Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hieutrungnguyen95
    Dạ chào các anh. Em mọi khi toàn đi "tàu điện ngầm" trên diễn đàn, tới hôm nay mới post bài đầu*,*. Tiếng Anh em khá ổn. Em hay đọc các tạp chí khoa học bằng tiếng Anh. Cái video ấy em có thể dịch được ạ nhưng khổ nỗi lại ko biết ghi và chèn phụ đề vào kiểu j ý ạ. Nếu ai biết chỉ e thì e hoàn toàn có thể dịch được ạ. Tks!
    Tầu ngầm hôm nay mới chịu nổi lên hả??? Vậy thì phải bắt tay vào việc luôn đi để đóng góp cho diễn đàn bằng cách dịch video clip trên đi nhé. Xong việc này thì cơ quan kiểm toán coi như không truy cứu vụ trốn tax của em bấy lâu nay đối với 4rum [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    Clip xây dựng dưới dạng cartoon, rất hay và sinh động, và dễ hiểu. Nó sẽ giúp chúng ta "hình dung" ra được một cách đơn giản nhất thế nào là Higgs, tại sao Higgs là có vai trò trong việc hình thành lên khối lượng của vật chất.... Hieutrungnguyen95 dịch sớm rồi post lên nhé.
    Xong vụ này anh muốn mời Hieutrungnguyen95 tham gia vào nhóm dịch thuật cùng mọi người [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cái này anh đã poz cả mấy tháng trước rồi nhưng vì quá dài và quá khó hiểu nên không ai làm đâu.
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...ll=1#post11609

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Dạ chào các anh. Em mọi khi toàn đi "tàu điện ngầm" trên diễn đàn, tới hôm nay mới post bài đầu*,*. Tiếng Anh em khá ổn. Em hay đọc các tạp chí khoa học bằng tiếng Anh. Cái video ấy em có thể dịch được ạ nhưng khổ nỗi lại ko biết ghi và chèn phụ đề vào kiểu j ý ạ. Nếu ai biết chỉ e thì e hoàn toàn có thể dịch được ạ. Tks!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hieutrungnguyen95
    Dạ chào các anh. Em mọi khi toàn đi "tàu điện ngầm" trên diễn đàn, tới hôm nay mới post bài đầu*,*. Tiếng Anh em khá ổn. Em hay đọc các tạp chí khoa học bằng tiếng Anh. Cái video ấy em có thể dịch được ạ nhưng khổ nỗi lại ko biết ghi và chèn phụ đề vào kiểu j ý ạ. Nếu ai biết chỉ e thì e hoàn toàn có thể dịch được ạ. Tks!
    4m cứ dịch rồi ghi lại thời gian bắt đầu và kết thúc câu đấy anh sẽ làm sub cho em!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Dịch cái đấy làm j lằng nhà lằng nhằng=.= Lấy hàng chính hãng của CERN này vừa ngắn gọn vừa dễ hiểu:
    http://public.web.cern.ch/public/

  6. #6
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi hieutrungnguyen95
    Dạ chào các anh. Em mọi khi toàn đi "tàu điện ngầm" trên diễn đàn, tới hôm nay mới post bài đầu*,*. Tiếng Anh em khá ổn. Em hay đọc các tạp chí khoa học bằng tiếng Anh. Cái video ấy em có thể dịch được ạ nhưng khổ nỗi lại ko biết ghi và chèn phụ đề vào kiểu j ý ạ. Nếu ai biết chỉ e thì e hoàn toàn có thể dịch được ạ. Tks!
    Tổ quốc ghi công !!!!

  7. #7
    Guest
    có 1 video khá ổn giải thích về hạt higgs, ai rảnh thì dịch và up lên ngay nhé (nhớ ghi nguồn video conbf lại mình chen phụ đề rồi dán nhãn has thế nào cũng đc tùy các bạn ), thnks [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]

    <object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/3oBsUg2BzLU">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/3oBsUg2BzLU">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Phù!!!!!!!!! Mãi mới xog, kiệt cả sức. Đây là bản đầu tiên nha mọi người (em đã cố up file word lên cho tiện nhưng không tìm thấy nút upload document đâu nên bó tay). Sau mấy h mỏi cả lưng đau cả mắt rã cả tay, đây chỉ là những lời nói của người thuyết trình thôi, chưa có thời gian xuất hiện kết thúc đâu a Khánh ạ, nhưng em cứ up lên để mọi người thấy chỗ nào cần sửa luôn thì sửa.
    Vài chú ý nho nhỏ: +chỗ cách 2 dòng là ra slide mới.
    +trong ngoặc đơn là phần e thêm vào để giải thích hoặc trích dẫn thuật ngữ tiếng anh mà ai có thể dịch chuẩn hơn thì làm ơn sửa dùm.
    +a Khánh: e thấy ông này nói rất nhanh nên sẽ rất khó để điều chỉnh thời gian xuất hiện cho mỗi dòng tiêu đề, như kiểu chưa kịp đọc hết câu này thì đã chuyển sang dòng khác rồi ý.
    Đây là toàn bộ bài dịch, em sẽ tiếp tục hoàn thành nó:

