Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 về việc xếp hạng di tích quốc gia độc nhất vô nhị. Theo đó, di sản văn hóa Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là 1 trong 14 relic được xếp hạng di tích quốc gia độc đáo.

Tại tỉnh ta, mạng lưới đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn các huyện Chư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Tuy Đức gồm các nhánh đường thuộc 2 điểm Đắk Mil và Bu Prăng với tổng chiều dài khoảng 140 km như: đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn đoạn Đắk Mil – Đắk Song; đường ngang Đắk Mil đi Ô Ran (Campuchia) về Lộc Ninh (năm 1973-1974); nhánh đường Hồ Chí Minh Bu Prăng đi Lộc Ninh 5 1974 và trọng điểm đánh phá ác liệt, ngăn chặn của không quân và bộ binh Mỹ - Ngụy ở vùng đồi núi Lửa; Khu tập kết lực lượng từ miền Bắc vào 5 1965 đến 1975 và Cụm kho dự trữ chiến lược cho B2.

Ngoài di tích quốc gia đặc biệt trên thì tỉnh ta còn có 8 di tích quốc gia khác, bao gồm:

1. Di tích lịch sử cách mạng Ngục Đắk Mil
Tham khảo thêm : dat banh Croisant cho event Maison Chance

Ngục Đắk Mil do thực dân Pháp xây dựng vào đầu năm 1940 trong một khu rừng già thuộc huyện Đắk Mil (nay thuộc địa bàn thôn 9, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) để giam giữ, đày ải những người dân yêu nước và những chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Nhà ngục được thiết kế theo mô típ kiểu nhà dài (nhà sàn) của đồng bào Ê đê gồm 9 gian bằng gỗ, mái lợp tranh là hàng rào gỗ được chèn chặt bằng dây thép gai, 4 góc của nhà ngục có chòi canh gác 24/24.

Đầu tháng 11/1941, đoàn tù đầu tiên bị đày xuống ngục Đắk Mil gồm 45 tù chính trị được cho là nguy hiểm nhất đối với bọn cai ngục tại nhà đày Buôn Ma Thuột. Tại Ngục Đắk Mil, các chiến sĩ cách mạng đã tổ chức thành công 2 cuộc vượt ngục.

Cuối năm 1943, nhận thấy không thể đày ải tù cộng sản tại Ngục Đắk Mil được lâu hơn nữa, thực dân Pháp đã chuyển toàn bộ số tù ở Ngục Đắk Mil về nhà đày Buôn Ma Thuột và tuyên bố phá hủy Ngục Đắk Mil.

Ngày 17/5/2005, Ngục Đắk Mil được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia theo quyết định số 11/2005/QĐ-BVHTT, của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch).

2. Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV

Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV là Căn cứ địa cách mạng của lực lượng kháng chiến (tỉnh Quảng Đức cũ) và lực lượng kháng chiến liên tỉnh IV trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1959 – 1975). Hình thành từ năm 1959, tại Bắc Nâm Nung, thuộc xã Nâm Nung (Krông Nô).

Gồm hai địa điểm: 1) Căn cứ phía Bắc Nâm Nung được hình thành trong giai đoạn 1959 – 1967, trên cơ sở các căn cứ đã có từ thời kháng chiến chống Pháp trải dài trên địa bàn xã Nâm Nung, huyện Krông Nô. 2) Căn cứ phía Nam Nâm Nung (1967 – 1975) thuộc xã Quảng Sơn (Đắk Glong).

Đây là địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan ban ngành Huyện ủy, Tỉnh ủy, Liên tỉnh; là hành lang chiến lược đưa sức người sức của từ hậu phương ra tiền tuyến, là bản lề nối Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, miền Bắc với miền Nam; là nơi đưa, đón các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương vào thành lập chủ lực Miền, để chỉ đạo cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Ngày 17/03/2005, được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia theo quyết định số 10/2005/QĐ-BVHTT, của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch).

3. Di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo

Các địa điểm ghi dấu sự đấu tranh kiên cường của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên M’nông, S’tiêng (Việt Nam) và Krachié (nay là Mondulkiri - Campuchia) trong hơn 1/4 thế kỷ oanh liệt (từ năm 1911 - 1935). Gồm: Bon Bu Nor – địa điểm N’Trang Lơng cùng nghĩa quân tổ chức lễ “kết minh” (trá hàng) tiêu diệt Henri Maitre cùng đoàn tùy tùng (1914) nay thuộc bon Bu Nor B, thôn 6, xã Đắk R’tíh, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông và đồn Bu Méra - Trung tâm cai trị và đàn áp đồng bào M’nông nay thuộc bon Bu Boong, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Tham khảo : May gia công túi xách Maison Chance

Ngày 27/08/2007, được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia theo quyết định số 04/2007/QĐ-BVHTTDL, của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch.

4. Di tích lịch sử địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh – đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ

Địa điểm bắt liên lạc nối liền hai vùng đất chiến lược Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, khai thông đường mòn Bắc - Nam mang tên Bác ở cuối dãy Trường Sơn, chấm dứt tình trạng chiến trường bị chia cắt, nối miền Bắc XHCN với miền Nam ruột thịt, mở ra cho cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn lịch sử mới, tạo sức mạnh to lớn cho đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Gồm:

1) Địa điểm đội I đoàn B90 bắt liên lạc với đoàn C200 của miền Đông Nam Bộ tại vàm suối Đắk R'tíh và sông Đồng Nai, ngày 30/10/1960 (nay thuộc thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa).

2) Địa điểm đội II Đoàn B90 đã bắt liên lạc được với tổ mở đường C270 tại cây số 4 xuyên qua Quốc lộ 14 hướng ngã ba Đắk Song đi Gia Nghĩa, ngày 4/11/1960 (nay thuộc thôn 8, xã Nam Bình, huyện Đắk Song).

Ngày 02/8/2011, được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia theo quyết định số 2367/QĐ-BVHTTDL, của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch.

5. Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm N’Trang Gưh

Địa điểm lưu dấu phần mộ của N’Trang Gưh, buôn làng, cánh đồng và căn cứ địa của nghĩa quân do thủ lĩnh N’Trang Gưh lãnh đạo chống quân Xiêm năm 1884 - 1887 và thực dân Pháp năm 1900 – 1914 nay thuộc địa bàn xã Buôn Choáh (Krông Nô).

Tại đây, N’Trang Gưh đã kêu gọi tập hợp hơn 600 thanh niên thuộc 20 buôn trên lưu vực sông Krông Nô và Krông Ana đứng lên khởi nghĩa tiêu diệt toàn bộ quân Xiêm tại cánh đồng buôn Tur và buôn Phok vào cuối thế kỷ 19.

Năm 1900, một lần nữa N’Trang Gưh đã đứng lên tập hợp dân làng khởi nghĩa chống Pháp. Dưới sự lãnh đạo của N’Trang Gưh, cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn một thập kỷ, giành được nhiều chiến công vẻ vang, gây chấn động toàn Đông Dương và giới cầm quyền Pháp.

Ngày 2/8/2011, được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Quốc gia theo quyết định số 2366/QĐ-BVHTTDL, của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch.

6. Địa điểm chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk
Địa điểm ghi dấu nhiều trận đánh ác liệt của lực lượng bộ đội chủ lực ta và quân, dân địa phương trong suốt chặng đường lịch sử từ năm 1968 đến 1975 nhằm tiêu hao sinh lực địch, đánh phá hệ thống đồn bốt đang án ngữ phá hoại đường Hồ Chí Minh trên chiến trường nam Tây Nguyên.

Địa điểm Đồi 722 - Đắk Sắk là một trại lực lượng đặc biệt Đức Lập (Camp Duc Lap) được Mỹ - Ngụy thiết lập năm 1965, cách trung tâm quận Đức Lập (tỉnh Quảng Đức cũ) khoảng 10 km về hướng đông (nay thuộc địa phận thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil). Tại đây địch xây dựng các công sự kiên cố với 12 lớp hàng rào, bên trong là tường đất có ụ chiến đấu, hào sâu cắm chông, gài mìn. Lực lượng địch tại đây là 01 tiểu đoàn được trang bị quân trang vũ khí hiện đại.

Năm 1968, bộ đội chủ lực của ta phối hợp với quân và dân địa phương nổ súng tấn công quận lỵ Đức Lập và một loạt vị trí đóng quân của địch trên toàn tuyến Sapa, Đắk Lao và Đắk Sắk... đồng thời chặn đánh các cánh quân chi viện của địch. Đêm 24/8/1968, căn cứ trại lực lượng đặc biệt Đức Lập – nơi cố thủ cuối cùng của địch đã bị tiêu diệt, đại bộ phận quân chiếm đóng và hệ thống Ngụy quyền từ huyện đến xã tan rã, giải phóng hàng ngàn dân, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ trận địa.

Ta chiếm đóng trại lực lượng đặc biệt Đức Lập được 3 đến 4 ngày thì địch huy động tổng lực quân đội từ Buôn Ma Thuột và các căn cứ quân sự đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Đức tiếp ứng, bao vây tấn công bất ngờ, chúng huy động máy bay B52, dùng hỏa tiễn, pháo 105mm, pháo 155mm, pháo 175mm, gài mìn Claymore và đại liên dội xuống trại lực lượng đặc biệt Đức Lập trong suốt hơn 3 ngày đêm.

Sau gần 10 ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt hơn 1.300 tên địch; bắn hạ nhiều phương tiện chiến tranh và thu nhiều quân trang, vũ khí. Tuy nhiên, do thông tin chậm, lại chưa được chi viện lực lượng và tiếp tế lương thực kịp thời nên ta chỉ chống trả và cầm cự được trong 3 ngày. Trong trận chiến quyết tử đầy khốc liệt này, ta đã hy sinh hơn 200 đồng chí. Địch tái chiếm trại Đức Lập.

Địa điểm chiến thắng đồi 722 – Đắk Sắk được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, theo Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2012.

7. Danh thắng thác Đray Sáp

Là một thác nước lớn trên dòng sông Sêrêpốk thuộc địa bàn xã Nam Đà (Krông Nô). Theo tiếng Êđê, Đray Sáp có nghĩa là "Thác khói", bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là là như màn sương khói. Vào mùa mưa thác cao 12m, rộng 120m, và vào mùa khô thác cao 8 m, rộng khoảng 70-80m.

Đray Sáp là ngọn thác hùng vĩ vào bậc nhất Tây Nguyên. Ngày 3/8/1991, được công nhận là danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 1371/QĐ- BVHTT, của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch).

8. Danh thắng thác Đ’ray Sáp thượng (thác Gia Long)

Thác thuộc xã Đắk Sôr (Krông Nô). Là thác nước nguồn nằm trên dòng sông Sêrêpốk gắn với sự tích tình yêu chung thủy của nàng H’Mi. Năm 1930 – 1933, thực dân Pháp đã huy động dân phu và tù nhân ở nhà Đày Buôn Ma Thuột lao dịch hết sức cực nhọc, gian khổ dưới đòn roi tra tấn, cực hình của chúng để xây dựng một đoạn đường vòng cung đi qua thác cùng với chiếc cầu treo qua sông Êa Kông.

Nằm giữa núi rừng, sông nước hùng vỹ, thác cao khoảng 8m, rộng khoảng 70m. Mùa khô lưu lượng nước sông vơi hẳn, tạo thành 9 ngọn thác lớn nhỏ. Khu rừng quanh thác ôm gọn hồ Tắm Tiên rộng khoảng 80m2 cùng với hệ sinh thái phong phú, thu hút đông đảo khách tham quan, nghỉ dưỡng. Ngày 4/1/1991, được công nhận là danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 01/1999/QĐ- BVHTT, của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Truong nuoi day tre - Nhà May Mắn

Địa chỉ: 19A, Đ. Số 1, Kp 9, P. Bình Hưng Hoà A Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline : 090 906 2528

Web site nha nghi phong phong gia dinh gia re o Go Xoai Binh Tan Maison Chance : maison-chance.org/shop