Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0


    Hình ảnh và bản quyền: Gemini Observatory, AURA, Travis Rector (Univ. Alaska Anchorage)


    Những đặc điểm nổi bật của NGC 660 được mô tả rõ nét trong bức ảnh chụp nhanh này, là sự kết hợp của những dải sáng rộng và hẹp được lọc ra từ dữ liệu ảnh của kính thiên văn Gemini North, đặt trên đỉnh Mauna Kea. Nằm ở khoảng cách hơn 20 triệu năm ánh sáng và bơi lội tung tăng trên vùng trời của chòm sao Pisces - Song Ngư, hình dạng khác thường của NGC 660 khiến nó được mệnh danh là "thiên hà hình nhẫn phân cực".
    Các thiên hà hình nhẫn phân cực đều thuộc loại hiếm, chứa một khối lượng đáng kể các ngôi sao, khí và bụi chuyển động theo quỹ đạo tròn, gần như vuông góc với mặt phẳng của đĩa thiên hà. Hình dạng kì lạ của nó có lẽ là kết quả của khối lượng vật chất mà nó nhận được khi một thiên hà tình cờ đi ngang qua, và cuối cùng, những mảnh vụn vất chất này nối đuôi nhau tạo thành 2 chiếc râu dài "chìa" ra ngoài vành đai vật chất.
    Tương tác hấp dẫn mạnh mẽ giải thích cho sự tồn tại của hàng ngàn vùng tạo sao màu hồng nhạt xung quanh vành đai của NGC 660. Nhờ 2 cực kéo dài của các thiên hà hình nhẫn, người ta có thể khám phá ra hình dạng của quầng vật chất tối vô hình bao quanh chúng, bằng cách tính toán sự ảnh hưởng do lực hấp dẫn của vật chất tối tác dụng lên sự quay của vành đai vật chất và đĩa thiên hà. Rộng hơn cả đĩa thiên hà, vành đai vật chất xung quanh NGC 660 trải dài khoảng 50,000 năm ánh sáng.




    Mèo Fisica - HAS

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Dịch lung tung thế em? Nếu gặp thuật ngữ nào lạ thì phải tra wiki để hiểu rõ bản chất rồi mới dịch chứ?
    "Thiên hà vành đai cực":
    http://en.wikipedia.org/wiki/Polar-ring_galaxy
    "Dark-matter halo": Quầng vật chất tối


 

Các Chủ đề tương tự

  1. NGC 1365: Thiên hà xoắn ốc kì bí - APOD 24/11/2012
    Bởi anhtran trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 22-12-2012, 02:44 AM
  2. Thiên hà, sao và bụi vật chất - APOD 13/10/2012
    Bởi [email protected] trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 14-10-2012, 04:58 AM
  3. Thiên Hà xoắn ốc NGC 5033 APOD 17/8/2012
    Bởi trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 25-09-2012, 02:13 AM
  4. Một chiếc bánh xe trên Sao Hỏa - APOD 7/8/2012
    Bởi seosango trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-08-2012, 09:53 AM
  5. Bình minh tại Đài thiên văn Parkes - 18/7/2012 APOD
    Bởi trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 20-07-2012, 02:19 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •