-
12-11-2013, 03:32 AM #1Guest
Phim lọc là một thiết bị quan trọng khi quan sát thiên văn. Nó giúp chặn lại những bước sóng không mong muốn, chỉ cho truyền qua những bước sóng "có lợi". Với mặt trời, nó chặn tia hồng ngoại, tử ngoại và hơn 99% lượng ánh sáng khả kiến. Phim lọc mặt trăng làm giảm độ chói của ánh sáng từ mặt trăng, chặn một phần nhỏ quang phổ vàng làm cho mặt trăng nhìn trong, đẹp và có độ tương phản cao hơn rất nhiều. Bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số loại kính lọc phổ thông và tác dụng của chúng.
1. Kính lọc ND (neutral density).
Kính lọc ND có tác dụng chặn một phần ánh sáng đi đến mắt chúng ta, nó sẽ làm ảnh tối hơn nhưng điều này là rất cần thiết khi quan sát những vật thể chói sáng như trăng tròn, sao Kim, sao Mộc... Kính lọc ND được đặc trưng bởi chỉ số ND.
ND: 0.3 - còn 50%
ND: 0.6 - còn 25%
ND: 0.9 - còn 13%
2. Kính lọc phân cực
Kính lọc phân cực được cấu tạo sao cho chỉ có những ánh sáng chiếu vuông góc với bề mặt thì mới cho qua, các tia còn lại sẽ bị hạn chế hoặc chặn đứng. Điều này làm cho ảnh được tăng độ bão hòa màu, giảm được ánh sáng chiếu xiên gây khó chịu làm mất độ tương phản.
3. Bộ lọc màu dành cho quan sát hành tinh.
Rất dễ hiểu, bộ lọc màu giống như miếng giấy bóng màu chỉ cho ánh sáng màu đó truyền qua dễ dàng, những màu còn lại sẽ khó khăn hơn khi truyền qua. Điều này làm nổi bật chủ thể cần quan sát khi nó có một màu đặc trưng nào đó. Ví dụ quan sát mặt trăng, ta sẽ muốn nó xám hơn, bớt màu vàng đi thì sẽ có bộ lọc màu xám trung tính. Quan sát sao hỏa cần một bộ lọc màu đỏ để làm nổi bật bề mặt oxit sắt của nó...
Đây là danh sách đối tượng quan sát của những bộ lọc tiêu biểu:
Vàng: Sao Hỏa, Mộc, Thổ.
Vàng xanh: Sao Mộc.
Xanh lá: Những đám tinh vân trẻ.
Xanh biển: Sao Thổ, Mộc.
Tím: Sao Kim.
4. Bộ lọc dành cho quan sát mặt trời.
Có 2 loại lọc khác nhau để quan sát mặt trời, đó là bộ lọc ánh sáng trắng (ND - rất phổ biến, rẻ) và bộ lọc Hidro Alpha (rất đắt, thường chỉ các đài thiên văn mới trang bị).
Bộ lọc ánh sáng trắng chỉ đơn giản là chặn các tia gây lại cho mắt, chỉ để khoảng 0,1% (hoặc ít hơn) lượng sáng đi qua. Loại lọc này rất thích hợp để xem các hiện tượng nhật thực, sao Kim đi qua mặt trời, quan sát vết đen trên mặt trời... Loại lọc này được đánh số 2,3,4,5 với D-5 là cao nhất. D-5 ngăn chặn 99,999% ánh sáng đi qua, và các loại lọc số thấp hơn như số 3 chặn 99,9% ánh sáng đi qua.
Có một loại lọc cũng thuộc dòng này nhưng nó cho ra ánh sáng da cam rất đẹp và gần gũi hơn chứ không tẻ nhạt như ánh sáng trắng của bộ lọc trên. Các loại phim lọc này thường được làm từ một lớp phim mỏng và phủ một lớp màng kim loại lên hoặc sợi thủy tinh...
Khác với bộ lọc ánh sáng trắng, bộ lọc Hidro alpha rất đặc biệt, nó chỉ truyền đúng phổ sóng của hidro khi bị kích thích. Với bước sóng 656.3nm, một bước sóng chủ lực trên mặt trời. Phim lọc loại này loại bỏ hết các dải tử ngoại và hồng ngoại, loại bỏ tới 99.99% ánh sáng trắng, chỉ có bước sóng 656.3mn là đi qua dễ dàng. Loại phim lọc này thích hợp cho việc quan sát bề mặt, các bùng phát tai lửa, nghiên cứu sâu về mặt trời. Giá của nó rất đắt, lên tới 1000$ hoặc hơn nữa. Công nghệ chế tạo rất phức tạp, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối và vẫn còn là một ẩn số.
5. Bộ lọc chống ô nhiễm ánh sáng.
Đây là bộ lọc cuối cùng và cũng ít người biết đến nhất. Như chúng ta thấy, ở các thành phố lớn rất hay bị ô nhiễm ánh sáng bởi đèn đường, nhà cao tầng... làm cho bầu trời bị nhuốm đỏ cam hoặc vàng xanh, và các loại ánh sáng ô nhiễm đó có một đặc điểm là chúng có bước sóng gần trùng nhau. Bộ lọc chống ô nhiễm ánh sáng được sinh ra để khắc phục điều đó.
Các bộ lọc này chỉ chặn các bước sóng gây ô nhiễm lại, những bước sóng khác vẫn đi qua được. Chúng là những trợ thủ đắc lực cho những người yếu thiên văn ở những thành phố lớn. Loại lọc này cũng khá phổ biến, tuy nhiên chúng ta phải có khá nhiều loại để đối phó với những tình huống ánh sáng khác nhau.
Hoàng Quốc Phương - HASView more random threads:
- thiết kế nội thất phòng bếp theo phong cách hiện đại/ hoikientruc.com
- Cần các pro giúp đỡ về kính KX d72
- Sử dụng đèn chống cận wilit cần lưu ý điều gì?
- Kính thiên văn D=150 của vodanh
- Ghép thị kính để có tiêu cự ngắn và chống quang sai.
- Những thông số cơ bản của kính thiên văn.
- Chân đế KTV bằng nhựa PVC mọi người tham khảo nhá
- Thiết kế nội thất, thi công nội thất GIÁ RẺ BẤT NGỜ!!
- Kính thiên văn celestron CPC 11 inches của luna + fairy
- Cách trị mụn bọc hiệu quả đơn giản
-
12-11-2013, 08:12 AM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Mình đã dùng qua loại 1 và 4, thấy 2 cái đó thiết thực nhất. Còn loại 2 cho đến giờ không hiểu có tác dụng gì với quan sát thiên văn, loại đó dùng cho bên nhiếp ảnh nhiều hơn, khi nó loại bỏ các tia sáng phân cực. Loại 3 thì không cần thiết lắm. Còn loại 5 thì chỉ ứng dùng đc với nhiếp ảnh thiên văn thôi, chứ cho quan sát nó chỉ làm hình ảnh tối đi, đôi khi còn bị flare, ghost( kinh nghiệm với loại filter đắt tiền của Baader Planetarium)
-
13-11-2013, 08:26 AM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
vậy có thể thay kính lọc ND bằng cách che bớt vật kính không. mình đã thử cách che bớt vật kính (hoặc dùng ktv nhỏ hơn ) nhưng không được chỉ tệ hơn thôi. vậy cơ chế giảm bớt ánh sáng của kính lọc ND so với việ che vật kính khác ntn?
-
13-11-2013, 10:09 AM #4Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi hoangtung
-
14-11-2013, 03:42 AM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
kính lọc ND dùng để quan sát mặt trời à, em tưởng có phim lọc mặt trời riêng chứ (lọc 99,99...% ánh sáng thì phải ). ý em là khi quan sát các vật sáng như trăng, sao mộc, sao kim ấy. như thế thì nếu kính lọc ND cũng giảm bớt 1 phần ánh sáng ở mọi bước sóng che vật kính cũng vậy, kết quả là ảnh tạo thành có độ sáng giảm. ý Phương nói mật độ ánh sáng trên một diện tích ở đây là đối với diện tích hứng sáng của vật kính hay đối với diện tích của ảnh tạo thành vì chúng ta chỉ quan tâm đến ảnh mà thôi. quan sát mặt trời thì khác hẳn, ai lại đi che vật kính để vài mm bao giờ cũng không dung ND. trừ phi kính ND chỉ chặn 1 số loại as nào đó thì mới có khác biệt
-
14-11-2013, 06:43 AM #6Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Khẳng định lần nữa là ND không dùng để quan sát mặt trời nhé các bạn, buộc phải dùng phim lọc mặt trời hoặc narrow band filter để quan sát.
Hôm nay mò lại đống sách của mình thì đã tìm ra cái ứng dụng của loại filter thứ 2, filter phân cực. Theo ứng dụng thì nó được xếp vào cùng loại 1 , là filter dùng cho việc quan sát mặt trăng ở thời điểm trăng thượng huyền hoặc hạ huyền(first - or last quarter moon) khi mặt trăng xuất hiện ban ngày hoặc lúc chập choạng. Ánh sáng bị phân cực ở khu vực cách mặt trời khoảng 90 độ, đó là chỗ Trăng Thượng huyền hoặc hạ huyền hay xuất hiện. Với 1 kính lọc phân cực thì bầu trời sẽ được làm tối đi, độ tương phản khi quan sát mặt trăng ban ngày sẽ được tăng cao.
Bạn nào có nhu cầu đọc thêm về kính lọc dành cho thiên văn học thì có thể tìm đọc từ trang 82 đến 85 của cuốn The Backyard Astronomer's Guide - Third Edition của Terence Dickinson và Alan Dyer.
Cá nhân mình thì thấy ngoài phim lọc để quan sát mặt trời ra thì kính lọc là cái không cần thiết nhất trong quan sát thiên văn(nhiếp ảnh thiên văn lại là phạm trù khác nhé). Kính lọc đắt tiền có những cái cũng lên đến 2-300 euro, từng đó tiền là đủ cho 1 bộ thị kính ngon lành rồi. Nên bạn nào định sắm kính lọc thì mình khuyên là không nên, còn nhiều thứ để sắm cho bộ kính thiên văn lắm. Còn có điều kiện, sắm narrow band filter cho Hydro Alpha thì mình chúc mừng [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG], đó cũng là ước mơ của mình, một cái nhẹ nhàng cũng tầm 2-3000$ ^^
-
14-11-2013, 08:47 AM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Phải chơi kiểu này mới bá đạo chứ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
"đó cũng là ước mơ của mình, một cái nhẹ nhàng cũng tầm 2-3$ ^^"
-
14-11-2013, 01:17 PM #8Junior Member
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Bổ sung thêm là nếu khép khẩu độ vật kính (che bớt vật kính) để quan sát mặt trời thì mật độ sáng trên một đơn vị diện tích vẫn giữ nguyên như ban đầu (khác với trường hợp sử dụng kính lọc ND làm giảm mật độ sáng trên một đơn vị diện tích). Do đó cường độ các tia ánh sáng có hại cho mắt (như tia tử ngoại...) trên 1 đơn vị diện tích cũng được giữ nguyên, nếu cứ cố quan sát mặt trời theo kiểu này trong 1 thời gian đủ dài thì ... người ơi ở lại ... mắt đi nhé!
Các Chủ đề tương tự
-
Kính Thiên Văn vô tuyến ! Hướng mới trong chế tạo thiết bị quan sát bầu trời !
Bởi trong diễn đàn Kính thiên vănTrả lời: 1229Bài viết cuối: 11-09-2016, 05:09 AM -
Hướng dẫn dùng máy ảnh chụp ảnh thiên văn
Bởi legend31 trong diễn đàn Phim, ảnh thiên văn nghiệp dưTrả lời: 0Bài viết cuối: 22-05-2016, 01:59 PM -
Top 10 khám phá thiên văn quan trọng nhất lịch sử
Bởi trong diễn đàn Thiên văn phổ thôngTrả lời: 1Bài viết cuối: 21-07-2014, 04:52 AM -
Mô phỏng hình ảnh quan sát được qua một kính thiên văn.
Bởi trong diễn đàn Kính thiên vănTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-07-2010, 06:45 AM -
Bầu trời tháng 7,phù hợp cho quan sát thiên văn từ 11h đến 4h sáng!
Bởi thambt029 trong diễn đàn Quan sát thiên vănTrả lời: 5Bài viết cuối: 03-07-2010, 06:45 AM
Dự án cao cấp Vista Verde được phát triển bởi Capitaland và Thiên Đức. phong cách cổ điển đầu tư lớn tiện ích như mơ. Vista Verde giagocchudautu.com phong cách cổ điển view trải rộng bán giá hấp...
Dự án chung cư Vista Verde không...