-
14-10-2012, 02:26 AM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Hình ảnh và bản quyền: Ignacio de la Cueva Torregrosa (Capturandoeluniverso, A.A.E.)
Những ngôi sao nhọn hoắt và những hình thù ma quái phân bố đầy rẫy trong bức ảnh vũ trụ được chụp lại ở trên. Khoảng không tĩnh lặng này bao phủ vùng trời của chòm sao Phi Mã (Pegasus) với kích thước góc gấp 2 lần kích thước trăng tròn. Những ngôi sao sáng hơn trong có vẻ đầy gai góc, đó là do hiện tượng nhiễu xạ - một hiện tượng hết sức phổ biến khi quan sát bầu trời bằng kính thiên văn phản xạ. Những ngôi sao trong ảnh trên đều nằm trong Dải Ngân Hà của chúng ta. Những đám mây mờ ảo - hình thành từ các hạt bụi liên sao - bồng bềnh trôi trong khoảng không phía trên các thiên hà, phản xạ lại ánh sáng yếu ớt từ những cụm sao trong Dải Ngân Hà. Được biết đến như mây ti vĩ độ cao, hay còn gọi là tinh vân tích hợp (những tinh vân được chiếu sáng không phải bằng một ngôi sao đơn lẻ thông thường mà là bằng năng lượng tổng hợp của tất cả các ngôi sao trong Dải Ngân Hà), chúng được kết hợp với các đám mây nguyên tử. Đám mây khuếch tán này có tên khoa học là MBM 54, ở cách chúng ta gần 1000 năm ánh sáng. Một vài thiên hà khác nằm xa bên ngoài Dải Ngân Hà cũng xuất hiện trong bức ảnh với những hình thù ma quái, trong đó có cả thiên hà xoắn ốc sặc sỡ NGC 7497, nằm cách chúng ta 60 triệu năm ánh sáng. Ở ngay gần trung tâm bức ảnh, những cánh tay xoắn và làn bụi của NGC 7497 đang phản xạ lại màu sắc của các ngôi sao và bụi vật chất trong Dải Ngân Hà.
Mèo Fisica - HASView more random threads:
- Hình ảnh Curiosity đáp xuống sao Hỏa - APOD 8/8/2012
- Vầng hào quang của NGC 6164 - APOD 27/10/2012
- M16: Sự kiến tạo - APOD 22/7/2012
- Cột nước khổng lồ ở Florida - APOD 17/07/2013
- Messier 5 – APOD 3/8/2012
- Dải tơ vắt ngang qua Mặt Trời APOD 20/8/2012
- Giới thiệu Sao chổi ISON APOD 1/10/2012
- Cuộc hội ngộ giữa Mặt Trăng và Sao Mộc - APOD 20/7/2012
- Cực quang và sao băng trên bầu trời Na Uy - Apod 5/10/2012
- Ảnh thiên văn ngày 18/04/2014: Lặn vào trái tim của Tinh vân Orion
-
14-10-2012, 02:30 AM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
nhờ các sếp check hộ em mấy cái này:
- "Its well-composed field of view covers about 2 Full Moons on the sky toward the constellation Pegasus." em k rõ ở đây ý chỉ kích thước gấp đôi trăng tròn hay là 2 tuần trăng tròn. em dịch là tuần trăng vì thấy cái đầu nghe hơi vô lý.
- "integrated flux nebulae". em có tra nghĩa của từ này nhưng nói chung là nó rất... tối nghĩa, nên em tạm dịch là "dòng tinh vân tích hợp" k biết có ổn k. đây là một vài thông tin về nó: http://www.galaxyimages.com/UNP_IFNebula.html
fiuuu.. 2 tuần trc đc bài dễ, đến tuần này thì vớ đúng phải cái bài khó nhằn [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]
-
14-10-2012, 04:58 AM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Mèo Fisica
Gửi bởi Mèo Fisica
=> Tinh vân phản xạ hỗn tạp
Các Chủ đề tương tự
-
NGC 1365: Thiên hà xoắn ốc kì bí - APOD 24/11/2012
Bởi anhtran trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 22-12-2012, 02:44 AM -
NGC 660: Thiên hà hình chiếc nhẫn - APOD 10/11/2012
Bởi vannam trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 1Bài viết cuối: 12-11-2012, 12:01 PM -
Thiên Hà xoắn ốc NGC 5033 APOD 17/8/2012
Bởi trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 25-09-2012, 02:13 AM -
Thiên hà xoắn NGC 4038 trong vụ va chạm APOD 12/8/2012
Bởi silanh trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 21-09-2012, 01:33 PM -
Bình minh tại Đài thiên văn Parkes - 18/7/2012 APOD
Bởi trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-07-2012, 02:19 AM
Uống Viagra quan hệ được bao lâu Viagra là một loại thuốc giúp cải thiện lưu thông máu đến dương vật và duy trì độ cương cứng trong quá trình quan hệ dục tình. mặc dầu rất hiệu quả nhưng nó có thể...
Nam giới nên hiểu rõ về nguy cơ...