Chủ đề: Kính thiên văn online
-
11-01-2011, 11:04 AM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Ban HL_XEN toàn dịch những bài hay thôi. Cảm ơn bạn, anh em vào làm vài kiểu nào biết đâu tìm thấy gì lại thành nổi tiếng hehe. Mặc dù những kính này không phải là khủng nhưng có mà dùng thì cũng hơn nhiều lắm rồi.
View more random threads:
- Focuser bánh răng mới làm xong!
- Mong được tư vấn hướng dẫn
- Gửi 1 số thiết bị test gương cho anh em
- Link web hữu ích trong công việc làm kính thiên văn!
- Hướng dẫn rửa gương kính thiên văn
- Tập hợp các clip về mài gương bằng tay
- Hotgirl Trâm Anh lộ clip nóng mới nhất
- Hỏi về chân ktv và chân đế xích đạo
- Giúp em tìm chỗ mua dụng cụ
- Kính Thiên Văn vô tuyến ! Hướng mới trong chế tạo thiết bị quan sát bầu trời !
-
11-01-2011, 01:04 PM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
KÍNH THIÊN VĂN ONLINE
Nhắc đến thiên văn vũ trụ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có mơ ước được một lần tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu của các hành tinh, tinh vân, sao chổi… qua kính thiên văn đúng không? Và không chỉ có vậy, những ai yêu thích thiên văn hẳn còn muốn tự tay mình chụp lại những hình ảnh lung linh ấy nữa! Tuy nhiên việc sử dụng kính thiên văn để quan sát cũng như chụp ảnh thiên văn đòi hỏi các bạn phải có kiến thức chuyên môn cũng như nhiều trang thiết bị hiện đại khác. Để cho ra đời những bức ảnh tinh vân, thiên hà đẹp lung linh như trên Google, các nhà thiên văn-cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp- ngoài việc đầu tư rất nhiều tiền bạc vào trang thiết bị (cả chục nghìn $ chứ chẳng chơi) họ còn phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức nữa! Thế nên đối với các bạn trẻ yêu thiên văn như chúng ta, cơ hội được tiếp cận với những chiếc kính hiện đại ở trên thật quá mong manh và những bức ảnh đẹp như mộng của NASA có lẽ chỉ là chuyện xa vời…
May mắn thay, nhờ có sự ra đời của Internet, chúng ta có thể xem phim, đọc truyện, nghe nhạc online. Vậy tại sao không có chiếc kính thiên văn online nào cho chúng ta quan sát nhỉ?
NASA và Đại học Harvard sẵn sàng cho bạn mượn kính thiên văn để quan sát!
http://mo-www.cfa.harvard.edu/
Bạn không tin à? Thật tuyệt vì điều này là sự thật đấy! MicroObservatory-Đài thiên văn tí hon là một mạng lưới kính thiên văn tự động có thể điều khiển qua Internet. Những chiếc kính thiên văn này được phát triển bởi các nhà khoa học và giáo dục tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics) nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ trên thế giới có cơ hội khám phá các kì quan của bầu trời đêm ngay tại chính lớp học của mình hay sau giờ học. Chúng được duy trì và đặt tại các đài quan sát liên kết với Trung tâm Vật lý thiên văn, bao gồm Đài thiên văn Đại học Harvard (Harvard College Observatory) tại Cambridge, Massachusetts và Đài thiên văn Whipple tại Amado, Arizona.
Cách sử dụng chúng rất đơn giản thôi! Sau khi truy cập vào trang web bên dưới, bạn sẽ được sử dụng kính với tư cách Khách-Guest. Công việc của bạn lúc này lần lượt là chọn các mục tiêu sẵn có, cài đặt độ phóng đại, thời gian phơi sáng và filter (yên tâm đi- máy tính sẽ gợi ý cho bạn cài đặt tốt nhất), sau đó nhập địa chỉ email của bạn rồi ấn nút để gửi yêu cầu. Sau 1-2 ngày kính sẽ tự động chụp và gửi ảnh mục tiêu mà bạn đã yêu cầu vào hòm thư. Bạn cũng có thể truy cập vào thư mục hình ảnh của trang web để “coi ké” những bức ảnh mà người khác yêu cầu. Lưu ý hệ thống chỉ giữ lại ảnh trong 2 tuần thôi nên nhớ lưu vào máy nha! Ngoài ra trang web cũng cung cấp phần mềm để xử lý ảnh thiên văn cùng rất nhiều kiến thức thú vị khác nữa, các bạn hãy tự mình khám phá nhé!
Nào, chỉ cần truy cập vào 1 trong 2 trang web sau là bạn có thể thỏa sức khám phá vũ trụ rồi!
-Giao diện dành cho Khách: “Observing with NASA”
http://mo-www.harvard.edu/OWN/
-Portal dành cho khách nhân năm thiên văn quốc tế 2009:
http://mo-www.cfa.harvard.edu/microo...bserverportal/
Chúng ta cùng tham khảo qua một số thông số kĩ thuật của những chiếc kính này nhé!
-Về mặt cơ khí: Chiều cao 3.5 ft nặng 135 lbs. Sử dụng động cơ bước có khả năng quay với tốc độ 2-3º /s và độ chính xác tới 3’
-Quang học: Kính thiên văn phản xạ theo kiều Maksutov với gương cầu sơ cấp 6 in và gương hiệu chỉnh (corector) 5.25 in, gương chéo 2 in cùng các phin lọc (filter) tùy chọn: xanh lam (B), vàng-lục (V), đỏ (R), hồng ngoại (IR) và trung tính (neutral density ND-4). Tiêu cự tổng cộng là 560 mm. Finder Minolta camera lens 28 mm.
-Điện tử:
+ Finder sử dụng CCD Kodak KAF0400 với độ phân giải 768x512, pixel 9x9 μm kết hợp với Minolta lens 28mm f/4.5 cho tỉ lệ phân giải 1.1’/pixel và FOV=12ºx9º. Thời gian phơi sáng từ 0.06s -10 phút, phơi sáng 30s cho hình ảnh sao có độ sáng tới cấp 8.
+Camera chính: CCD Kodak KAF1400 với độ phân giải 1317x1035, pixel 6.8x6.8 μm cho tỉ lệ phân giải 2.5”/pixel và FOV=1º x 2/3º. Thời gian phơi sáng từ 0.06s đến vài phút, phơi sáng 30s cho hình ảnh sao độ sáng cấp 15.
(Lưu ý đây là CCD đen trắng nên muốn chụp ảnh màu thì phải dùng 3 filter RGB)
+ Kính thiên văn được điều khiển bởi vi điều khiển Intel 80C196KC, 16kB onboard RAM và 32 kB ROM, kết nối với máy chủ thông qua IEEE 802.3 10 Megabaud link.
Trên đây bạn mới chỉ được xài dịch vụ “chụp ảnh thiên văn theo yêu cầu” thôi mà chưa được tự tay điều khiển một chiếc kính thực thụ, đúng không? Nhưng còn một bất ngờ nữa đây…
Global-Rent-A-Scope-Đến lúc điều khiển một chiếc kính thiên văn dành riêng cho bạn rồi!
www.global-rent-a-scope.com
Global-Rent-A-Scope (GRAS) là mạng Internet các kính thiên văn bán robot điều khiển từ xa ( remotely operated semi-robotic telescopes) đặt tại Mĩ, Tây Ban
Nha và Australia. Sau khi đăng kí tài khoản, bạn sẽ được quyền truy cập vào những chiếc kính thiên văn này và trực tiếp điều khiển chúng ngay tại bàn máy tính của mình.
Chụp ảnh thiên văn từ xa là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi:-Bạn có thể lựa chọn sử dụng 1 trong 15 chiếc kính thiên văn hiện đại bậc nhất mà có mơ bạn cũng không nghĩ là mình được mó tay tới!
-Điều khiển kính thiên văn qua máy tính để chụp ảnh vũ trụ chính là công việc thường ngày của các nhà thiên văn học chuyên ngành đó! (Và bây giờ thì tới lượt bạn!)
-Không phải lo lắng về thời tiết, điều kiện quan sát nữa bởi những chiếc kính thiên văn này tọa lạc tại những địa điểm hoàn hảo nhất (trên đỉnh núi, cách xa các đô thị…).
-Những chiếc kính này đặt cách bạn nửa vòng Trái đất, vì vậy bạn có thể chụp ảnh thiên văn giữa ban ngày mà không phải thức khuya!
-Giao diện vô cùng thân thiện và dễ sử dụng dành cho cả những người chưa biết gì lẫn các nhà thiên văn học chuyên ngành.
-Không tốn thời gian, công sức, không cần cài đặt, chỉnh sửa nhiều, chỉ cần vài cú click chuột và bạn đã có một bức ảnh hoàn hảo!
<font color="red">-GRAS thừa nhận: mọi bản quyền tác giả đối với các bức ảnh bạn chụp qua kính đều thuộc về bạn. Ở đây GRAS chỉ đóng vai trò là phương tiện để bạn thực hiện công việc của mình.
Nhưng mà đợi đã! Không có gì là miễn phí đúng không?
Uhm, có lẽ là như vậy đấy! Để sử dụng kính bạn phải nạp tiền vào tài khoản và chi phí trung bình vào khoảng 1$/phút vận hành!!! Tuy nhiên cơ hội ngàn năm có một đây: GRAS đang có chương trình dùng thử kính miễn phí! Chỉ cần truy cập vào địa chỉ dưới đây và đăng kí một (hay nhiều cũng được^ ^) tài khoản miễn phí:
http://www.global-rent-a-scope.com/register-on-gras/
Bạn sẽ có ngay 60 điểm trong tài khoản tương đương với khoảng 60 phút vận hành kính. Bạn sẽ chỉ được dùng 1 chiếc kính duy nhất dưới đây và chụp ảnh theo các mục tiêu đã lập trình sẵn. Nhưng như thế cũng là quá tuyệt vời đối với chúng ta rồi phải không?
Có ai muốn “overnight” với em này không nào!
GRAS-003
Wide Field - Takahashi TOA-150 - 1100mm FL @ f/7.33
New Mexico, USA
• Refractor. Fluorite Triplet Apochromat
• Camera: SBIG ST2000XCM - Single Shot Color
• FOV Arc mins: 29.0 x 38.7
• Resolution (Arc secs/pixels): 1.45
• Pixel Array: 1600 x 1200
• Megapixels: 2.0
• Pixel Size 7.4um
• Filters: Single Shot Color
Cách sử dụng rất đơn giản thôi! Các bạn xem thêm ở đây nhé!
http://www.global-rent-a-scope.com/tutorials/
http://www.global-rent-a-scope.com/gras-faq/
Gallery ảnh do các thành viên HAS chụp tại GRAS:
http://thienvanhanoi.org/forum/showt...-chup-tai-GRAS
HL_Xen - Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội HAS</font>
-
12-01-2011, 02:07 AM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Vừa vào chụp một loạt ảnh. Không biết như thế nào nữa. Hic...
-
13-01-2011, 12:16 PM #4Guest
Họ vừa gửi lại mấy ảnh chụp về đây :d
Mặt trăng
Mộc tinh
Các vệ tinh của Mộc tinh
Tinh vân Lạp Hộ
Tinh vân Con Cua
Thiên hà Andromède
P/s: Nhưng có điều là sao mấy bức ảnh này nhòe thế nhỉ [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]
-
14-01-2011, 07:02 AM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Em đã thêm link dẫn đến Gallery ảnh do các thành viên HAS chụp tại GRAS rùi nhá! Bật mí nha: nhờ có cái GRAS này mà khối nhà thiên văn nghiệp dư phát hiện ra sao chổi mới và được lấy tên để đặt cho sao chổi đấy! Các bạn có thể vào trang tin tức của GRAS để coi.
-
14-01-2011, 11:42 AM #6Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Chú ý: Tối mai Mặt Trăng sẽ giao hội với Pleiades (mở Stellarium lên để coi thử). Vì điều kiện thời tiết ko cho phép chúng ta quan sát trực tiếp nên mọi người nhớ "nhờ" Harvard chụp ảnh hộ nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]
-
14-01-2011, 01:33 PM #7Guest
Anh chụp 2 tấm Sao mộc và Andromeda rồi nhưng sao thấy giống hệt 2 bức của em vậy ko khác gì luôn. Có khi nào là ảo ko?
-
15-01-2011, 05:52 AM #8Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Trăng thế này thì giao hội với cái nào là hỏng cái đấy.[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
-
15-07-2011, 05:35 AM #9Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
[IMG]images/smilies/15.gif[/IMG]
Bradford Robotic Telescope
Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một đài quan sát thiên văn online khác nữa! Đó là Bradford Robotic Telescope.
http://www.telescope.org/
Bradford Robotic Telescope (BRT) là một phần của Đài thiên văn Teide (Observatorio del Teide) thuộc Viện Vật lý thiên văn quần đảo Canary (Instituto De Astrofisica De Canarias) , tại Tenerife, quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Đài thiên văn Teide là một trong những đài thiên văn tốt nhất châu Âu và nằm ở độ cao 2400m phía bắc khu vực chảo núi lửa.
Chỉ cần đăng kí 1 tài khoản miễn phí, bạn có thể gửi yêu cầu cho BRT để họ chụp ảnh cho bạn. Một ưu điểm lớn của BRT so với 2 chiếc kính đã giới thiệu là BRT cho phép bạn tùy chỉnh rất nhiều thông số[IMG]images/smilies/67.gif[/IMG]
-Đầu tiên bạn sẽ chọn mục tiêu quan sát, bao gồm các chòm sao, hành tinh, Mặt Trăng, các thiên thể tối như tinh vân, cụm sao,... BRT hỗ trợ tìm theo tên riêng hay theo Messier, SAO, NGC, IC Catalogue. Ngoài ra tuyệt vời hơn nữa bạn còn có thể điều chỉnh tọa độ RA-DEC bất kì cho kính chụp[IMG]images/smilies/69.gif[/IMG]
-Sau khi chọn xong mục tiêu, hệ thống sẽ tự động chọn loại KTV cần thiết cho bạn bao gồm Constellation để chụp chòm sao (FOV lớn) và Galaxy để chụp các thiên thể với độ phóng đại lớn (FOV hẹp). Tuy nhiên mục này bạn cũng có thể tùy chỉnh.
-Tiếp theo bạn sẽ cài đặt các thông số chụp ảnh:
+Thời gian phơi sáng (Exposure Time): BRT cho phép cài đặt thời gian phơi sáng tùy ý chính xác đến mili giây trong khoảng từ 20 ms đến 180000 ms (3 phút). Yên tâm là đã có gợi ý sẵn cho bạn: nếu là chụp chòm sao thì phơi sáng khoảng 1000-10000 ms (1-10s); chụp Mặt Trăng thì phơi sáng 30-50 ms; còn đối với thiên hà thì vào khoảng 120000 ms (2 phút). Đó chỉ là gợi ý thôi còn bạn có thể tự điều chỉnh thoải mái[IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]
+Dark Frame: Bạn có thể tùy chọn sử dụng Dark Frame để giảm nhiễu hay không. Với các bạn không chuyên nên để Dark Frame.
+Phim lọc (Filter): Có rất nhiều filter cho bạn lựa chọn và khám phá [IMG]images/smilies/16.gif[/IMG]
Không dùng Filter
O-III filter
ND 3 (Neutral density 3) filter
Chụp ảnh IR (Infra Red-hồng ngoại)
H-Alpha filter
Johnson B
Johnson V
Johnson R
Ảnh màu (BVR)
Thông số chi tiết của các filter:
-Sau khi cài đặt xong bạn ấn Save và Submit Job. Thông thường sau 1-2 ngày yêu cầu của bạn sẽ được thực hiện. BRT cho phép bạn lưu ảnh dưới dạng JPEG, 3D FITS hay 3 ảnh 2D FITS hoặc sử dụng Java Applet sẵn có để chỉnh sửa. Ngoài ra bạn cũng có thể xài thử chức năng xử lý ảnh bản Beta của website!
Nghía qua trang thiết bị nha: [IMG]images/smilies/15.gif[/IMG]
Chân đế (Mount): Chân đế xích đạo cao 2m Paramount ME cung cấp bởi Software Bisque
Kính thiên văn: có 4 chiếc Constellation (chòm sao), Cluster (cụm sao), Galaxy (thiên hà) và Guide (dẫn đường).
