-
27-07-2012, 12:24 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Image Courtesy: H.E.S.S. Collaboration
Lớn nhất trong các kính thiên văn cùng thể loại, kính thiên văn quan trắc lập thể năng lượng cao (H.E.S.S.) II nằm phía trước trong bức ảnh. Nghiêng theo phương ngang, nó phản chiếu phong cảnh đảo ngược của sa mạc Namibia trong một tấm gương bị chia thành nhiều đoạn rộng 24 mét và cao 32 mét, tương đương với diện tích của 2 sân quần vợt. Bắt đầu với sự thăm dò vũ trụ tại những mức năng lượng rất cao, H.E.S.S II dò thấy ánh sáng đầu tiên vào ngày 26/7. Hầu hết các kính thiên văn mặt đất với các thấu kính và gương bị cản trở bởi bầu khí quyển Trái Đất-bầu khí quyển làm mờ hình ảnh, tán xạ và hấp thụ ánh sáng. Nhưng H.E.S.S. II là kính thiên văn Cherenkov, được thiết kế để phát hiện các tia Gamma - những phô-tôn mang năng lượng gấp hơn 100 tỉ lần năng lượng trong ánh sáng nhìn thấy được - và thực tế nó lại cần bầu khí quyển để hoạt động. Khi tia Gamma tới tầng cao của bầu khí quyển, chúng tạo ra các chùm hạt tỏa ra (giống như các tia nước phụt ra từ vòi hoa sen) mang năng lượng cao. Một máy ảnh lớn đặt tại tiêu điểm của gương thu lại chi tiết các vệt sáng nhấp nháy của ánh sáng quang học, gọi là ánh sáng Cherenkov, được tạo ra bởi các chùm hạt năng lượng cao.Kính H.E.S.S II hoạt động trong tổ hợp gồm bốn kính thiên văn cherenkov 12m đem đến những hình ảnh lập thể ( ảnh nổi 3 chiều) về năng lượng và hướng đi của các tia gamma đến từ vũ trụ.
Tomorrow's picture: the wrong track
(Sao bài này dịch khó thế này, mọi người chỉ bảo e với)View more random threads:
- Ảnh thiên văn ngày 07/05/2014: NGC 1097 và NGC 1097A
- Tàu Apollo 16 có thực sự đi trên Mặt Trăng?- APOD 29/1/13
- Câu chuyện nhân loại trong một phút -APOD 14/11/2012
- Sét đánh dưới tốc độ ghi hình 7.207 hình/giây - APOD 23/7/2012
- Tinh Vân Hành Tinh Hình CầuAbell 39
- Cực quang và sao băng trên bầu trời Na Uy - Apod 5/10/2012
- DNA: Phân tử xác định bạn APOD 21/8/2012
- Sắc màu của Sao Thủy - APOD 1/3/2013
- Những vì sao trong bầu trời vẩn bụi
- Vầng hào quang của NGC 6164 - APOD 27/10/2012
-
27-07-2012, 12:26 PM #2Guest
Thành viên mới nổ pháo !!!! bùm bùm
-
27-07-2012, 12:44 PM #3GuestGửi bởi ThienHa
-
27-07-2012, 12:59 PM #4Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi tramchiken
-
28-07-2012, 09:35 AM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Hiếu xem những phần anh đánh dấu mầu xanh trong bài dịch của em và theo anh sẽ chuyển những từ như mầu đỏ xem có hợp lý không nhé. Nếu thấy hợp lý chỗ nào thì chỉnh sửa lại tại bài chính để nhóm quảng bá post lên homepage và facebook.
p/s Bài này cũng làm dễ hơn cái clip về Higgs lần trước hàng trăm lần mà. Clip đó chú làm tốt, vậy sao kêu bài này khó được [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG] . Anh thấy chú chỉ có bị mập mờ cụm từ incoming gamma cosmic rays thôi [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
Gửi bởi hieutrungnguyen95
-
28-07-2012, 12:28 PM #6Guest
(Sao bài này dịch khó thế này, mọi người chỉ bảo e với)
nhưng sau mỗi bài dịch "khó nhằn" như thế, kiến thức Eng + Astro cũng đc "nâng lên 1 tầm cao mới" [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]
-
29-07-2012, 03:56 AM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 4
cố lên e, dịch những ảnh này thu được rất nhiều kinh nghiệm dịch lẫn kiến thức thiên văn, cứ kiên trì rồi sẽ sớm thành thành viên chính thức thôi
-
29-07-2012, 01:14 PM #8Guest
ok anh Hà e thấy phần chỉnh sửa của a hợp lý quá[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] E đã chỉnh lại như anh bảo rồi đấy ạ.
Mà e thấy cái clip Higgs Boson kia dễ ẹc tại nó toàn dùng những lời lẽ ăn nói bình thường + lối giải thích dễ hiểu (khi nói thì có ai dùng những từ ngữ đao to búa lớn đâu), còn dịch mấy cái ảnh kia dù có mấy câu thôi nhưng cách nó viết rất đặc trưng cho lối văn nghiên cứu Mỹ, mà dịch ra tiếng Việt thế nào nghe cho ngắn gọn xuôi tai thì hơi khó ạ, lại còn thêm những kiến thức mình chưa biết nữa nên cũng mất khá nhiều thời gian google search để tự hiểu.
-
29-07-2012, 01:17 PM #9Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
ôi mình cũng đang chật vật cả tối với ảnh hôm nay =.=
-
29-07-2012, 01:52 PM #10Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Mọi người chịu khó vật nó ra để thuần phục nó nhé.
Các Chủ đề tương tự
-
Vầng sáng hoàng đạo và Dải Ngân Hà - APOD 20/10/2012
Bởi trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 2Bài viết cuối: 21-10-2012, 11:59 AM -
Mặt trời đen với nền trời sao bị đảo màu - APOD 15/10/2012
Bởi songdonggun trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-10-2012, 11:06 AM -
Cực quang trên đảo Greenland - Một kì quan của bầu trời! APOD 3/10/2012
Bởi maianhbao trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-10-2012, 03:02 AM -
DNA: Phân tử xác định bạn APOD 21/8/2012
Bởi trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 26-09-2012, 02:17 AM -
Thu phân - Mặt trời từ Hạ chí đến Đông chí - APOD 23/9/2012
Bởi trangda trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-09-2012, 02:52 AM
Mâu thuẫn là vấn đề không thể tránh khỏi ở các cặp đôi. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, sau khi ganh và cãi vã, đàn bà thường có nhu cầu tình dục cao và mãnh liệt hơn khi “ân ái”. Bởi sau khi ghen,...
Các cô ham muốn "quan hệ" sau ghi...