thậm chí có cả thiên hà xa đến nỗi ánh sáng của nó phải mất 12 tỉ năm mới đến được Trái Đất, tức là những hình ảnh mà chúng ta nhận được bây giờ là hình ảnh của nó từ lúc nó chỉ mới 1/9 tuổi đời hiện tại. Bây giờ chúng ta đã biết được có những thiên hà và sao kiểu này tồn tại trong vũ trụ, và bước tiếp theo là chúng ta sẽ nghiên cứu về nguyên nhân hình thành của chúng.



Nhiều thiên hà quan sát được đang ở trong giai đoạn còn năng động, tốc độ hình thành sao mới trong các thiên hà này lên đến 100 đến 500 sao 1 năm, vì thế những thiên hà này được gọi là thiên hà starburst. Trong khi đó, Ngân Hà của chúng ta chỉ có từ 1 đến 2 sao mới được hình thành mỗi năm.

Lý do cụ thể vì sao thì vẫn chưa rõ, nhưng có thể nguyên nhân chính là do sự va chạm của các thiên hà trẻ này với nhau. Hoặc một lý do khác là do đây là buổi bình minh của vũ trụ, bụi khí rất nhiều nên có nhiều nguyên liệu để hình thành sao.

Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Astrophysical Journal.

Ảnh : ESA–C. Carreau/C. Casey (University of Hawai’i); COSMOS field: ESA/Herschel/SPIRE/HerMES Key Programme; Hubble images: NASA, ESA. Inset image courtesy W. M. Keck Observatory.
Ftvh