Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0


    Có thời điểm mà đôi khi cả bầu trời và Trái đất như bùng nổ . Đó là khi những cực quang đầy sắc màu xuất hiện sớm hơn trong tháng , với cực quang xanh nằm ở chân trời trong khi những dải sáng của cực quang đỏ lại rực rỡ phía trên cao. Mặt trăng sáng chiếm 1 góc nổi bật trong bức tranh,trong khi những ngôi sao quen thuộc chỉ có thể được nhìn thấy cách một khoảng xa. Nhiếp ảnh gia đã cẩn thận chụp lại bức hình này ở mạch ngầm White Dome tại công viên quốc gia Yellowstone( miền tây nước Mỹ). Chỉ đợi có thế,sau nửa đêm, White Dome bắt đầu “bùng nổ”. Vệt trắng trong ảnh là nước và hơi nước tích tụ phun ra từ mạch nước ngầm bắn vào không trung.Nguyên nhận của hiện tượng này là do nước trong mạch ngầm bị nóng lên và bốc hơi bởi những dòng macma phía dưới kéo dài tận vài km, len lỏi qua các kẽ nứt đá tới bề mặt. Hiện có tới khoảng một nửa trong tất cả các mạch nước phun được biết xảy ra tại công viên này. Mặc dù bão địa từ tạo ra các cực quang đã giảm xuống, song cứ mỗi 30 phút mạch ngầm White Dome vẫn tiếp tục phun trào.
    Nguồn ảnh: Robert Howell
    http://apod.nasa.gov/apod/ap121017.html

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ảnh APOD hôm nay đẹp quá

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cực quang xảy ra ở độ cao vào khoảng 100km đại ca, thử hỏi có cái núi nào cao đc 10km chưa =p~
    nên làm gì mà bao quanh người được [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Ảnh này từ tuần trước rồi.[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Không biết ở chỗ người đứng chụp cực quang có bao lên người không nhỉ @@

  6. #6
    Guest
    thích cái cực quang màu đỏ quá :x


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Cùng chiêm ngưỡng cực quang đến từ sao Mộc
    Bởi nhungnb trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-07-2016, 05:06 AM
  2. Cùng nhau ngắm mưa sao băng Perseids tháng 8/2015
    Bởi trihoinachantoan trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-08-2015, 11:09 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-03-2013, 05:28 AM
  4. Ghép thị kính để có tiêu cự ngắn và chống quang sai.
    Bởi toyotavietnam trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-07-2010, 05:40 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •