Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Kính đẹp quá anh oldstar. Anh cho em hỏi, em cũng đang làm giở cái kính hiển vi nhưng chưa xong được do phần vật kính có tiêu cự quá nhỏ. Anh xem giúp em xem cái thông số vật kính 40/0,65 160/0,7. thị kính 15x thì có thể đạt được phóng đại gần bằng anh không?
    Và qua thông số trên có thể biết được tiêu cự chính xác của vật kính không ạ?
    Cảm ơn anh!

  2. #2
    Các loại thị kính, vật kính mình toàn mua ở chợ Trời thôi. Phải "chiến đấu" ác liệt với mấy bà bán kính, không thì họ bắt nạt chết. Thông số trên các thấu kính mình không thạo lắm, mình chỉ biết độ phóng đại tỷ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính, vật kính và tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa hai thấu kính. Trên thực tế khi làm KHV, tôi phải "mò mẫm" tìm ra khoảng cách hợp lý giữa các thấu kính đó, phải phối hợp các loại thấu kính với nhau để tìm ra cặp nào hợp nhau nhất và khoảng cách hợp lý nhất.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Sau khi nghiên cứu hướng dẫn làm KHV điện tử của bạn Milotiger trên diễn đàn HAAC (http://thienvanhoc.org/haac/kinh-thi...ng-webcam.html) - thực chất là Kính Hiển Vi webcam. Tôi quyết định bắt chước làm thử một cái, nhưng lại là KHV quang học. Sau đây là hình ảnh ban đầu của em nó:

    Hệ thống ống kính làm bằng ống nhựa PVC, giá đỡ lấy từ giá đỡ dụng cụ thí nghiệm, thị kính và vật kính mua ở chợ Trời, hộp đèn tận dụng từ mỹ phẩm (đã dùng hết) của bà xã.
    Sau vài ngày cải tiến thì em nó thành ra như thế này:

    Và đây là "sản phẩm" ban đầu của em nó:
    Cánh hoa Ngọc trâm trái mùa:

    Phấn hoa Ngọc trâm:


    Tôi xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm làm KHV, rất mong nhiều bạn cũng làm được như vậy, thậm chí còn có thể cải tiến tốt hơn nữa.
    Mục đích của tôi là làm sao để làm được KHV sao cho vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Trước tiên, cần phải làm ống KHV (ống nhỏ, dài để lắp vật kính, thị kính) và ống tịnh tiến (ống to, ngắn để ống KHV trượt lên xuống bên trong) như hình dưới đây:

    Để làm 2 ống trên, mời các bạn xem hướng dẫn của bạn Milotiger tại đây (phần 1 và 2):
    http://thienvanhoc.org/haac/kinh-thi...ng-webcam.html
    Ở đây tôi có một mẹo nhỏ bổ sung, đó là thanh thép cong đàn hồi như trong hình dùng để đặt vào trong khe hở giữa hai ống PVC. Mục đích của thanh thép cong này là để giữ cho ống KHV không bị rơi khi dựng đứng toàn bộ hệ thống, nhưng vẫn có thế điều khiển nó trượt nhẹ nhàng trong ống tịnh tiến một cách êm ái, không bị rung (khi ta điều chỉnh độ cao của ống KHV để lấy nét). Nhờ có thanh thép này, tôi không cần thiết kế bộ phận tịnh tiến cho ống KHV nữa (tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và cả trí óc nữa).
    Còn đây là phần giá KHV được tận dụng từ đồ cũ hỏng:

    Phần đế được tận dụng từ dụng cụ đục lỗ tài liệu hỏng. Phần thân "mảnh mai" lấy từ gương hậu xe máy, tất cả đều là đổ cũ hỏng, nhưng tôi không nỡ vứt đi (hơi "kẹo" phải không). Phần còn lại là cút PVC chữ T. Để gá hệ thống KHV vào cút chữ T, tôi chỉ việc cắt bỏ một phần cút T cho nó hở rộng ra rồi "nống" ống Tịnh tiến vào là xong, rất chặt, không cần một chút keo nào. Còn để gắn cút chữ T vào giá, mời các bạn xem hình dưới đây:

    Không có gì đơn giản hơn phải không, chỉ cần một cái ốc và miếng đệm, gắn thêm tí keo là xong.
    Tiếp theo là cái hộp "đa năng" của tôi, nó vừa để làm giá đỡ tiêu bản, vừa để gắn, đèn chiếu sáng, pin, vừa là nơi đựng bộ vật kính:

    Hộp đựng đèn "xin" của bà xã, các bạn biết rồi, hộp chứa pin thì tận dụng từ đồ chơi đã hỏng của con, còn cái đèn thì được tận dụng từ đèn nhấp nháy cũ của Liên Xô:

    Cải tiến chút xíu rồi gắn đèn LED vào:

    Và đây là hệ thống hoàn chỉnh:

    Các bạn có thể thấy cái KHV của tôi rất đơn giản, được tận dụng từ những thứ bỏ đi xung quanh ta, tưởng chừng như chẳng để làm gì, nhưng nếu chịu khó vận dụng đầu óc một chút là chúng có thể rất hữu ích.
    Tôi mong có nhiều bạn sau khi xem bài này cũng sẽ làm được nhiều sản phẩm tương tự của tôi, thậm chí có thể cải tiến thêm. Chẳng hạn như làm sao để kéo dài, co ngắn ống kính hiển vi để đạt được độ phóng đại tối ưu khi phối hợp các vật kính với các thị kính khác nhau, hoặc gắn thêm chiết áp vào mạch điện để tăng, giảm độ sáng của đèn chiếu...
    Chúc các bạn thành công!

  4. #4
    Guest
    Xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh mà tôi chụp được, tôi phải nói trước là hình ảnh chụp được kém xa so với nhìn trực tiếp qua thị kính (có bạn Khánh kiểm chứng), nhìn qua thị kính thì "long lanh", "đê mê' luôn.
    Nhứng gì còn lại của dụng cụ đục lỗ (đã hỏng)

    Bộ thị kính và vật kính

    Trong lúc bí quá chẳng kiểm được con gì, tôi tự vặt tóc ra xem, đây là chân sợi tóc

    Mấy sợi tảo trong bể cá

    Một loại sâu bệnh sống ký sinh trên lá cây Ngọc lan, nhìn thật đáng ghét

    Vậy mà qua KHV trông nó thật đáng yêu

    Một cá thể khác, có thể thấy cấu tạo nó gồm phần đầu màu đỏ hoặc vàng cam, phần nhân màu xanh lục và phần thân bao xung quanh màu trắng:

    Phần đầu phóng to đây:



    Phần nhân "long lanh" như viên ngọc:

    Tôi còn chụp được cả trứng của nó nữa, gồm những quả màu xanh được bao xung quanh bằng những sợi tơ như tơ nhện

    Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều đối tượng khác và up lên để các bạn tham khảo

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    cái con này nhà e tìm ko thấy! mà e cho cái thị kính 4cm vào nhìn to đùng!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Kính của anh xin wa khi nào em cũng phải làm 1 cái . Em đang có 2 vật kính hiển vi một cái tiêu cự 4cm và 1 cái tiêu cự hình như siêu nhỏ em k đo được .

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    trước thằng hưng mua được mấy cái thị knihs hiển vi nhưng nó tháo mất rồi [IMG]images/smilies/20.gif[/IMG]
    Anh mua ở đâu vậy ạ, chỉ e được không, trc e ra phố huế kiếm mà mấy lão bán hàng hách dịch vãi *** , toàn bán đồ của ng chết mà còn ra vẻ ta đây [IMG]images/smilies/17.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bạn Vacationlv2 khen tớ quá lời rồi, trên diễn đàn còn nhiều người giỏi hơn tớ nhiều. Đừng làm thế mà tớ "tổn thọ" đấy.

    Tôi vừa "sưu tầm" được một số thông tin hữu ích về KHV trên trang: http://www.diepluc.com/portal/index.php/kinh-hin-vi
    Xin trích lại một đoạn về các loại thông số, phụ kiện để các bạn tham khảo, từ đó có thể tự tính toán, xác định được độ phóng đại KHV của mình

    Mua kính
    Với kính hiển vi , nhiều người thường không để ý đến nguồn ánh sáng, độ chính xác của các thiết bị cơ cũng như độ bền của kính. Kính tốt, ngoài thị kính và vật kính thì các thành phần cơ học phải bảo đảm được độ chính xác, bền chắc, ít phải tu sửa trong nhiều năm. Kính rẻ tiền thường là một sự mâu thuẫn trong giá cả và chất lượng. Có những món hàng, sản phẩm người ta không bao giờ có thể chế được vừa chính xác , vừa bền vừa chắc chắn mà lại … vừa rẻ!

    Độ phóng đại, độ phân giải, cấp độ vật kính (objective) , nguồn ánh sáng
    Độ phóng đại của kính hiển vi là sự phối hợp giữa độ phóng đại của vật kính (objective) và thị kính (ocular) . Vật kính tạo thành một hình thật trong thân kính, ở một vị trí nhất định. Thị kính chiếu hình này (phóng đại) lên hệ thần kinh mắt. Độ phóng đại của vật kính (objective, 40:1, hoặc 40x ) đem nhân với độ phóng đại của thị kính (ocular, 10x) sẽ là độ phóng đại của kính hiển vi. Trong trường hợp này có nghĩa là 40 x 10 = 400 lần.
    Nếu trong thân kính hiển vi còn một thấu kính , chúng ta phải nhân tiếp với số phóng đại này. Thí dụ số phóng đại của thấu kính là 1,25, thì tổng số lần phóng đại là 40 x 10 x1, 25 = 500 lần.
    Tuy nhiên, tổng số lần phóng đại của kính hiển vi không nói lên được chất lượng của kính. Về kỹ thuật, với thị kính và vật kính chất lượng thấp người ta vẫn tạo ra hình với độ phóng đại thật lớn, nhưng những hình này không có chất lượng về màu sắc, độ bén, chúng không khác gì những hình chụp bị mờ, không còn thấy các chi tiết trong đó .
    Khẩu độ: quan trong hơn độ phóng đại là khẩu độ của vật kính. Đây là con số từ 0,07 đến 1,30 ( tương tự máy chụp hình với những số khác hơn) . Con số này càng lớn , thì kính hiển vi càng có khả năng chiếu các vật thể càng rõ và chi tiết hơn, điều kiện là thấu kính hội tụ phải có khẩu độ tương tương.
    Các vật kính thông thường thường có thông số sau : Vật kính: 4 x :0,07 hoặc 10 x : 0,22-0,3 hoặc 40 x:0,65 hoặc 100 x : 1,25. Không phải khẩu độ lớn lúc nào cũng tốt ! Thí dụ vật kính 40 x phối hợp với khẩu độ lớn hơn 0,65 sẽ không cho ra kết quả tốt, khi kiếng lam nhỏ (kiếng đậy lên vật xét nghiệm) có độ dầy không chính xác là 0,17 mm, điều rất thường xảy ra ! Vật chiếu qua đó sẽ mất đi độ rõ , không còn sắc nét, màu nhòa …
    Vật kính (objective) có khẩu độ bằng 1 hoặc lớn hơn 1 thường được gọi là vật kính nhúng chìm. Giữa đầu của vật kính và kính lam nhỏ (dầy 0,17mm) thường được nhỏ vào một giọt dầu để vật kính nhúng vào đó. Nếu không có giọt dầu này hình chúng ta thấy trong kính hiển vi sẽ nhòa , không rõ.

    Thị kính (ocular, eyepiece)
    Được chế tạo đơn giản hơn vật kính, thị kính chỉ có nhiệm vụ phóng đại hình đã được tạo ra, chúng không có khả năng chỉnh sửa cho tốt hơn, rõ hơn, nhưng có thể làm hình trở nên tệ hơn ! vì vậy vật kính và thị kính phải được phối hợp ăn khớp với nhau. Một yếu tố thực tiễn là góc độ của hình, góc độ càng lớn chúng ta sẽ thấy một tấm hình càng rộng khi nhìn vào kính hiển vi.

