Hình ảnh và bản quyền: NASA / JHU Applied Physics Lab / Carnegie Inst. Washington

Sao Thủy – hành tinh trong cùng của Hệ Mặt Trời - hẳn không phải là một địa điểm thuận lợi để tổ chức Thế vận hội mùa đông liên hành tinh bởi điều kiện khí hậu khô cằn, khắc nghiệt. Nhưng dữ liệu mới nhận được từ vệ tinh thăm dò Sao Thủy MESSENGER đã cho thấy, tại cực Bắc hành tinh này, những vùng bị bóng tối bao phủ quanh năm trong các miệng núi lửa luôn dự trữ một lượng nước đóng băng dồi dào.

Sự tồn tại của những khối băng này đã được dự đoán từ nhiều năm trước, bắt đầu từ khám phá của rađa thăm dò về những vùng sáng, phản chiếu ánh sáng tốt ở cực Bắc. Được đánh dấu màu vàng trên bản đồ dựa theo dữ liệu ảnh gửi từ MESSENGER, vị trí các vùng sáng tương ứng với vị trí của các hố va chạm. Trong các hố va chạm, những khối băng này phân bố ở phần đối diện với cực Bắc.

Quang phổ notron và mô hình nhiệt do MESSENGER ghi lại được trong các hố va chạm cho thấy rằng vật chất ở những vùng này chứa hydro lỏng cùng với nước đóng băng gần như tinh khiết, và được giữ lại ở khu vực có nhiệt độ dưới 100 độ kelvin (-173 độ C). Với điều kiện bóng tối bao phủ quanh năm - tương tự như trong những miệng hố trên bề mặt Mặt Trăng - người ta cho rằng nguồn gốc của nước đóng băng trên Sao Thủy là từ mảnh vỡ của các vụ va chạm thiên thạch.







Mèo Fisica - HAS