-
29-11-2013, 02:59 AM #1Banned
- Ngày tham gia
- Jul 2015
- Bài viết
- 0
Tiếp theo bài trước, trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu các loại thị kính phổ biến còn lại.
4. Thị kính Orthoscopics
Thị kính Orthoscopics do Ernst Abbe tạo ra vào năm 1880. Cấu tạo gồm 3 thấu kính lồi và với một thấu kính phẳng lồi duy nhất phía trước là điều đặc biệt duy nhất của kiểu ghép này. Thị kính kiểu Orthoscopics cho ra một chất lương quang học rất tốt. Các hiện tượng như sắc sai, méo ảnh gần như không còn. Hơn nữa nó còn đem lại một trường nhìn rộng trung bình 50 độ, khoảng đặt mắt rất thoải mái. Thị kính kiểu này được đánh giá là công cụ quan sát hành tinh tuyệt vời cho dân thiên văn nghiệp dư.
5. Thị kính Erfle
Với mục đích ban đầu được thiết kế sử dụng cho quân đội, nó lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1917. Thị kính kiểu Erfle là thị kính thuộc loại trường rộng và siêu rộng đầu tiên với trường nhìn tối đa có loại lên đến 75 độ. Nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về bầu trời mà không bị hạn chế như những thị kính kiểu cũ. Được cấu taoh từ 5 thấu kính thành phần, trong đó có 2 thấ kính kiểu achromats. Bộ 5 thấu kính này đã đem lại cho thị kính Erfle một cái nhìn cực rộng. Tuy nhiên nhược điểm của loại này đó là vùng nhìn biên hay bị loạn thị khi sử dụng với độ phóng đại lớn và độ méo tang khá lớn. Cũng dễ hiểu thôi vì để gom cả một vùng 60-70 độ lên một mặt phẳng là điều khá khó khăn ngay cả với những len đẳng cấp của Canon. Loại thị kính này rất thích hợp để quan sát các tinh vân và cụm sao mở nhưng lại rất tồi trong quan sát hành tinh.
6. Thị kính Plossl
Vâng, nghe rất quen thuộc phải không. Một bác sĩ nhãn khoa tên GS Plossl sống ở Vienna - Áo đã phát minh ra thị kính tuyệt vời này vào năm 1860. Mẫu thietkeess đầu tiên của Plossl bao gồm 4 thấu kính chia làm 2 cặp. Mài các thấu kính và ghép theo kiểu plossl là rất khó khăn vào thời điểm đó. Thị kính này còn gặp phải lỗi phản xạ nội và có một khoảng đặt mắt hơi khó chịu ( khoảng 60-70% độ dài tiêu cự). Tuy nhiên tất cả những điều trên không ảnh hưởng nhiều lắm đến chất lượng mà nó mang lại vì kiểu ghép plossl cho một trường nhìn khá rộng - khoảng 55 độ. Nó xử lí hình ảnh khá tốt khi loại bỏ méo ảnh, loạn thị lệch tâm và chỉ bị một chút viền tím nhẹ khi quan sát với thiên thể có độ tương phản cao như Mặt trăng. Thị kính này rất phù hợp cho quan sát cả hành tinh lẫn các cụm sao, tinh vân vì nó có các tính chất cân bằng giữa các yếu tố. Có một vài plossl cải tiến với 5 thấu kính thành phần bên trong cải thiện một chút về trường nhìn.
7. Thị kính Monocentric
Nó được phát minh bởi Adolf Steinheil năm 1883, một kiểu thị kính khá đặc biệt khi chỉ gồm 3 bộ phận ghéo khít với nhau. Kiểu thị kính này chỉ đem lại một trường nhìn nhỏ dưới 30 độ, hình ảnh không có gì đặc sắc. Ưu điểm duy nhất của nó là chế tạo đơn giản và khá chắc chắn. Thường dùng để quan sát hành tinh. Hiện nay thì loại này gần như tuyệt chủng.
8. Thị kính NAGLER
Được phát minh bởi Albert NAGLER và cấp bằng sáng chế vào năm 1979, loại thị kính này cung cấp một trường nhìn siêu rộng ( 82 độ). Các loại quang sai được hạn chế rất tốt. Kết câu bên trong của thị kính rất phức tạp với các cặp thấu kính bổ trợ cho nhau theo phương thức bù trừ. Ánh sáng sẽ liên tục bị tán xạ và gấp khúc lần lượt qua từng cặp. Đây là loại thị kính tuyệt vời cho dân thiên văn cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Tuy nhiên giá của nó khá cao.
Hoàng Quốc Phương - HASView more random threads:
- Giải đáp thắc mắc về kính thiên văn của bạn!
- Cho mình hỏi muốn cải thiện chất lượng ảnh KTVKX 70f900 phải làm sao
- Kính thiên văn D=150 của vodanh
- Kính thiên văn Du lịch
- Dụng cụ test gương cầu
- Thấu kính chất lỏng thay đổi được tiêu cự ở máy ảnh
- DânThiên văn học amateur HN có thể tìm thấy nhiều thứ "bổ ích" tại chợ Trời
- Chế Finder từ ống nhòm bình dân, tại sao không?
- Chế tạo gương phi cầu và phương pháp tính toán
- Cảm biến chụp ảnh thiên văn.
-
29-11-2013, 01:09 PM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Hoàng Quốc PhươngThị kính thiết kế dạng này mang lại chất lượng hình ảnh đỉnh cao đấy em, nhược điểm duy nhất của nó là trường nhìn hẹp hơn so với nhiều loại dạng khác, tuy nhiên giá của nó cũng không hề rẻ, 1 con thị kính dạng monocentric rẻ lắm cũng phải từ 500 USD (trên 10 triệu đồng) trở lên mà không phải lúc nào cũng mua được đâu em nhé.
-
30-11-2013, 02:57 AM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi trovetucatbui
Các Chủ đề tương tự
-
Tìm hiểu các loại thị kính ( Phần I)
Bởi trong diễn đàn Kính thiên vănTrả lời: 4Bài viết cuối: 28-11-2013, 02:53 AM -
Các loại lăng kính phản xạ
Bởi seopaloca trong diễn đàn Kính thiên vănTrả lời: 108Bài viết cuối: 25-03-2012, 01:44 PM -
Thiên Hà: Định nghĩa và Phân loại ( Phần I )
Bởi sthaihien trong diễn đàn Sao - Thiên hà - Vũ trụTrả lời: 0Bài viết cuối: 14-02-2012, 05:30 AM
Căn hộ cao cấp Saigon Gateway phát triển bởi Công ty CP BĐS Hiệp Phú không gian thanh lịch sống thanh bình cạnh tranh chất lượng . bán căn hộ Saigon Gateway không gian thanh lịch sống thanh bình đầy...
Saigon Gateway bảo vệ nghiêm ngặt...