Mô phỏng vệ tinh Ocean Circulation Explorer (GOCE) trên quỹ đạo. Vệ tinh giá $450 triệu đô được phóng vào năm 2009 để nghiên cứu trọng lực của TRái đất và sẽ rơi xuống Trái Đất vào năm 2013.
Credit: ESA /AOES Medialab

Một vệ tinh Châu Âu đang đối mặt với ngày tàn vào tháng này, nó được dự đoán là sẽ bắt đầu rơi từ không gian và kết thúc nhiệm vụ vẽ bản đồ trọng lực Trái Đất. Tàu vũ trụ sẽ hết nhiên liệu vào tháng này, nhưng thực tế nó sẽ rơi vào khi nào và ở đâu thì vẫn chưa được biết.

Vệ tinh Ocean Circulation Explorer (GOCE) , Trung tâm vũ trụ Châu ÂU đã gọi là " Ferrari không gian," sẽ rơi khoảng 2-3 tuần sau khi nó hết nhiên liệu vào giữa tháng 10.

"Vùng chịu ảnh hưởng sẽ bị thu hẹp khi gần tới thời gian nó rơi" ESA giải thích. "Với 2/3 trái đất bao phủ với đại dương và vùng rộng lớn không có người ở, nguy cơ cho dân cư rất thấp."

Khoảng 40 tấn mảnh vụn nhân tạo sẽ rơi như trút lên Trái Đất hàng năm , nhưng nguy cơ chúng rơi vào người còn thấp hơn việc bị thiên thạch va phải

Vệ tinh vẽ bản đồ trọng lực giá $450 triệu đô GOCE được phóng vào tháng 3/2009, được ESA gọi là "Ferrari không gian" do thiết kế khí động lực của nó, nó được yêu cầu chống lại lực cản của các hạt không khí ở quỹ đạo tầm thấp quanh trái đất. Vệ tinh lướt trên Trái Đất ở độ cao chỉ 139 dặm (224 kilometers). Trong khi đó, Trạm vũ trụ quốc tế ở quỹ đạo khoảng 249 dặm (400 kilometers).

Hầu hết các phần của vệ tinh được dự đoán sẽ bị tiêu huỷ trong khí quyển trái đất. Nhưng ESA nói 1 số phần kích thước lớn sẽ có thể chạm tới bề mặt. Mảnh vụn của nó sẽ lang thang trên quỹ đạo của vệ tinh và sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá và dự đoán việc rơi.

Đã từng có vài vụ các vật thể vũ trụ nhân tạo rơi xuống Trái Đất.

Ví dụ vào năm 2011, sự chú ý của toàn cầu hướng về vệ tinh Upper Atmospheric Research Satellite của NASA (UARS), rơi xuống Thái Bình Dương Pacific Ocean. Các mảnh vỡ từ trạm vũ trụ Skylab của NASA cũng đã rơi như trút xuống Úc năm 1979, và trạm vũ trụ Mir của Nga được báo lại là tạo ra vụ nổ sóng âm thanh vào năm 2001 khi nó rơi xuống đại dương ngay trước mắt những ngừơi trên bờ biển Fiji.

Nguồn; http://www.livescience.com/39855-gra...rom-space.html