Những cuộc tranh luận nảy lửa giữa các nhà khoa học về sự sống tồn tại trên sao Hỏa diễn ra đã lâu nhưng mới đây một công bố đã làm tranh luận này càng thêm cam go.
Một phân tích gần đây về thiên thạch Tissint rơi xuống trái đất vào năm 2011 ở sa mạc Maroccan đã cho thấy chất lỏng chứa cacbon có thể sẽ là bằng chứng cho thấy sự sống đã từng tồn tại trên hành tinh đỏ này



Sự tồn tại của chất lỏng giàu hữu cơ trong những tảng đá gần bề mặt sao hỏa có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu môi trường trên sao hỏa và có lẽ trên hành tinh này đã từng tồn tại sự sống trong thời cổ đại
Nhưng một số nhà khoa học cho rằng phát hiện này cũng không loại trừ giả thuyết rằng vật chất hữu cơ này có nguồn gốc từ các vật chất không tồn tại sự sống. Nhưng muốn chứng minh một giả thuyết mới thì bắt buộc phải đưa được ra bằng chứng thuyết phục và dường như các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được bằng chứng cụ thể
Quả cầu lửa từ trên cao
Thiên thạch Tissant có nguồn gốc từ sao hỏa trông như một quả bóng lửa rơi xuống sa mạc Maroccan tỉnh Tata vào sớm ngày 18/07/2011. Một trong năm thiên thạch của sao hỏa đã được người dân nhìn thấy. Nhà nghiên cứu Hasnaa Chennaoui Aoudjehane của trường đại học Hassan II ở Casablanca là người đầu tiên nghiên cứu về thiên thạch này.
Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra bằng chứng của các hợp chất hữu cơ ( mà ở trên trái đất hợp chất này cấu thành nên sự sống ) tồn tại trong các khe của thiên thạch Tissint. Nhưng các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề liệu hợp chất này hình thành từ những vật chất sống hay những vật chất không tồn tại sự sống.
Một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thành phần cacbon hữu cơ trong nết nứt của thiên thạch. Họ cho rằng một số hành tinh nhỏ va chạm với sao hỏa đã tạo nên các vết nứt trên bề mặt Tissint và các vết nứt này đã hấp thụ các hợp chất chứa cacbon.
Cacbon cũng giống như nhiều nguyên tố khác có nhiều dạng khác nhau được gọi là đồng vị. Bằng cách tính toán khối lượng của đồng vị này, các nhà khoa học có thể tìm ra nguồn gốc của cacbon trong các khe nứt của thiên thạch Tissant.



Sau khi phân tích các thành phần cacbon trong thiên thạch, các nhà khoa học thấy ràng các đồng vị của cacbon quá nhẹ nên không thể có nguồn gốc từ bầu khí quyển của sao hỏa như các nhà khoa học đã công bố trước đây.
Liệu có sự sống trên sao Hỏa
Năm 2014, nhà khoa học Steele đã phát hiện hợp chất hữu cơ tồn tại trong thiên thạch Tissant và 10 thiên thạch khác có nguồn gốc từ sao Hỏa nhưng được hình thành từ các hoạt động của núi lửa. Tuy nhiên ông đã không tìm ra các hợp chất hũa cơ tương tự tồn tại trong thiên thạch sau khi dung nham đã nguội.
Steele cho biết, hợp chất hữu cơ từ các chất lỏng có thể được hình thành bới các nguồn khác nhau như khi trái đất bị ô nhiễm, khi các thiên thạch va chạm với sao hỏa,…từ đó hình thành nên các đồng vị nhẹ của cacbon.
Một số nhà khoa học đã tìm ra rằng, các chất hữu cơ trong chất lỏng có thể tìm thấy trong các tảng đá hình thành ở núi lửa và các hợp chất hữu cơ này không hề tồn tại sự sống.
Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn không loại trừ khả năng sự sống có tồn tại trên hành tinh đỏ này và họ cần tìm thêm bằng chứng thuyết phục để chứng minh cho nhưng tuyên bố của họ