Trăng tròn vào 23/6/2013. Vì thế, với nhiều người, trăng tròn lần này không chỉ là lần gần nhất và lớn nhất của năm. Nó còn là đại diện cho lần gặp gỡ gần nhất của mặt trăng và trái đất trong năm 2013. Mặt trăng sẽ lại gần như thế này vào tháng 8/2014.

Những nhà thiên văn như chúng tôi gọi việc trăng tròn gần trái đất này là trăng tròn cận điểm. Từ cận điểm này miêu tả điểm gần nhất với trái đất trong 1 tháng. Cách đây 2 năm, khi mặt trăng gần nhất và lớn nhất diễn ra vào 19/3/2011, nhiều người đã quen với thuật ngữ siêu trăng. Năm ngoái, chúng ta lại nghe về nó lần nữa để thế hiện mặt trăng tròn gần nhất vào 6/5/2012. Trăng tròn tháng trướng 24,25/5 cũng là siêu trăng. Nhưng trăng tháng 6 này còn "siêu" hơn. Nói cách khác nó gần với cận điểm- điểm gần nhất với trái đất

Siêu trăng là gì? Đây là từ hoàn toàn không mang tính thiên văn học. Thay vào đó, nó là từ chiêm tinh học. Vào năm 1979, nhà chiêm tinh học Richard Nolle trên website astropro.com đã lần đầu nhắc đến thuật ngữ này. Siêu trăng
...là mặt trăng non hay trăng tròn diễn ra với mặt trăng ở 1 khoảng cách gần nhất hoặc gần (90%) với trái đất trên quỹ đạo

Đây là bản đồ ban ngày và ban đêm ở Trái Đất vào 22-23/6/2013


Siêu trăng lần này vào 23/6/2013 sẽ đánh dấu lần gặp gỡ gần nhất của mặt trăng với trái đất và sẽ lặp lại vào 20/8/2014 lúc mặt trăng chỉ tầm 5km gần với trái đất. Mặt trăng tròn lại tới gần trái đất vào 28/9/2015 (356,877 km) và gần hơn nữa vào 14/11/2016 (356,509 km). Tháng 11/2016 sẽ lại có siêu trăng và tới tận 25/11/2034 mới có lại

Nguồn: http://earthsky.org/tonight/is-bigge...13-a-supermoon