Dấu vết về sự tồn tại của nước trên Mặt Trăng đã được phát hiện dưới dạng cấu trúc tinh thể trong các mẫu khoáng sản trên những cao nguyên ở Mặt Trăng thu về từ các sứ mệnh Apollo, dẫn lời của nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp của họ ở trường đại học Michigan.



Các vùng cao nguyên của Mặt Trăng là lớp vỏ bề mặt ban đầu của Mặt Trăng được hình thành từ một đại dương dung nham nóng chảy. Những phát hiện gần đây cho thấy bề mặt Mặt Trăng lúc ban đầu khi vừa được hình thành thì ẩm ướt và lượng nước đó bị mất đi không đáng kể trong suốt quá trình hình thành.

Nghiên cứu này dường như mâu thuẫn với giả thuyết hình thành Mặt Trăng rất phổ biến hiện nay - rằng Mặt Trăng được hình thành từ các mảnh vỡ khi Trái Đất bị tác động mạnh bởi một thiên thể khác có kích thước cỡ Sao Hỏa.

Vì đây là những hòn đá lâu đời nhất trên Mặt Trăng, và nước có trong nó từ khi hình thành. Hơi khó khăn để giải thích sự tồn tại này so với các giả thuyết hình thành Mặt Trăng ngày nay. Và theo đó, khi va chạm nhiệt độ rất cao và đã loại bỏ toàn bộ nước.

Một bài báo có tiêu đề “Nước trên Mặt Trăng là bằng chứng cho thấy Mặt Trăng đã ẩm ướt từ rất sớm” đã được công bố trực tuyến trên tạp chí Nature Geoscience số ngày 17/2. Trong 5 năm cuối, những tàu vũ trụ Apollo có nhiệm vụ quan sát và đo lường Mặt Trăng đã phản lại niềm tin lâu nay của chúng ta rằng Mặt Trăng vẫn luôn khô ráo.

Năm 2008, phòng thí nghiệm đo lường mẫu vật Mặt Trăng Apollo đã phát hiện ra một số ion hydro bằng máy dò ion, nên có thể nước đã tồn tại và liên kết thành chất hóa học đặc biệt là hydroxyl, trong những miệng núi lửa. Năm 2009, tàu quan sát miệng núi lửa Mặt Trăng của NASA và một vệ tinh viễn thám tên là LCROSS, đã đâm vào miệng núi lửa ở bề mặt tối vĩnh cữu của Mặt Trăng, và rất nhiều dòng vật chất bắn ra đều chứa nước ở dạng băng.

Hydroxyl cũng được phát hiện trong các miệng núi lửa của Mặt Trăng, lớp bụi mịn và những mảnh đá phủ đầy trên bề mặt của Mặt Trăng. Hydroxyl bao gồm một nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, cũng được báo cáo trong một nghiên cứu trên tờ Nature Geoscience.

Trong nghiên cứu mới nhất, phép biến đổi Fourier trên quang phổ hồng ngoại được sử dụng để phân tích hàm lượng nước trong hạt khoáng phen-xpát từ đá núi lửa của Mặt Trăng, cao nguyên đá chiếm 90% lượng khoáng phen-xpát. Màu sắc tươi sáng ở vùng núi cao là do những hạt này kết tinh từ một đại dương dung nham nóng chảy trên bề mặt. Các nghiên cứu quang phổ hồng ngoại được tiến hành tại phòng thí nghiệm và phát hiện được khoảng 6 phần triệu nước trong một hạt đá núi lửa trên Mặt trăng. Sự bất ngờ trong nghiên cứu này là đá Mặt Trăng, cho dù nước trên Mặt Trăng hiện nay chỉ mới là các khoáng chất như khoáng phen-xpát.

“Không phải là nước ở dạng lỏng, nhưng có nhóm hydroxyl trong các chất khoáng tìm được trên Mặt Trăng” ông Notre Dame nói: “Chúng tôi phát hiện những nhóm hydroxyl trong các cấu trúc tinh thể của các mẫu vật từ những sứ mệnh Apollo. Nhóm nghiên cứu cho rằng các nhóm hydroxyl là bằng chứng rằng nước đã từng tồn tại dạng lỏng trên Mặt Trăng lúc nó vừa được hình thành, trước khi lớp vỏ nó trở nên cứng cáp và cố định, có thể nước lỏng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất bazan trên Mặt Trăng. Sự hiện diện của nước, có thể bao hàm sự chắc chắn của giả thuyết đã từng có một đại dương dung nham nóng chảy trên Mặt Trăng, và nó tồn tại lâu hơn là những giả thuyết hiện nay đã đề ra.

Atn Astr