-Constellation: có FOV lớn nhất dùng để chụp ảnh chòm sao và dải Ngân Hà
+FOV: Khoảng 40° x 40°
+Camera: FLI MaxCam CM2-1 fitted with a E2V CCD47-10. 1k x 1k pixels, mỗi pixel 13µmx13µm . Class 1
+Filter Wheel: FLI CFW-2 Eight position filter wheel
+Filters: ND 2, Red (RGB), Green (RGB), Blue (RGB), Clear
Thông số kĩ thuật chi tiết tại đây: http://www.telescope.org/infopage.ph...Camera_Filters
+Focus: N/A (fixed focus point)
+Optical: Nikon 16mm f2.8 lens
-Cluster: Dùng để chụp các cụm sao như M45 và M15
+FOV: Khoảng 4.3° x 4.3°
+Camera: FLI MaxCam CM2-1 fitted with a E2V CCD47-10. 1k x 1k pixels, mỗi pixel 13µmx13µm. Class 1
+Filter Wheel: FLI CFW-2 Eight position filter wheel
+Filters: ND 2, Red (RGB), Green (RGB), Blue (RGB), Clear
Thông số kĩ thuật chi tiết tại đây: http://www.telescope.org/infopage.ph...Camera_Filters
+Focus: N/A (fixed focus point)
+Optical: Nikon 200mm lens
-Galaxy: Là 1 chiếc KTV 14 in thực thụ dùng để chụp các thiên thể Messier, NGC và các hành tinh cũng như Mặt Trăng
+FOV: Khoảng 24' x 24'
+Camera: FLI MicroLine fitted with a E2V CCD47-10. 1k x 1k pixels, mỗi pixel 13µmx13µm. Class 2
+Filter Wheel: FLI CFW-2 Eight position filter wheel
+Filters: ND3, H-alpha,B, V, R, I, O-III
Thông số kĩ thuật chi tiết tại đây: http://www.telescope.org/infopage.ph...Camera_Filters
+Focus: Optec TCF-s Temperature Controlled Focuser. Motorised Crayford style focuser with automatic temperature compensation
+Optical Schmidt-Cassegrain Celestron C14 optical tube. 3910mm focal length, 355mm aperture at f/11. A Celestron focal reducer gives an effective focal length of 1877mm at f/5.3.
-Guide:
+FOV: ???
+Camera: FLI MaxCam CM10-1 fitted with a Kodak KAF-3200. 2184 x 1510 pixels, mỗi pixel 6.8µm x 6.8 µm. Class 1
+Filter Wheel: FLI CFW-2 Eight position filter wheel
+Filters: ND2, Clear, B, V, R
Thông số kĩ thuật chi tiết tại đây: http://www.telescope.org/infopage.ph...Camera_Filters
+Focus: Optec TCF-s Temperature Controlled Focuser. Motorised Crayford style focuser with automatic temperature compensation
+Optical: Orion Optics OMC140 DeLuxe. 2000mm focal length, 140mm aperture. Maksutov-Cassegrain telescope operating at f/14.
E hèm, còn chuyện bản quyền thì sao nhỉ? [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG]
Image Copyright
Images taken with the Bradford Robotic Telescope Project are the property of the Bradford Robotic Telescope Project. Copyright remains with the Bradford Robotic Telescope Project. Anyone may re-publish Bradford Robotic Telescope images on other web sites or in print providing that a reasonable copyright notice attributing the image to the Bradford Robotic Telescope is on the image or very close to it.
Các Chủ đề tương tự
-
Ảnh thiên văn ngày 30/03/2014: Thiên hà Vòng hoa
Bởi thambt029 trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-04-2014, 08:14 AM -
Ảnh thiên văn ngày 09/02/2014: Thiên hà Con Nòng Nọc
Bởi ChinhHellyBtt trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 11-02-2014, 04:03 AM -
Bí ẩn về sự phát triển của thiên hà được giải mã nhờ Kính thiên văn Hubble
Bởi txluyen trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịchTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-08-2013, 04:35 AM -
Hướng dẫn sử dụng kính thiên văn online
Bởi quangnlp trong diễn đàn Kính thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 29-10-2012, 12:25 PM -
Kho phim về thiên nhiên thiên văn mới được up
Bởi seller79 trong diễn đàn Phim thiên vănTrả lời: 1229Bài viết cuối: 12-01-2011, 07:39 AM
Căn hộ dự án 389 Dream Home chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng 389 tầm vóc quốc tế sống đẳng cấp môi trường tiện nghi. bán căn hộ 389 Dream Home tầm vóc quốc tế góc view rộng...
Căn hộ 389 Dream Home kênh nhiều...