-
16-01-2013, 04:22 AM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Trong buổi ngắm sao đầu tiên của năm 2013, CHỊ Huệ VÊ NỚT sờ có hỏi mình là quang sai Koma là gì? Vậy nên hôm nay mình mạnh dạn viết bài đầu tiên của mình trên diễn đàn về quang sai trong một hệ quang để các bạn có thể hiểu rõ hơn về chúng cũng như sẽ giúp ích được mọi người trong việc làm kính thiên văn. Bài viết này mình lấy chủ yếu từ môn Quang kỹ thuật mình được học. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn!
Như chúng ta đã biết, để đánh giá một hệ quang học như hệ vô tiêu ( kính thiên văn, ống nhòm) hoặc hệ hiển vi ( kính hiển vi quang học) thì ngoài các chỉ số như tiêu cự, góc trông vật ... còn một phần rất quan trọng quyết định tới một hệ quang có đạt yêu cầu hay không đó chính là quang sai.
Vậy quang sai là gì? Chúng ta đã học ở phổ thông là ánh sáng đi qua một thấu kính hội tụ chẳng hạn, nếu chùm sáng trắng chiếu song song thì sẽ hội tụ tại một điểm. Về thực tế thì không phải vậy:
Chúng ta thấy chỉ có các tia màu xanh tức là các tia cận trục (khoảng 10 độ) là gần như hội tụ taị một điểm ( vì khi đó ta lấy tang góc tới xấp xỉ góc tới), còn càng về phía xa trục, các tia càng hội tụ xa điểm đó. Dưới đây là công thức tính toán:
Dựa vào hai công thức trên, ta thấy được rằng khoảng cách từ giao điểm của 1 tia sáng đi qua thấu kính với quang trục với quang tâm phụ thuộc vào:
+ Chiết suất 2 môi trường truyền sáng.
+ Bán kính cong của thấu kính.
+ Khoảng cách từ vật đến thấu kính.
+ Góc trông vật.
Do tia sáng truyền vào các thấu kính là một chùm tia với các góc tới khác nhau, HOẶC KHÔNG SONG SONG VỚI QUANG TRỤC CỦA HỆ, hay do chiết suất của thấu kính không đồng nhất, ... nên cho dù bất cứ hệ quang chính xác đến đâu thì vẫn có quang sai. Chúng ta chỉ có thể giảm và cân đối các loại quang sai đạt được một yêu cầu nhất định.
Tóm lại:
Hôm nay đến đây thôi đã, để giải thích cặn kẽ trong khuôn khổ một bài viết thì mình nghĩ là rất khó nên sẽ tiếp tục cập nhật bài viết của mình,[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]. Rất mong được sự đóng góp của mọi người![IMG]images/smilies/9.gif[/IMG]
Bài tiếp theo sẽ là các loại quang sai.[IMG]images/smilies/34.gif[/IMG]View more random threads:
- Linh kiện cho kính thiên văn
- Kế hoạch cải tạo KTV 250 của HAS
- Cách chuẩn trực ktv
- Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ hiện đại năm 2019/ hoikientruc.com
- Mong được tư vấn hướng dẫn
- [Bán kính D150F1400 ] radar ARDUINO và một số thứ linh tinh khác
- Giới thiệu máy mài gương D=250mm
- Các anh chị giúp em về chân đế dobson với
- Hỏi về chân ktv và chân đế xích đạo
- Mài gương phản xạ
-
16-01-2013, 06:02 AM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Em lại nghĩ đơn giản là : Quang sai là do ánh sáng có tần số khác nhau nên khi đi qua lăng kính thì điểm hội tụ của mỗi tần số lại khác nhau nên ảnh sẽ bị hiện tượng nhòe, "cầu vồng" .
Còn cái hình anh vẽ trên thì em nghĩ đó là cầu sai [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
-
16-01-2013, 07:00 AM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi R.Kenshin
Hình mà bạn nói đúng là cầu sai,[IMG]images/smilies/113.gif[/IMG]
-
16-01-2013, 12:45 PM #4Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Đau đầu quá,mình hỏi ý là hỏi tại sao tự nhiên nó lại quang sai, cách khắc phục thôi,chứ về bản chất thì...[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] rất cám ơn đ.c [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]. Sơ bộ thì bạn Tài nhận xét em kính của mình do quá trình vận chuyển "tự thân vận động", kính bị cho lồng xe,đi lại xóc nên bị lệch trục=> quang sai (chứ ko phải là ống ko thẳng tuyệt đối), em nên viết thêm phần liên hệ thực tiễn,bài học kinh nghiệm cho nó khoa học thực dụng 1 tý,chứ ôm đống lý thuyết kia thì [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]. rất cám ơn bài viết [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
-
17-01-2013, 03:10 AM #5Guest
Em tưởng các tia sáng đi từ rất xa đến ( như các thiên thể chẳng hạn ) nên có thể coi chúng là đi song song vậy quang sai được tạo nên bởi việc bản chất chúng không song song là rất nhỏ ? Vậy k cần chú ý tới nguyên nhân này ?
-
17-01-2013, 04:39 AM #6Guest
bạn hungonly này có ý tưởng tích cực đấy, cố gắng phát huy, chào mừng bạn đến với clb, [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
@vodoitienboi: em cứ thử xài 1 con kính tự chế với vật kính là thấu kính đơn với 1 con mà vật kính là hệ kính tiêu sắc xem, sự khác nhau 1 trời 1 vực sẽ cho chúng ta thấy thế nào là "tiền nào của đấy" [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
-
17-01-2013, 05:25 AM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
@trovecatbui : Em xài và đúng là thấy sự khác nhau rất lớn rồi . Nhưng ý em là cái vấn đề quang sai gây ra bởi bản chất các tia nó không song song ấy .
-
17-01-2013, 06:16 AM #8Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi vodoitienboi
-
17-01-2013, 12:38 PM #9Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Ra là thế . Tks bạn nhé . Nhưng theo mình thì bạn nên sửa lại bài viết vì trong bài viết của bạn mình k thấy đoạn nào ghi tia sáng không song song với quang trục cả .
-
17-01-2013, 01:29 PM #10Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Venus
còn lệch trục không phải là nguyên nhân của quang sai !
Các Chủ đề tương tự
-
Vụ phun trào trên mặt trời tạo nên những đợt Bắc Cực quang trong tuần này
Bởi trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịchTrả lời: 0Bài viết cuối: 19-03-2013, 05:28 AM -
Cực quang trên đảo Greenland - Một kì quan của bầu trời! APOD 3/10/2012
Bởi maianhbao trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-10-2012, 03:02 AM -
Quang cảnh ngoạn mục phía trời tây
Bởi bawoco trong diễn đàn Quan sát thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 26-02-2012, 03:22 AM -
[Dịch] Mây Dạ Quang- một hiện tượng đáng chú ý trong thế kỉ 20
Bởi tuananh22794 trong diễn đàn Dịch tin, tài liệu, phim thiên vănTrả lời: 108Bài viết cuối: 19-03-2011, 01:18 PM -
Cách làm kính hiển vi quang học đơn giản!!!...
Bởi trong diễn đàn Kính thiên vănTrả lời: 2Bài viết cuối: 04-11-2010, 12:24 PM
Dự án Altara Residences Quy Nhơn chủ đầu tư Công ty CP Foodinco Quy Nhơn đầy đủ tiện nghi giá ưu đãi say mê bất tận. bán căn hộ Altara Residences Quy Nhơn đầy đủ tiện nghi vị trí đẹp tiện ích hiện...
Altara Residences Quy Nhơn thuận...