Cực quang trên trái đất APOD 11/10/2012
Bản quyền: NASA, NOAA, GSFC, Suomi NPP, Earth Observatory,


Chụp từ vệ tinh Suomi-NPP ngày 8 tháng 10, quang cảnh Bắc Mỹ ban đêm thật dễ nhận ra khi nhìn từ quỹ đạo trên không trung bao la của trái đất hiền hòa. Ở phía trên của tấm hình là những làn sóng ánh sáng kì ảo cuộn lên phía trên các thành phố Quebec, Ontario của Canada, chúng chính là bắc cực quang hay còn gọi là ánh sáng phương Bắc. Bao quanh cực Bắc và mở rộng ra ở các vĩ độ thấp hơn, những làn cực quang ấn tượng này xuất hiện suốt nhiều ngày gần đây nguyên là do những trận bão từ dữ dội. Những trận bão được khởi thủy từ sự phun trào đồng loạt của các vòng lửa mặt trời vào ngày 4, 5 tháng 10, sau đó ảnh hưởng tới “quyển từ” của trái đất trong 3 ngày sau đó. Những bức màn của ánh sáng, soi rọi hơn 100 km trên bề mặt , được hình thành từ những hạt cao năng lượng đổ xuống quyển từ và tương tác với những phân tử ô xi, ni tơ trong tầng thượng quyển.