    *Căng tin CERN, ngoại ô Geneva, Thụy Sĩ, ngày 16/6/2011*
    Tôi đã từng thấy sự mất trật tự này xảy ra ở đây
    Nhưng trông có vẻ thật điên rồ ở đây
    Vì ai cũng đến và có rất nhiều học sinh ở đây và trông có vẻ cả thế giới là một phần nơi này
    Điều đó cũng dể hiểu khi việc thu thập dữ liệu tiến triển rất tốt, rất nhanh nên mọi người rất hứng thú xem điều gì đang xảy ra hiên tại và đến để nghe về những khám phá đáng kinh ngạc này
    Khi nhìn vào các dữ liệu bạn sẽ thấy thật kỳ diệu và tự hỏi dữ liệu gồm những thành phần gì
    Lần trước chúng ta đã đề cập đến ***(ông ấy nói về 1 thuật ngữ khoa học nào đấy nghe như “prices” nhưng em chịu vì có biết lần trước của ông ấy là về cái gì đâu), đây thật sự là ***
    Vậy ngày nào cũng có thể là ngày thay đổi thế giới

    Thực sự thì LHC (máy gia tốc hạt lớn) tất cả thực ra là về khám phá và thám hiểm
    Chúng tôi đang tìm kiếm những thứ khác nhau-những thứ mới mẻ điên rồ

    Để tạo nên mọi vấn đề hàng ngày, bạn chỉ cần hạt electron, up quark và down quark
    Với những hạt up quark và down quark bạn có thể tạo ra các hạt proton hay neutron
    Với các hạt electron, proton và neutron bạn có thể tạo nên bất kỳ loại nguyên tử nào
    Vậy bạn chỉ cần 3 loại hạt trên
    Nhưng có bao nhiêu loại hạt chúng ta đã phát hiện ra rồi? – 12 loại hạt!
    Tại sao chúng ta lại có chúng? –Tôi không biết
    Có tất cả bao nhiêu? Một tram, một triệu hay mười hai? – Chúng ta không biết
    Chúng ta đang nhìn vào đỉnh của một tảng băng trôi và tự hỏi

    – Liệu có gì đó khổng lồ ở dưới bề mặt nước không? – hoặc chỉ có thế thôi? – Và dù sao thì điều đó có ý nghĩa gì chứ, đúng không?

    Chúng ta đang tìm kiếm những đặc điểm dấu hiệu
    Nó như kiểu bảng tuần hoàn hóa học-Bạn lấy tất cả các nguyên tố và sắp xếp chúng dựa vào đặc điểm tính chất và chúng rơi vào các nhóm khác nhau
    Vd như những nguyên tố này thì ở đây, những nguyên tố kia có xu hướng theo chiều dọc này, những nguyên tố kìa thì lại ở chỗ khác
    Tại sao? Vì tồn tại một cơ sở nằm sau cấu trúc nguyên tử
    Ngày nay, như chúng tav đã biết, vì ô-bi-tan electron quay xung quanh hạt nhân

    Nên chúng ta có bảng tuần hoàn các hạt cơ bản- cũng như bảng tuần hoàn hóa học- chúng ta cố tập trung chúng lại và sắp xếp chúng dựa trên đặc điểm tính chất của các loại hạt
    Và cũng có những dấu hiệu lý thú- những dấu hiệu gợi ý rằng phải tồn tại kiểu cấu trúc bí ẩn mà chúng ta không hiểu- chúng ta vẫn chưa thấy nó
    Có 6 loại hạt quark: up, down, charm, strange, top, bottom.
    Còn những hạt này được gọi là lepton –đấy chỉ là cái tên thôi- electron, muon, tau, electron neutrino, muon neutrino và tau neutrino
    Những hạt này liên kết vs nhau (up vs down, charm vs strange, top vs bottom)
    Cũng như vậy, những hạt này tạo thành cặp: electron-electron neutrino, muon-muon neutrino, tau-tau neutrino
    Tất cả các hạt kiểu vậy đều ở đây à
    Chúng ta không biết
    Nguồn gốc của những dấu hiệu chúng ta nhìn thấy ở cái bảng này là từ đâu ra?
    Chúng ta không biết.
    Chúng ta đang cố gắng tìm ra những manh mối bằng cách tìm kiếm những loại hạt nào khác cũng tồn tại hay nói cách khác, cái gì ở ngoài đó?

