Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Một ngôi sao chổi rực rỡ mới được phát hiện hứa hẹn một bữa tiệc quan sát trong năm 2013.

    Trong năm tới đây, cơn sốt sao chổi đang lên đến cao trào khi một sao chổi mới được tìm thấy sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm. Nhưng trong khi một số nhà khoa học rất hy vọng vào màn trình diễn đẹp mắt của sao chổi này trên bầu trời 2013 thì thực sự vẫn chưa có gì là chắc chắn.

    Vào tháng 6 vừa qua, khi những nhà thiên văn học của trường đại học Hawaii tại Manoa thông báo rằng họ đã phát hiện ra một sao chổi mới, thì nó vẫn là một vật thể ở xa và không dễ nhìn thấy. Tuy nhiên những tính toán sơ bộ ngay sau đó chỉ ra rằng những người đam mê quan sát bầu trời ở bán cầu Bắc hoàn toàn có thể quan sát ngôi sao chổi mới này bằng mắt thường. Ngôi sao chổi này có thể sáng như những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, nhưng sẽ nhạt hơn so với độ sáng của sao Kim.
    Ngôi sao chổi này được đặt tên là C/2011 L4 (PANSTARRS). Những ngôi sao chổi thường được đặt tên theo người phát hiện ra chúng, nhưng trong trường hợp này, một đội ngũ lớn các nhà quan sát, các nhà khoa học máy tính và cả các nhà thiên văn học đã cùng tham gia vào việc phát hiện ra sao chổi này, do đó, nó được đặt tên theo một kính thiên văn.



    PANSTARRS là từ viết tắt của Kính thiên văn khảo sát tầm rộng và hệ thống phản ứng nhanh. Đó là một hệ thống 4 kính thiên văn do quân đội tài trợ dài tổng cộng 1.8 mét được xây dựng trên miệng núi lửa đã tắt Haleakala.

    Tìm kiếm sao chổi PANSTARRS

    Sao chổi này lần đầu tiên được chụp ảnh vào ngày 6/6 và được chứng thực vào những ngày sau đó. Thực ra, sao chổi này đã vô tình được ghi lại hình ảnh gần 2 tuần trước đó vào ngày 24/5 từ đài thiên văn Mount Lemmon tại Arizona.
    Khi được phát hiện tại chòm sao Thiên Binh, sao chổi PANSTARRS là vật thế có độ sáng biểu kiến 19, rất mờ nhạt và chỉ có những kính thiên văn có bộ dò điện tử nhạy bén mới có thể phát hiện được. Nó cách Mặt trời 759 triệu dặm (1.2 tỉ km).

    Những nhà thiên văn học đo độ sáng của vật thể trong không gian theo tỉ lệ ngược, nghĩa là vật thể có độ sáng biểu kiến càng cao, thì càng khó để quan sát. Sao chổi này lúc đầu hơi xa nên rất khó để xác định ngày chính xác nó chạm tới điểm cận nhật hay là điểm gần với Mặt trời nhất. Những đánh giá đầu tiên thì cho rằng nó sẽ rơi vào khoảng đầu tháng 2 cho tới giữa tháng 4 năm 2013.



    Lần đầu tiên khi tôi viết về sao chổi PANSTARRS vào 27/6 năm ngoái, ngày cận nhật được cho là vào ngày 17/4 tới. Nhưng vào thời điểm đó, tôi cũng nói: “Nó có thể thay đổi lần nữa, do đó hãy chờ”.

    Và đúng như thế, nó đã thay đổi tới ngày 9/3/2013 – chưa đầy một năm nữa thôi.
    Vào ngày đó, sao chổi này sẽ vượt qua khoảng cách 28 triệu dặm (45 triệu km) đến mặt trời. Một sự thay đổi lớn trong khoảng cách tới mặt trời sẽ làm cho một sao chổi điển hình tặng độ sáng một cách đáng kể. Và thực vậy, sao chổi này khi tới gần mặt trời sẽ phản ứng lại với sự tăng hơi nóng mặt trời.
    Vào ngày 13/2, sao chổi đã đạt độ sáng biểu kiến 14.5, hay nói cách khác nó đã tặng độ sáng hơn 60 lần kể từ khi được nhìn thấy lần đầu vào tháng 6 năm ngoái. Sao chổi này vẫn còn một quãng đường dài để đi ngoài quỹ đạo của sao Mộc, khoảng hơn 500 triệu dặm (820 triệu km) từ cả Mặt trời và Trái đất. Tuy nhiên nó vẫn có khả năng được nhìn thấy bằng mắt thường vào thời gian này năm tới.

    Sao chổi PANSTARRS có thể đạt tới độ sáng nào?

    Đúng là sao chổi sẽ phát sáng thế nào vẫn không thể dự đoán chính xác được.
    Những đánh giá (hay thực chất là “những phỏng đoán”) chỉ ra rằng tại điểm cận nhật vào 9/3, sao chổi này có thể đạt được độ sáng biểu kiến 0, cùng bậc với các sao Arcturus, Vega và Capella - là một số các sao sáng nhất trên bầu trời. Sau đó, chuyển động nhanh về phía bắc của sao chổi với quỹ đạo nghiêng 84 độ so với mặt phẳng hệ mặt trời sẽ làm cho nó di chuyển từ phía Mặt trời về bầu trời đêm phía tây.
    Đuôi của sao chổi nếu có sẽ có thể được nhìn thấy nhô thẳng ra và có thể hơi nghiêng về phía bên phải so với đường chân trời. Tuy nhiên cũng như độ sáng của sao chổi, chúng ta chỉ có thể đoán độ dài của nó mà thôi.
    Vào tuần tiếp theo sau khi tới gần mặt trời nhất, đầu của sao chổi sẽ ở vào vị trí nhỏ hơn 6 độ trên đường chân trời trong khoảng thời gian cuối hoàng hôn, khoảng một giờ hoặc hơn sau khi mặt trời lặn. Bạn có thể đo vị trí của nó bằng cách nhớ lại rằng, chiều rộng của một bàn tay nắm chặt là vào khoảng 10 độ.



    Biểu đồ độ sáng củaC/2011 L4 (PANSTARRS)

    Như vậy sao chổi PANSTARRS sẽ chỉ khoảng “nửa nắm tay” trên đường chân trời khi bầu trời bắt đầu tối hẳn.
    Vào tối ngày 12/3, mảng trăng lưỡi liềm mảnh mai sẽ có vị trí nhỏ hơn 5 độ về phía bên phải của sao chổi, tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh trên bầu trời. Người quan sát sẽ cần những điều kiện thích hợp nhất có thể để chiêm ngưỡng.
    Ngay cả một sao chổi sáng như sao chổi này có thể dễ dàng bị xóa sạch dấu vết bởi những đám mây mỏng, sương, không khí ẩm, khói, ánh sáng lúc hoàng hôn hay là đèn điện của thành phố. Ống nhòm hay một kính thiên văn nhỏ được khuyên dùng để định vị cả mặt trăng và sao chổi.

    Bữa tiệc chiêu đãi trên bầu trời của sao chổi PANSTARRS
    Vào những tối liên tiếp trong tháng 3/2013, sao chổi PANSTARRS sẽ trở lên mờ nhạt hơn, nó sẽ tiếp tục đi xa khỏi Mặt trời, xuất hiện trễ hơn và rõ ràng trên bầu trời tối hơn. Trong suốt tháng 4, sao chổi sẽ dễ dàng được quan sát với những kính thiên văn nhỏ; vào những tối ngày 2/4 và 3/4 nó sẽ dịch vài độ so với dải Ngân hà Great Andromeda.



    Vào giữa tháng 4 sao chổi sẽ xuất hiện quanh cực, và giữ vị trí trên đường chân trời suốt cả đêm khi được nhìn từ giữa những vị độ bắc; còn trong cuối tháng 4 nó sẽ xuất hiện qua chòm sao Thiên hậu nổi tiếng với hình chữ “W”.
    Điều trở ngại duy nhất có thể xảy ra để có sự xuất hiện tuyệt vời của sao chổi này đó là dù sau hơn 200 vị trí chính xác; quỹ đạo của sao chổi PANSTARRS không khác mấy so với một parabol. Nói cách khác, nó có thể chưa từng đi qua mặt trời trước đó.
    Đó là tin xấu, vì chúng ta tin rằng, những sao chổi như thế có thể được bao phủ bởi rất nhiều vật chất dễ bay hơi như băng N2, CO, và CO2. Băng sẽ bốc hơi và khiến ngôi sao chổi xa xôi vụt sáng ngắn ngủi và tạo ra nhiều kì vọng không thực tế.
    Ngược lại, nếu đúng là PANSTARRS đang quay trở lại trên quỹ đạo kín xung quanh Mặt Trời thì những vật chất dễ bay hơi sẽ dần tỏa ra và những gì chúng ta sẽ nhìn thấy trong những tháng tiếp theo chính xác là mức hoạt động cơ bản của nó.
    Tất cả những gì chúng ta có thể nói chắc chắn cho tới thời điểm này là chúng là có một khái niệm tốt hơn rất nhiều về đường đi của sao chổi sẽ diễn ra trong những tuần và tháng tới. Trừ khi nó bắt đầu vụt tắt vào cuối năm này, nó sẽ vẫn trở thành một điểm quan sát trên bầu trời trong một năm tới. Chúng tôi sẽ để ý tới nó và tiếp tục cung cấp những thông tin cập nhật định kỳ khi nó tiến gần tới Mặt trời.
    Trong khi ấy, hãy cầu nguyện!

    Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội sẽ có một dự án theo dõi quan sát sao chổi này bạn nào muốn tham gia có thể đăng ký tại đây:
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...7582#post17582

    Đỗ Thị Thanh Giang - HAS


  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thông tin chi tiết các đợt sao chổi trong năm và dự án quan sát tại đây nhé
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...7606#post17606


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Bùng cháy 2 tai lửa khổng lồ trên mặt trời hôm 25/10/2013.
    Bởi 4B1601 trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 26-10-2013, 05:14 AM
  2. Hiện tượng lạ trên bầu trời ngày 13/5/2013
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 31-05-2013, 04:15 AM
  3. Quầng mặt trời trên bầu trời Đà Lạt - 13/5/2013
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 13-05-2013, 12:08 PM
  4. 6 điều thú vị về sao chổi tháng 3 này - PANSTARRS
    Bởi rickyson280287 trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-03-2013, 04:12 AM
  5. Quan sát sao chổi C/2011 L4 (PANSTARRS) trong tháng 3/2013
    Bởi ColorShop trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 05-03-2013, 11:07 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •