-
25-07-2012, 09:11 AM #1GuestImage Credit & Copyright: Brad Goldpaint (Goldpaint Photography)
Tại sao cực quang này lại mang màu hồng ấn tượng như vậy?
Khi đang chụp ảnh tại hồ Crater đẹp như tranh vẽ ở bang Oregon, Mỹ vào tháng trước, bầu trời chợt sáng lên cực quang màu sắc khác thường. Mặc dù chúng ta đã có nhiều hiểu biết về cơ chế vật lý tạo ra cực quang nhưng dự báo chính xác sự xuất hiện và màu sắc của cực quang vẫn là vấn đề cần điều tra nghiên cứu.
Thông thường, như chúng ta biết, những cực quang thấp nhất xuất hiện có màu xanh lá cây. Cực quang thường bắt đầu sáng rõ ở cao độ 100 km trên bề mặt Trái Đất và liên quan đến các nguyên tử ôxy trong khí quyển bị kích thích bởi thể plasma di chuyển nhanh từ ngoài không gian. Cực quang cao nhất – khoảng 200 km – có màu đỏ, và cũng được phát ra bởi sự va chạm các nguyên tử ôxy trong khí quyển. Một số cực quang cao nhất có thể nhìn thấy – khoảng 500 km – màu xanh biển, được gây ra bởi các ion nitơ tán xạ ánh sáng mặt trời.
Khi nhìn từ mặt đất, qua các lớp cực quang, màu sắc của chúng có thể kết hợp với nhau tạo nên các lớp màu sắc độc đáo và ngoạn mục, như trong trường hợp này, là màu hồng hiếm thấy ở trên. Hai năm tới đây khi năng lượng mặt trời tăng lên cực đại, các vụ nổ hạt từ mặt trời chắc chắn tiếp tục và có khả năng tạo ra các hình ảnh cực quang ban đêm thậm chí còn đáng nhớ hơn.View more random threads:
- Vầng hào quang của Mặt Trăng -APOD 20/11/2012
- Đại bàng cất cánh - APOD 21/7/2012
- Ảnh thiên văn ngày 16/03/2014: Tinh vân Mắt Mèo
- Cực quang hòa cùng dòng nước ngầm phun tại Yellowstone- APOD 17/10/12
- Ảnh thiên văn ngày 07/05/2014: NGC 1097 và NGC 1097A
- Cát Sao Hoả - APOD 25/11/2012
- Phía bắc Sao Thủy - APOD 1/12/2012
- Tinh vân hoa uất kim hương trong chòm Thiên Nga ("The Tulip in the Swan") - APOD 26/7/2012
- Tinh vân phát xạ trong chòm sao Cepheus - APOD 5/8/2012
- Tro và sét trên núi lửa vùng Iceland - APOD 30/7/2012
-
25-07-2012, 10:55 AM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Trâm dịch tốt lắm, rất cảm ơn Trâm về bài dịch. Nếu có hứng thú Trâm nhận luôn chủ đề này cho forum nhé - mỗi ngày cập nhật một ảnh. Nếu ok anh sẽ hướng dẫn thêm cách trình bày cho thống nhất.
-
25-07-2012, 11:14 AM #3Silver member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Em không chắc onl với đủ thời gian dịch được mỗi ngày, nhưng em sẽ cố gắng! Anh cứ hướng dẫn cho em với!
-
25-07-2012, 11:22 AM #4Silver member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Mục này cần online và update daily. Có lẽ anh sẽ giao cho hai người phụ trách chuyên mục này. Cụ thể anh sẽ post lên topic đăng ký nhóm hoạt động
-
25-07-2012, 11:41 AM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi fallingstars
Các Chủ đề tương tự
-
Vầng hào quang của Mặt Trăng -APOD 20/11/2012
Bởi langmoda030 trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 5Bài viết cuối: 21-11-2012, 11:32 AM -
Cực quang trên trái đất APOD 11/10/2012
Bởi mchoigame trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 13-10-2012, 02:04 AM -
Cực quang và sao băng trên bầu trời Na Uy - Apod 5/10/2012
Bởi dacliem1122 trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 06-10-2012, 02:09 AM -
Cực quang trên đảo Greenland - Một kì quan của bầu trời! APOD 3/10/2012
Bởi maianhbao trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-10-2012, 03:02 AM -
Mây dạ quang - những đám mây phát sáng nằm ở rìa không gian APOD 22/8/2012
Bởi nnduongpt trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 27-09-2012, 04:18 AM
Đối với đồng bào M’nông nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, con voi không chỉ là một tài sản lớn của gia đình, dòng họ mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần. ...
Con voi trong văn hóa M’nông