    Vấn đề là, chúng ta có máy va chạm này (LHC). Điều thần kì của một máy va chạm là bạn có thể làm những thứ mà bạn không có xung quanh
    Bạn lấy 2 loại hạt và làm chúng biến mất (to make into nothing)
    Cái thứ đi ra không cần phải là sự sắp xếp lại của những thứ đi vào. Nó như kiểu điều thần kì của lượng tử khi thứ đi ra kiểu như biến mất thành năng lượng thuần (kiểu như chỉ có mỗi năng lượng thôi, không có hạt nào hết). Và bạn cũng có thể tạo ra bất cứ hạt nào khi bạn có đủ năng lượng cần thiết
    Nó như kiểu có một thực đơn.
    Bạn đến một nhà hàng (thay tiền thanh toán bằng năng lượng) và bạn có từng này năng lượng và bạn hỏi có thể ăn những món gì mà tốn ít hơn hoặc bằng lượng năng lượng bạn có.
    Đó là lý do bạn muốn có nhiều năng lượng nhất có thể.
    Và mỗi lần bạn khuấy động năng lượng, bạn có thể tìm ra một chế độ năng lượng (energy regime) hoàn toàn mới, như kiểu hạ cánh xuống một hành tinh mới, nó chứa đầy những hạt mới mà những người khác chưa hề biết vì không ai có đủ năng lượng để làm ra chúng
    Giả sử khi áp lực thay đổi, thì…Bùm! Mọi thứ văng ra xung quanh.

    Và một trong những thứ mọi người đoán sẽ văng ra là.. Hạt Higgs Boson. Ý tưởng là hạt Higgs Boson là hạt có trách nhiệm tạo thành khối lượng cho những loại hạt khác.
    Điều đó để lại hiểu nhầm là có khối lượng nghĩa là có đồ vật chất. Thực ra không hẳn là vậy.
    Như đã nói ở trước, hạt có khối lượng nhưng không có thể tích. Chúng là những “điểm”.
    Khối lượng hầu như là một đăc điểm tính chất của hạt, như điện tích.
    Nhưng có một số hạt có điện tích, một số khác thì không. Vậy khối lượng như kiểu một loại khác của điện tích, hay bạn có thể coi nó là “điện tích hấp dẫn” (gravitational charge).
    Và khi hai thứ cùng có khối lượng, chúng sẽ hút nhau.
    Lý thú là bạn không thể có khối lượng âm, hay lực hấp dẫn “đẩy” (repulsive gravity). Do đó lực hấp dẫn khác với các lực khác theo cách đó.

    Giả thuyết Higgs bắt đầu thế này.
    Tưởng tượng ra một trường lực trải rộng khắp vũ trụ.
    Và mọi hạt đều cảm nhận được trường này và bị ảnh hưởng bởi trường này theo những mức độ khác nhau
    Vậy vài hạt sẽ thực sự bị làm chậm lại bởi trường này, bạn biết đấy, kiểu như bơi trong thủy tinh
    Và vài hạt hầu như không cảm thấy trường
    Vậy những hạt hầu như không cảm thấy ấy có khối lượng nhỏ
    Và những hạt thực sự bị ảnh hưởng mạnh- hay bị làm chậm lại- bởi trường này có khối lương lớn
    Do đó bạn thay câu hỏi tại sao các hạt lại có khối lượng khác nhau bằng câu hỏi khác: tại sao các hạt lại cảm nhận trường Higgs khác nhau?
    (Hạt) Higgs là một biểu hiện của trường này, nó là bằng chứng tồn tại của trường này

    Có rất nhiều phản ứng khác nhau có thể cho bạn hạt Higgs, ví dụ:
    Ví dụ 1: Bạn có thể kết hợp 2 gluon và thu được Higgs Boson và rồi nó phân rã thành những hạt bottom quark
    Nhưng vấn đề là ở chỗ, có rất nhiều cách khác để bạn tạo ra 2 hạt bottom quark
    Trên thực tế, chúng (2 hạt bottom quark) là một trong những thứ phổ biến nhất được tạo ra
    Và nó xảy ra nhiều hơn cả triệu lần trong rất nhiều quá trình không liên quan đến hạt Higgs [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    Vấn đề là chúng ta thực sự không thể nhìn vào bên trong những phản ứng này, chúng ta không thể nhìn thấy chúng và lôi chúng ra và đảo chiều phản ứng ngược lại
    Tất cả những thứ ta có thể thấy là những sản phẩm đã bị phân rã
    Vậy đó: đấy là thứ duy nhất bạn có thể xem và điều bạn muốn biết là: Liệu hạt Higgs có tồn tại hay không?

    Sự tìm ra Higgs Boson:
    Đầu tiên, va chạm xảy ra
    Nó kéo dài khoảng 1x10^(-23) giây và bạn có một giá trị đo lường về sản phẩm bị phân rã (hạt bottom quark)
    Rồi bạn sẽ nói: “tôi sẽ đánh dấu khối lượng của hạt quark này và quark kia theo tổng năng lượng của chúng
    Và bạn đếm có bao nhiêu va chạm xảy ra cho mỗi bậc năng lượng
    Dấu X ở đây thể tổng số ở bâc năng lượng này. Trong mỗi lần như thế bạn có thêm được một giá trị khác, phải không?
    Một dấu X khác cho một vị trí khác…
    Sau cùng thì bạn xây dựng được một biểu đồ dữ liệu. Ví dụ dữ liệu đó sẽ trông như thế này.(xem hình)

    Sau đó bạn có 2 giả thuyết để dự đoán dữ liệu
    Cái thứ nhất nói rằng: “tôi đoán không tồn tại Higgs Boson vì dữ liệu đi theo đường xiên xuống như hình
    Cái còn lại nói rằng: “Có tồn tại Higgs Boson ở chỗ nổi lên” (trong hình)
    Vấn đề là ở chỗ, sự khác biệt giữa hai giả thuyết này thực sự rất nhỏ
    Thế nên sẽ rất khó để nhận diện hai giả thuyết này với dữ liệu ta thu được, vì kết quả được dự đoán là cực kì nhỏ (the predicted effect is tiny)
    Nếu có sự khác biệt khổng lồ thì sẽ rất dễ để nói ra sự khác biệt giữa có Higgs Boson hay không
    Vì kết quả dự đoán là cực nhỏ nên sẽ rất khó nhìn, cái bạn cần là lượng dữ liệu khổng lồ, bạn sẽ cần cả tỉ tỉ va chạm trước khi bạn có thể thấy được sự khác biệt
    Đó là lý do chúng ta thực hiện điều này 40 triệu lần/giây suốt ngày, suốt năm để có thật nhiều va chạm để nói lên sự khác biệt nhỏ giữa 2 giả thuyết này
    Nó như kiểu chụp ảnh bầu trời, nếu bạn chỉ chụp một tấm thì bạn sẽ không thấy gì mấy
    Nhưng một khi bạn chụp càng lâu thì bạn có thể thấy càng nhiều thứ ở xa

    Có rất nhiều cách để tạo ra Higgs Boson, đó cũng là điều mà mọi người đang làm việc
    Chúng ta làm việc trong một tập thể gồm hang nghìn người và có những người làm việc về mỗi “kênh” khác nhau, vài người làm việc chỗ này, vài người làm việc chỗ khác
    Ý tưởng là cố gắng quan sát mọi thứ tại cùng một thời điểm
    Để có thêm chút ít bằng chứng và chúng có thể được kết hợp thành thứ gì đó thuyết phục
    Chúng ta sẽ để nó (máy LHC) hoạt động trong một thời gian dài và mong có gì đó xuất hiện

    Vẫn có khả năng cho rất nhiều thứ mới
    Bạn có thể để nó hoạt động một lúc,chúng ta vẫn chưa thấy thứ gì điên rồ, nhưng vẫn có thể có một con voi kì lạ màu hồng ở đó, đợi xuất hiện
    Đó là lý do mà tôi nói, mỗi khi bạn mở hòm thư điện tử ra, có lẽ có ai đó lập ra kế hoạch (make a plot), hay có thể đó là lúc bạn nghe ai đó nói: “Ôi, chúng ta thấy gì đó”
    Cái gì ẩn trong dữ liệu? Cái gì ẩn trong dữ liệu chứ? Nó rất là thú vị






 

Các Chủ đề tương tự

  1. Phát hiện ra hạt Higgs có lợi gì?
    Bởi iwinonline365 trong diễn đàn Thiên văn vật lý
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 01-09-2012, 01:17 PM
  2. Higgs: Chương cũ sắp khép, chương mới ló dạng
    Bởi wevi trong diễn đàn Thiên văn vật lý
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 16-08-2012, 08:08 AM
  3. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 18-07-2012, 06:13 AM
  4. Công bố thí nghiệm quan sát hạt Higgs tại CERN
    Bởi vangpro trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 06-07-2012, 01:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •