Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Dù ko có ngày tận thế thật thì con người cũng đang chính là tác nhân gây ra nội diễn thế xảy ra trong hệ sinh thái. Nếu theo quy luật sinh học thì loài ưu thế (con người) với sự bá đạo của mình đang làm thay đổi môi trường theo hướng bất lợi cho mình (tăng dân số,chất thải,.. gây ô nhiễm môi trường), nhường chỗ cho 1 quần thể ưu thế khác [IMG]images/smilies/20.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/20.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/20.gif[/IMG] ... ko biết khoa học có đủ sức cải thiện môi trường trước khi có vài thiên thạch đâm vào trái đất ko hay lại tự đào hố chôn mình trước ngày đó đây...

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Xem tranh vẽ giả tưởng sau Ngày Tận thế, khi con người phải nhường chỗ cho cây cối và động vật...
    Ngày Tận thế là một trong những chủ đề phổ biến và thường được đề cập đến trong các bộ phim viễn tưởng. Những hình dung về Ngày Tận thế thường có nhiều điểm chung: con người bị tiêu diệt, nền văn minh sụp đổ và một phần lớn Trái đất trở nên hoang tàn, không ai sinh sống.

    Nhưng Nick Pedersen - một hoạ sĩ đa phương tiện sống tại Brooklyn, New York lại có những hình dung riêng về thế giới sau Ngày Tận thế. Những tác phẩm dựng bằng kỹ thuật số của anh khắc hoạ viễn cảnh mà trong đó, con người phải nhường chỗ cho thiên nhiên hoang dã.





    Theo các nhà khoa học, mức nước biển dâng lên với tốc độ trung bình 1,8mm/năm trong thế kỷ 20. Nếu xu thế ấm lên toàn cầu của Trái Đất không được ngăn chặn, nhiều vùng đất sẽ bị nước biển nhấn chìm trong tương lai.





    Trong hàng trăm năm qua, con người đã tàn phá môi trường sống của nhiều loài động vật. Nhưng điều đó không còn đúng trong thế giới của Nick Pedersen: con người lẩn trốn trong bóng tối, còn những loài động vật hoang tự do xâm chiếm những thành phố đổ nát.




    Một thị trấn xinh đẹp bị bỏ hoang, các loài cây, cỏ dại đang âm thầm tấn công và xóa bỏ những gì từng thuộc về cuộc sống con người. Hình ảnh một con báo nằm ung dung, hoàn toàn bình thản trước sự xuất hiện của con người đơn độc.







    Trong tưởng tượng của tác giả, nền văn minh đã hoàn toàn sụp đổ và nhường chỗ cho trật tự của thiên nhiên. Những người sống sót sau Tận thế trở về với đời sống nguyên thủy và sử dụng công cụ thô sơ.




    Chiếc ô tô - hình ảnh đại diện cho nền văn minh giờ chỉ còn là những đống sắt gỉ sét.


    Có thể nói, chủ đề xuyên suốt những tác phẩm của Nick Pedersen là sự mâu thuẫn giữa tự nhiên và con người.





    Đường phố đã trở thành một cái ao, nơi đàn vịt bơi lội tung tăng. Hình ảnh này gợi ra sự làm chủ của các loài động vật đối với môi trường sống trên Trái Đất.






    Những con cá sấu kiểm soát vùng nước, ngăn không cho con người bé nhỏ đi qua. Đôi khi chúng ta quên rằng, loài người cũng chỉ là một bộ phận nhỏ bé và sự sinh tồn của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các loài khác trên Trái Đất.






    Những thành phố và nhà máy cũ đang biến dần trở lại thành rừng cây. Theo tác giả, sau khi loài người tự đưa mình đến Ngày Tận thế, thiên nhiên sẽ giành lại quyền làm chủ và xây dựng lại ngôi nhà chung cho muôn loài.




    Đèn giao thông, biểu tượng cho trật tự xã hội của loài người đã không còn hoạt động. Thay vào đó, các loài thực vật và động vật thiết lập lại trật tự vốn có từ hàng tỉ năm nay của tự nhiên.





    Hậu duệ của loài người đang “giao đấu” với con quái vật bằng sắt - một chiếc ô tô cũ nát trong khi các loài động vật khác không mảy may quan tâm.


    Con người sau Tận thế dường như không còn giữ được sự thông minh của mình nữa. Liệu những hành động tàn phá môi sinh của chúng ta hiện nay có phải là sự thông minh?





    Một tượng đài kỷ niệm về quá khứ huy hoàng đã qua của loài người. Nhiều người lo ngại nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra, lời tiên đoán về sự hủy diệt của nền văn minh có thể trở thành hiện thực và con người sẽ trở về thời nguyên thủy.





    Những loài động vật rừng sinh sống tự do trong không gian từng thuộc về con người. Sau Tận thế, các loài động vật không còn phải sống trong nỗi sợ hãi bị con người săn bắt để thỏa mãn lòng tham không đáy của mình.

    Tuy mang đậm tính chất viễn tưởng, chùm tác phẩm của Nick Pedersen đặt ra nêu bật lên sự xung khắc giữa lợi ích của con người và thiên nhiên hoang dã. Ngày Tận thế có đến hay không có lẽ phụ thuộc rất nhiều vào hành động của mỗi chúng ta hôm nay.

    Kênh 14.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cùng xem sự hoang tàn của giả thiết 2012 thành hiện thực qua tranh vẽ và bài học dành cho con người.
    Thế giới bước sang “năm đại họa” 2012 cũng là lúc những lời tiên tri về Ngày Tận thế trở thành đề tài nóng bỏng, gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng hơn bao giờ hết. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi nếu cái ngày khủng khiếp ấy thực sự xảy ra thì Trái đất này của chúng ta sẽ ra sao không? Hãy cùng chúng tớ đến với bộ ảnh dưới đây và xem các nghệ sĩ digital trên thế giới tưởng tượng về “Doomsday” (Ngày Tận thế) như thế nào nhé!




    Cú va chạm với Mặt trăng là một giả thiết “mở màn” cho “hồi cáo chung” của Trái đất.



    Những vụ nổ liên tiếp xé toang Trái đất.



    Hình ảnh ta từng bắt gặp trong poster của bộ phim “2012” – cơn đại địa chấn tạo ra những vết đứt gãy khổng lồ, kéo trôi các lục địa xuống đáy biển.



    Cơn đại hồng thủy cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi và đánh sập cả những tòa cao ốc chọc trời.

    Bộ ảnh cho thấy một cái kết đầy khốc liệt và bi thảm của Trái đất, khi hàng loạt thảm họa khủng khiếp cùng lúc giáng xuống hành tinh xanh. Những trận mưa thiên thạch khổng lồ, những cơn bão lửa với sức nóng kinh hoàng từ Mặt trời đổ xuống, các siêu núi lửa đồng loạt phun trào gây ra những trận động đất, sóng thần dữ dội nhấn chìm địa cầu trong chết chóc, hoang tàn... Con người đã không thể chống chọi với thảm họa và tất cả sự sống bị đẩy xuống vực sâu hủy diệt, toàn bộ nền văn minh chói lọi mà loài người đã gây dựng suốt mấy nghìn năm qua trong phút chốc trở về con số 0. Cuối cùng, Trái đất trở về điểm xuất phát và sự sống lại bắt đầu một chu kỳ mới...




    Thành phố Đài Bắc (Đài Loan) sầm uất một thời nay chỉ còn bóng tối, hoang tàn.



    Toàn cảnh New York (Mĩ) chìm trong nước biển.





    Với khung cảnh hoành tráng, tông màu xám đen hay đỏ rực, nét vẽ dữ dội, mỗi tác phẩm đều khiến người xem phải “lạnh gáy”, “thót tim” như chứng kiến một chuỗi thảm họa kinh hoàng cận kề ngay trước mắt.




    Cơn bão lửa khủng khiếp từ Mặt trời nhuốm đỏ Địa cầu.



    Khói lửa ngút trời thiêu rụi thành phố xinh đẹp Cincinnati (Mĩ).







    Hoành tráng, tàn khốc và đen tối, đó là những cảm nhận rõ nét nhất khi chiêm ngưỡng những bức ảnh này.
    Những tác phẩm này lấy cảm hứng từ quan niệm về chu kỳ sự sống của người Maya cổ đại và những lời tiên tri được Kitô giáo lưu truyền hàng trăm năm qua: “Vào giây phút tận cùng của mọi sự tận cùng, khói lửa sẽ đổ xuống từ trời cao, đại dương sẽ trở nên mịt mờ và bọt sóng dâng cao khủng khiếp. Mỗi giờ trôi qua, có hàng triệu, hàng triệu người sẽ chết...” (Trích Lời tiên tri thứ ba của Đức mẹ Maria vào năm 1917).




    Lầu Năm Góc (Mĩ).



    Những bóng đen lầm lũi bước đi giữa thành phố đầy chết chóc.




    Những khu phố nhộn nhịp của New York (Mĩ) vắng tanh không bóng dáng của con người.



    Đức Chúa cứu thế - vị thần hộ mệnh toàn năng cũng không thể cứu rỗi nổi một Rio de Janeiro (Brazil) chìm trong biển lửa.



    Đâu rồi kinh đô Paris (Pháp) hoa lệ?




    Mặt trời vẫn chiếu rọi nhưng loài người đã không còn được thấy nữa.



    Một chu kỳ sự sống mới lại bắt đầu.



    Liệu kết cục ấy có xảy ra?
    Chúng ta không bàn về chuyện tin hay không tin vào lời tiên đoán của người xưa. Những giả thuyết mà các nhà khoa học đưa ra tuy cũng dựa trên căn cứ thực tế, song xác suất xảy ra là vô cùng ít ỏi. Vậy nên, thay vì ngồi suy đoán hay sợ hãi về một Ngày Tận thế xa xôi, tại sao chúng ta không nghĩ đến cái “Ngày Tận thế” thật sự do chính hành động của con người gây nên?






    Băng tuyết đang tan nhanh ở hai địa cực, những dòng sông đen ngòm ngập ngụa trong chất thải, những cơn cuồng nộ của thiên nhiên mang theo bão lũ, hạn hán, động đất, sóng thần... đang ngày một tàn khốc và dữ dội hơn. Đó mới chính là bằng chứng về sự hủy diệt thực sự trong tương lai mà loài người đang phải đối mặt. Vậy nên, khi những hiểm họa từ vũ trụ bao la còn chưa ập đến, chúng ta phải hành động để giữ lấy sự sống của chính mình. Tương lai của Trái đất trước hết nằm trong lựa chọn của chính chúng ta!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Tất cả bị bao trùm bởi không khí lặng câm đáng sợ, cảnh vật hoàn toàn bất động và không gian vắng tanh không một bóng người...
    Dường như càng gần đến Ngày Tận thế, các nghệ sĩ trên thế giới lại càng tốn nhiều công sức để “thêu dệt” cho Trái đất những kết cục bi thảm khác nhau. Cũng với chủ đề này, song hai nghệ sĩ người Pháp - Lucy và Simon lại tưởng tượng theo một góc nhìn khá lạ: Trái đất của Ngày Tận thế không có gì đổi khác, không thiên tai, không thảm họa mà chỉ thiếu đi bóng dáng của con người.




    Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh - Trung Quốc) vắng vẻ lạ thường.



    Sân của bảo tàng Louvre (Paris - Pháp) hoàn toàn trống trải.



    Đài phun nước Bethesda trong công viên Central Park (New York - Mỹ).



    Quảng trường Concorde, xa xa là hình ảnh tháp Eiffel (Paris - Pháp).
    Bộ ảnh mang tên “Silent World” do hai nhiếp ảnh gia thực hiện ở những thành phố được coi là sầm uất, nhộn nhịp nhất thế giới: từ New York, đến Paris, tới Bắc Kinh. Không chỉ là đô thị hiện đại với các cao ốc, đại lộ, quảng trường... đây còn là những thành phố có dân cư đông đúc, mỗi giờ mỗi phút đều tấp nập dòng người và xe cộ qua lại.


    Tuy nhiên, bộ ảnh lại cho thấy một “bản sao không hoàn hảo” của những thành phố ấy. Tuy mọi thứ vẫn vẹn nguyên, nhà cửa ngăn nắp, đường phố sạch sẽ, cây cối xanh tươi, song cuộc sống sôi động, tươi đẹp ngày thường đã biến mất không dấu vết. Tất cả bị bao trùm bởi không khí lặng câm đáng sợ, cảnh vật hoàn toàn bất động và không gian vắng tanh không một bóng người. Cái tĩnh lặng, yên ắng không hề mang đến sự bình yên mà ngược lại nó gợi cảm giác cô đơn, lạnh lẽo đầy chết chóc.




    Tháp canh của giáo phái Nhân chứng Jehovah (New York - Mỹ).



    Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp).




    Cầu Queensboro (New York - Mỹ) trong nắng chiều nhợt nhạt.



    Nhà ga trung tâm thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc).

    Thỉnh thoảng trong khung hình cũng xuất hiện bóng dáng của con người, song đó chỉ là những chiếc bóng nhỏ nhoi, thưa thớt, đối lập hoàn toàn với không gian rộng lớn. Họ ẩn mình ở phía xa, bất động trong cô đơn và lặng lẽ như thể họ là những người cuối cùng còn sót lại trên thế giới này.




    Một góc của Phố Wall (New York - Mỹ).



    Cô gái ở Nhà thờ La Madeleine - một trong những công trình nghệ thuật nổi tiếng nhất ở Paris (Pháp).



    Vòng xoay Colombus (New York - Mỹ) thường ngày vốn là giao lộ đông đúc với các trung tâm mua sắm, các cửa hàng thời trang sang trọng xen lẫn khu chợ trời.



    Bóng người lẻ loi chỉ làm không gian thêm tĩnh mịch.

    Vậy con người đã đi đâu bỏ lại những thành phố chết trong vắng vẻ, hoang tàn? Tác giả cho biết, kịch bản về Ngày Tận thế mà họ đưa ra không phải dành cho Trái đất, mà đó chỉ là Ngày Tận thế của con người. Vài trăm năm trở lại đây, song song với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, loài người đã gây nên không ít những thiệt hại không thể phục hồi đối với hành tinh xanh, điển hình trong đó là sự hủy hoại tự nhiên và suy thoái môi trường đáng báo động. Ra đi, bỏ lại tất cả những thành tựu đã dày công gây dựng cũng chính là cái giá mà loài người phải trả cho sự tàn phá ngôi nhà chung ấy.




    Quảng trường Place de l’Opéra (Paris - Pháp).



    Một hành lang ở trạm xe điện ngầm Chaoyangmen (Bắc Kinh - Trung Quốc).



    Đường vành đai Xizhimen (Bắc Kinh - Trung Quốc).



    Bãi biển của vịnh Saint Brieuc ở phía Tây nước Pháp.

    Thoạt nhìn, nhiều người sẽ nghĩ những bức hình này là sản phẩm của Photoshop, tuy nhiên, thực tế tác giả lại không hề sử dụng bất kỳ công cụ chỉnh sửa hình ảnh nào. Để “hô biến” những dòng xe cộ và người qua lại khỏi bức ảnh, tác giả đã sử dụng hai thủ thuật nhiếp ảnh cực thú vị.


    Đầu tiên là kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng dài. Phơi sáng là quá trình để lượng ánh sáng đi qua bộ cảm biến của máy ảnh (hoặc phim) nhờ thay điều chỉnh tốc độ màn trập [IMG]images/smilies/79.gif[/IMG] và đường kính khẩu độ (**) của máy ảnh. Độ sáng tối của bức ảnh phụ thuộc nhiều vào thời gian phơi sáng dài hay ngắn - ảnh sẽ nhiều ánh sáng nếu phơi sáng dài và ngược lại.


    Những bức ảnh này được chụp với thời gian phơi sáng dài, có nghĩa là nhiếp ảnh gia phải điều chỉnh tốc độ màn trập chậm, mở rộng khẩu độ để ánh sáng vào nhiều. Ảnh quá sáng sẽ khiến các vật thể chuyển động trong ảnh bị mờ, nhòe đi, trong khi hình ảnh các vật thể đứng yên không thay đổi. Tuy nhiên phơi sáng dài đồng nghĩa với ảnh sẽ quá chói, không phù hợp với ý tưởng về một “thành phố chết”. Điều này được khắc phục bởi kính lọc ND (Neutral Density). Đặt kính lọc này trước ống kính khi chụp sẽ làm giảm cường độ ánh sáng đi vào ảnh, bão hòa các sắc độ màu, tạo hiệu ứng mờ khiến khung cảnh bao trùm màu xám ảm đạm.




    Công viên Xizhimen (Bắc Kinh - Trung Quốc).



    Công viên Fugximen (Bắc Kinh - Trung Quốc).



    Quảng trường Thời đại (New York - Mỹ).



    Đại lộ số 6 (New York - Mỹ).



    Một góc khuất của Manhattan (New York - Mỹ).

    Kênh 14


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •