Sau nhiều thập kỷ băn khoăn về lý do tại sao các ngôi sao trẻ khổng lồ không thổi bay lớp khí xung quanh chúng, các nhà thiên văn cuối cùng đã phát hiện quá trình để giải thích việc các ngôi sao trẻ vẫn quấn lớp khí xunh quanh mình.

Loại sao này có khối lượng gấp 10 lần mặt trời và hoạt động tích cực khi nhìn dưới ánh cực tím, bắt đầu tỏa sáng khi lớp mây khí khổng lồ tan dần, chuyển Hidro thành Heli và thổi bùng lên lò phản ứng hạt nhân của ngôi sao. Nghiên cứu mới cho thấy sự lớn lên của khối khí này còn tiếp tục cả khi ngôi sao đã chiếu sáng, chống lại bức xạ sao vốn khiến nó bị thổi bay.

Mô hình mới cho thấy khí bay không đều lên ngôi sao và bị kết khối thành các sợi xoắn tập trung bởi vì có quá nhiều khí trong 1 khu vực nhỏ. Khi ngôi sao di chuyển qua các chỗ xoắn này, các sợi hấp thu bức xạ cực tím mà ngôi sao phát ra bảo vệ khí xung quanh. Một khi quá trình hấp thu bị ngừng, lớp khí tinh vân này sẽ tan dần.

Nguồn: http://www.livescience.com/43610-mas...s-mystery.html