    Độ phóng đại cần thiết:
    Tổng số lần phóng đại, qua sự phối hợp của vật kính và thị kính nên nằm vào khoảng 500 – 1000 lần so với khẩu độ của vật kính. Với vật kính có mức phóng đại từ 2,5 đến 16 lần thì tổng số lần phóng đại có thể nhỏ hơn con số này. Ngoài ra nếu số lần phóng đại thấp hơn 500 lần thì khả năng phân giải của vật kính bị bỏ phí (lãng phí). Chúng ta có thể thấy thêm nhiều chi tiết nếu tận dụng hết khả năng phóng đại của vật kính. Khi độ phóng đại lên trên 1000 lần, chúng ta sẽ thấy nhiều vùng trống (empty), chúng ta sẽ không thấy thêm chi tiết nào và những chi tiết chúng ta đã thấy ở mức phóng đại thấp có khả năng sẽ bị nhòa đi. Mức phóng đại cao nhất có thể chấp nhận được đối với kính quang học ở vào khoảng 1300 lần. Con số này là ranh giới cho các loại kính quang học từ rẻ tiền đơn giản cho đến các loại kính đắt tiền dành cho nghiên cứu. Nếu chúng ta thấy ai quảng cáo bán kính quang học với độ phóng đại 2000 lần, thì 1. là người bán hàng không hiểu , 2. họ đang tìm cách gạt bạn để bán kính…

    Bảo quản kính:
    Sau khi sử dụng, dùng túi bọc kín lại và cất vào tủ, không nên tháo thị kính và vật kính ra khỏi kính vì như thế bụi dễ lọt vào thân kính. Không nên dùng tay dụng chạm vào các lens của thị kính và vật kính. Khi lens bị dơ, nên dùng khăn mềm lau sạch, bụi có thể dùng súng hơi thổi cho sạch. Trong trường hợp kính quá dơ, nên thấm một chút ít Xylol hoặc cồn vào khăn giấy và lau các lens của kính. Không nên nhúng lens trực tiếp vào các dung dịch này: Các lớp phủ trên lens dùng chỉnh màu của ánh sáng (achromatic) có thể bị hư hại. Dùng khăn mềm sạch để lau các bộ phận kim loại của kính hiển vi. Dầu mỡ dính lên kính có thể dùng khăn có tẩm Xylol để lau sạch.

    Thí dụ thông số kỹ thuật kính hiển vi Biorit của Bresser Germany
    Typ: Transmission: nguồn ánh sáng dưới lên
    Head: Monocular: một mắt kính (thị kính)
    Magnification 20x – 1280x : phóng đại
    Eyepieces WF 5x, WF 10x, WF 16x (Ø 20 mm): thị kính widefield 5 x , 10 x 16 x (3 thị kính dùng thay đổi)
    Barlowlens 2x : thấu kính (phóng đại hai lần)
    Objectives 4x, 10x, 40x (achromatic): vật kính 4x , 10x, 40x
    Illumination with dimmer LED-rechargeable/AC
    Colorfilterwheel red, green, yellow, blue, matt
    Camera resolution 640 x 480 Pixel: độ phân giải máy chụp
    Camera magnification* (approx.) 4x - 145x / 10x - 377x / 40x - 1508x: độ phóng đại của máy chụp
    Dimensions (LxHxW) 200 x 300 x 145 mm: kích thước
    Weight 1,6 kg • 1.6 kg: trọng lượng
    Dòng máy này có trang bị thêm PC ocular , dùng lưu hình từ kính hiển vi vào máy tính !
    Độ phóng đại cao nhất : vật kính x thị kính x thấu kính = 16 x 40 x 2 = 1280 lần

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bạn Vacationlv2 khen tớ quá lời rồi, trên diễn đàn còn nhiều người giỏi hơn tớ nhiều. Đừng làm thế mà tớ "tổn thọ" đấy.

    Tôi vừa "sưu tầm" được một số thông tin hữu ích về KHV trên trang: http://www.diepluc.com/portal/index.php/kinh-hin-vi
    Xin trích lại một đoạn về các loại thông số, phụ kiện để các bạn tham khảo, từ đó có thể tự tính toán, xác định được độ phóng đại KHV của mình

    Mua kính
    Với kính hiển vi , nhiều người thường không để ý đến nguồn ánh sáng, độ chính xác của các thiết bị cơ cũng như độ bền của kính. Kính tốt, ngoài thị kính và vật kính thì các thành phần cơ học phải bảo đảm được độ chính xác, bền chắc, ít phải tu sửa trong nhiều năm. Kính rẻ tiền thường là một sự mâu thuẫn trong giá cả và chất lượng. Có những món hàng, sản phẩm người ta không bao giờ có thể chế được vừa chính xác , vừa bền vừa chắc chắn mà lại … vừa rẻ!

    Độ phóng đại, độ phân giải, cấp độ vật kính (objective) , nguồn ánh sáng
    Độ phóng đại của kính hiển vi là sự phối hợp giữa độ phóng đại của vật kính (objective) và thị kính (ocular) . Vật kính tạo thành một hình thật trong thân kính, ở một vị trí nhất định. Thị kính chiếu hình này (phóng đại) lên hệ thần kinh mắt. Độ phóng đại của vật kính (objective, 40:1, hoặc 40x ) đem nhân với độ phóng đại của thị kính (ocular, 10x) sẽ là độ phóng đại của kính hiển vi. Trong trường hợp này có nghĩa là 40 x 10 = 400 lần.
    Nếu trong thân kính hiển vi còn một thấu kính , chúng ta phải nhân tiếp với số phóng đại này. Thí dụ số phóng đại của thấu kính là 1,25, thì tổng số lần phóng đại là 40 x 10 x1, 25 = 500 lần.
    Tuy nhiên, tổng số lần phóng đại của kính hiển vi không nói lên được chất lượng của kính. Về kỹ thuật, với thị kính và vật kính chất lượng thấp người ta vẫn tạo ra hình với độ phóng đại thật lớn, nhưng những hình này không có chất lượng về màu sắc, độ bén, chúng không khác gì những hình chụp bị mờ, không còn thấy các chi tiết trong đó .
    Khẩu độ: quan trong hơn độ phóng đại là khẩu độ của vật kính. Đây là con số từ 0,07 đến 1,30 ( tương tự máy chụp hình với những số khác hơn) . Con số này càng lớn , thì kính hiển vi càng có khả năng chiếu các vật thể càng rõ và chi tiết hơn, điều kiện là thấu kính hội tụ phải có khẩu độ tương tương.
    Các vật kính thông thường thường có thông số sau : Vật kính: 4 x :0,07 hoặc 10 x : 0,22-0,3 hoặc 40 x:0,65 hoặc 100 x : 1,25. Không phải khẩu độ lớn lúc nào cũng tốt ! Thí dụ vật kính 40 x phối hợp với khẩu độ lớn hơn 0,65 sẽ không cho ra kết quả tốt, khi kiếng lam nhỏ (kiếng đậy lên vật xét nghiệm) có độ dầy không chính xác là 0,17 mm, điều rất thường xảy ra ! Vật chiếu qua đó sẽ mất đi độ rõ , không còn sắc nét, màu nhòa …
    Vật kính (objective) có khẩu độ bằng 1 hoặc lớn hơn 1 thường được gọi là vật kính nhúng chìm. Giữa đầu của vật kính và kính lam nhỏ (dầy 0,17mm) thường được nhỏ vào một giọt dầu để vật kính nhúng vào đó. Nếu không có giọt dầu này hình chúng ta thấy trong kính hiển vi sẽ nhòa , không rõ.

    Thị kính (ocular, eyepiece)
    Được chế tạo đơn giản hơn vật kính, thị kính chỉ có nhiệm vụ phóng đại hình đã được tạo ra, chúng không có khả năng chỉnh sửa cho tốt hơn, rõ hơn, nhưng có thể làm hình trở nên tệ hơn ! vì vậy vật kính và thị kính phải được phối hợp ăn khớp với nhau. Một yếu tố thực tiễn là góc độ của hình, góc độ càng lớn chúng ta sẽ thấy một tấm hình càng rộng khi nhìn vào kính hiển vi.

    Độ phóng đại cần thiết:
    Tổng số lần phóng đại, qua sự phối hợp của vật kính và thị kính nên nằm vào khoảng 500 – 1000 lần so với khẩu độ của vật kính. Với vật kính có mức phóng đại từ 2,5 đến 16 lần thì tổng số lần phóng đại có thể nhỏ hơn con số này. Ngoài ra nếu số lần phóng đại thấp hơn 500 lần thì khả năng phân giải của vật kính bị bỏ phí (lãng phí). Chúng ta có thể thấy thêm nhiều chi tiết nếu tận dụng hết khả năng phóng đại của vật kính. Khi độ phóng đại lên trên 1000 lần, chúng ta sẽ thấy nhiều vùng trống (empty), chúng ta sẽ không thấy thêm chi tiết nào và những chi tiết chúng ta đã thấy ở mức phóng đại thấp có khả năng sẽ bị nhòa đi. Mức phóng đại cao nhất có thể chấp nhận được đối với kính quang học ở vào khoảng 1300 lần. Con số này là ranh giới cho các loại kính quang học từ rẻ tiền đơn giản cho đến các loại kính đắt tiền dành cho nghiên cứu. Nếu chúng ta thấy ai quảng cáo bán kính quang học với độ phóng đại 2000 lần, thì 1. là người bán hàng không hiểu , 2. họ đang tìm cách gạt bạn để bán kính…

    Bảo quản kính:
    Sau khi sử dụng, dùng túi bọc kín lại và cất vào tủ, không nên tháo thị kính và vật kính ra khỏi kính vì như thế bụi dễ lọt vào thân kính. Không nên dùng tay dụng chạm vào các lens của thị kính và vật kính. Khi lens bị dơ, nên dùng khăn mềm lau sạch, bụi có thể dùng súng hơi thổi cho sạch. Trong trường hợp kính quá dơ, nên thấm một chút ít Xylol hoặc cồn vào khăn giấy và lau các lens của kính. Không nên nhúng lens trực tiếp vào các dung dịch này: Các lớp phủ trên lens dùng chỉnh màu của ánh sáng (achromatic) có thể bị hư hại. Dùng khăn mềm sạch để lau các bộ phận kim loại của kính hiển vi. Dầu mỡ dính lên kính có thể dùng khăn có tẩm Xylol để lau sạch.

    Thí dụ thông số kỹ thuật kính hiển vi Biorit của Bresser Germany
    Typ: Transmission: nguồn ánh sáng dưới lên
    Head: Monocular: một mắt kính (thị kính)
    Magnification 20x – 1280x : phóng đại
    Eyepieces WF 5x, WF 10x, WF 16x (Ø 20 mm): thị kính widefield 5 x , 10 x 16 x (3 thị kính dùng thay đổi)
    Barlowlens 2x : thấu kính (phóng đại hai lần)
    Objectives 4x, 10x, 40x (achromatic): vật kính 4x , 10x, 40x
    Illumination with dimmer LED-rechargeable/AC
    Colorfilterwheel red, green, yellow, blue, matt
    Camera resolution 640 x 480 Pixel: độ phân giải máy chụp
    Camera magnification* (approx.) 4x - 145x / 10x - 377x / 40x - 1508x: độ phóng đại của máy chụp
    Dimensions (LxHxW) 200 x 300 x 145 mm: kích thước
    Weight 1,6 kg • 1.6 kg: trọng lượng
    Dòng máy này có trang bị thêm PC ocular , dùng lưu hình từ kính hiển vi vào máy tính !
    Độ phóng đại cao nhất : vật kính x thị kính x thấu kính = 16 x 40 x 2 = 1280 lần

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bạn Vacationlv2 khen tớ quá lời rồi, trên diễn đàn còn nhiều người giỏi hơn tớ nhiều. Đừng làm thế mà tớ "tổn thọ" đấy.

    Tôi vừa "sưu tầm" được một số thông tin hữu ích về KHV trên trang: http://www.diepluc.com/portal/index.php/kinh-hin-vi
    Xin trích lại một đoạn về các loại thông số, phụ kiện để các bạn tham khảo, từ đó có thể tự tính toán, xác định được độ phóng đại KHV của mình

    Mua kính
    Với kính hiển vi , nhiều người thường không để ý đến nguồn ánh sáng, độ chính xác của các thiết bị cơ cũng như độ bền của kính. Kính tốt, ngoài thị kính và vật kính thì các thành phần cơ học phải bảo đảm được độ chính xác, bền chắc, ít phải tu sửa trong nhiều năm. Kính rẻ tiền thường là một sự mâu thuẫn trong giá cả và chất lượng. Có những món hàng, sản phẩm người ta không bao giờ có thể chế được vừa chính xác , vừa bền vừa chắc chắn mà lại … vừa rẻ!

    Độ phóng đại, độ phân giải, cấp độ vật kính (objective) , nguồn ánh sáng
    Độ phóng đại của kính hiển vi là sự phối hợp giữa độ phóng đại của vật kính (objective) và thị kính (ocular) . Vật kính tạo thành một hình thật trong thân kính, ở một vị trí nhất định. Thị kính chiếu hình này (phóng đại) lên hệ thần kinh mắt. Độ phóng đại của vật kính (objective, 40:1, hoặc 40x ) đem nhân với độ phóng đại của thị kính (ocular, 10x) sẽ là độ phóng đại của kính hiển vi. Trong trường hợp này có nghĩa là 40 x 10 = 400 lần.
    Nếu trong thân kính hiển vi còn một thấu kính , chúng ta phải nhân tiếp với số phóng đại này. Thí dụ số phóng đại của thấu kính là 1,25, thì tổng số lần phóng đại là 40 x 10 x1, 25 = 500 lần.
    Tuy nhiên, tổng số lần phóng đại của kính hiển vi không nói lên được chất lượng của kính. Về kỹ thuật, với thị kính và vật kính chất lượng thấp người ta vẫn tạo ra hình với độ phóng đại thật lớn, nhưng những hình này không có chất lượng về màu sắc, độ bén, chúng không khác gì những hình chụp bị mờ, không còn thấy các chi tiết trong đó .
    Khẩu độ: quan trong hơn độ phóng đại là khẩu độ của vật kính. Đây là con số từ 0,07 đến 1,30 ( tương tự máy chụp hình với những số khác hơn) . Con số này càng lớn , thì kính hiển vi càng có khả năng chiếu các vật thể càng rõ và chi tiết hơn, điều kiện là thấu kính hội tụ phải có khẩu độ tương tương.
    Các vật kính thông thường thường có thông số sau : Vật kính: 4 x :0,07 hoặc 10 x : 0,22-0,3 hoặc 40 x:0,65 hoặc 100 x : 1,25. Không phải khẩu độ lớn lúc nào cũng tốt ! Thí dụ vật kính 40 x phối hợp với khẩu độ lớn hơn 0,65 sẽ không cho ra kết quả tốt, khi kiếng lam nhỏ (kiếng đậy lên vật xét nghiệm) có độ dầy không chính xác là 0,17 mm, điều rất thường xảy ra ! Vật chiếu qua đó sẽ mất đi độ rõ , không còn sắc nét, màu nhòa …
    Vật kính (objective) có khẩu độ bằng 1 hoặc lớn hơn 1 thường được gọi là vật kính nhúng chìm. Giữa đầu của vật kính và kính lam nhỏ (dầy 0,17mm) thường được nhỏ vào một giọt dầu để vật kính nhúng vào đó. Nếu không có giọt dầu này hình chúng ta thấy trong kính hiển vi sẽ nhòa , không rõ.

    Thị kính (ocular, eyepiece)
    Được chế tạo đơn giản hơn vật kính, thị kính chỉ có nhiệm vụ phóng đại hình đã được tạo ra, chúng không có khả năng chỉnh sửa cho tốt hơn, rõ hơn, nhưng có thể làm hình trở nên tệ hơn ! vì vậy vật kính và thị kính phải được phối hợp ăn khớp với nhau. Một yếu tố thực tiễn là góc độ của hình, góc độ càng lớn chúng ta sẽ thấy một tấm hình càng rộng khi nhìn vào kính hiển vi.

    Độ phóng đại cần thiết:
    Tổng số lần phóng đại, qua sự phối hợp của vật kính và thị kính nên nằm vào khoảng 500 – 1000 lần so với khẩu độ của vật kính. Với vật kính có mức phóng đại từ 2,5 đến 16 lần thì tổng số lần phóng đại có thể nhỏ hơn con số này. Ngoài ra nếu số lần phóng đại thấp hơn 500 lần thì khả năng phân giải của vật kính bị bỏ phí (lãng phí). Chúng ta có thể thấy thêm nhiều chi tiết nếu tận dụng hết khả năng phóng đại của vật kính. Khi độ phóng đại lên trên 1000 lần, chúng ta sẽ thấy nhiều vùng trống (empty), chúng ta sẽ không thấy thêm chi tiết nào và những chi tiết chúng ta đã thấy ở mức phóng đại thấp có khả năng sẽ bị nhòa đi. Mức phóng đại cao nhất có thể chấp nhận được đối với kính quang học ở vào khoảng 1300 lần. Con số này là ranh giới cho các loại kính quang học từ rẻ tiền đơn giản cho đến các loại kính đắt tiền dành cho nghiên cứu. Nếu chúng ta thấy ai quảng cáo bán kính quang học với độ phóng đại 2000 lần, thì 1. là người bán hàng không hiểu , 2. họ đang tìm cách gạt bạn để bán kính…

    Bảo quản kính:
    Sau khi sử dụng, dùng túi bọc kín lại và cất vào tủ, không nên tháo thị kính và vật kính ra khỏi kính vì như thế bụi dễ lọt vào thân kính. Không nên dùng tay dụng chạm vào các lens của thị kính và vật kính. Khi lens bị dơ, nên dùng khăn mềm lau sạch, bụi có thể dùng súng hơi thổi cho sạch. Trong trường hợp kính quá dơ, nên thấm một chút ít Xylol hoặc cồn vào khăn giấy và lau các lens của kính. Không nên nhúng lens trực tiếp vào các dung dịch này: Các lớp phủ trên lens dùng chỉnh màu của ánh sáng (achromatic) có thể bị hư hại. Dùng khăn mềm sạch để lau các bộ phận kim loại của kính hiển vi. Dầu mỡ dính lên kính có thể dùng khăn có tẩm Xylol để lau sạch.

    Thí dụ thông số kỹ thuật kính hiển vi Biorit của Bresser Germany
    Typ: Transmission: nguồn ánh sáng dưới lên
    Head: Monocular: một mắt kính (thị kính)
    Magnification 20x – 1280x : phóng đại
    Eyepieces WF 5x, WF 10x, WF 16x (Ø 20 mm): thị kính widefield 5 x , 10 x 16 x (3 thị kính dùng thay đổi)
    Barlowlens 2x : thấu kính (phóng đại hai lần)
    Objectives 4x, 10x, 40x (achromatic): vật kính 4x , 10x, 40x
    Illumination with dimmer LED-rechargeable/AC
    Colorfilterwheel red, green, yellow, blue, matt
    Camera resolution 640 x 480 Pixel: độ phân giải máy chụp
    Camera magnification* (approx.) 4x - 145x / 10x - 377x / 40x - 1508x: độ phóng đại của máy chụp
    Dimensions (LxHxW) 200 x 300 x 145 mm: kích thước
    Weight 1,6 kg • 1.6 kg: trọng lượng
    Dòng máy này có trang bị thêm PC ocular , dùng lưu hình từ kính hiển vi vào máy tính !
    Độ phóng đại cao nhất : vật kính x thị kính x thấu kính = 16 x 40 x 2 = 1280 lần


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •