Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 123 1231151101 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 1230
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Guest
    E chưa đọc bài a kĩ lắm. chắc là có công thức đầy đủ cả, e vẫn thường làm vòng chắn bằng giấy bìa cat tông, ngâm trong sơn rồi đem dán vào trong lòng ống. nếu chuyên nghiệp hơn mọi người có thể gia công từ nhựa rồi dán vào. vòng chắn sáng không nhất thiết phải làm thắt lại dần vì như thế lại tăng nhiễu xạ 1 chút, theo 1 số xưởng sx ktv của Nhật (cái này là kính ktv phản xạ) họ tạo 1 khung các vòng tròn cách đều nhau rồi lồng vào trong 1 cái vỏ , anh e có thể làm theo hướng này.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Em cũng làm rồi mà thấy hiệu quả khá tốt - ảnh cực sạch sẽ luôn, tương phản cao. Nhưng lắp vòng chắn sáng focus không ổn lắm vì nó tịnh tiến nên r của vòng tròn không còn đúng.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    360

    Anh có một cái finder 9x50 tự chế (trong hình trên), vật kính và thị kính được tráng phủ chống phản quang tốt, quan sát các mục tiêu đủ sáng cho chất lượng ảnh cũng rất tốt, nhưng khi so sánh nó với cái ống nhòm "cùi" 10x35 của TQ thì anh phát hiện ra khả năng quan sát các vật thể được chiếu sáng yếu (hoặc rất yếu) trong bóng tối của finder 9x50 thua xa cái ống nhòm 10x35. Thế có đau không [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG][IMG]images/smilies/39.gif[/IMG][IMG]images/smilies/39.gif[/IMG] . Với finder như vậy thì làm sao có thể giúp tìm được các vật thể tối (deep sky objec) trong bầu trời đêm? Thật là đau đầu nhức óc.

    Sau này anh phát hiện ra bộ lăng kính đảo hình trong ống nhòm thường được gắn thêm các vòng chắn sáng khá tinh vi (gỡ ra mới thấy), anh tìm hiểu thêm thì được biết các vòng chắn sáng trong kính thiên văn có vai trò khá quan trọng trong việc hạn chế hiện tượng giảm độ tương phản (contrast) của hình ảnh do ánh sáng "tạp" phản xạ lung tung trong lòng KTV gây ra. Nghiên cứu kỹ hơn tài liệu nước ngoài thấy có mấy phương pháp tính toán, lắp đặt vị trí và kích thước vòng chắn sáng hơi khác nhau một tí, các bạn có thể tham khảo hình dưới đây:
    Cách 1:


    Cách 2:


    Cấu tạo lỗ thoát sáng cho hiệu quả tốt nhất:


    Cách 1 thì dễ tính toán hơn, cách thứ 2 thì có vẻ "khoa học" hơn. Anh thử áp dụng cách thứ nhất (cho dễ tính toán) cho cái finder 9x50, sử dụng 2 vòng chắn sáng, 1 cái gắn ở giữa finder, 1 cái gắn trước thị kính (do mới thử nghiệm nên sử dụng vật liệu tạm bợ, nhìn hơi "cùi" một tí [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] ):






    Xong xuôi đâu đó, anh mang 2 thiết bị ra test lại trong phòng tối (tắt hết đèn trong nhà vào buổi tối) vì ngoài trời toàn mây mù, hiệu quả mang lại ngoài mong đợi luôn. Qua finder 9x50, các vật thể tối trong phòng (không thấy được bằng mắt thường) có thể nhận ra dễ dàng, chúng trở nên sáng hơn và rõ hơn so với ống nhòm 10x35 [IMG]images/smilies/113.gif[/IMG][IMG]images/smilies/113.gif[/IMG] .

    Những KTV khúc xạ mà anh đã hướng dẫn các bạn làm thường có cấu tạo giật cấp 2 đốt cho gọn, thực chất có thể coi đốt thứ 2 là 1 vòng chắn sáng, nhưng kích thước lỗ thu sáng đã phù hợp chưa thì nên tính toán lại, ngoài ra chúng ta nên gắn thêm ít nhất 1 vòng chắn sáng nữa vào ống focuser (trước thị kính) để cải thiện tối đa chất lượng hình ảnh.

    Đề nghị các bạn có tâm huyết với KTV nghiên cứu thêm vấn đề này để tăng cường chất lượng cho sản phẩm KTV của chúng ta nhé.

    - P/S: 11/2015: Anh cung cấp thêm mấy cái ảnh sau để các bạn thấy được sự khác nhau giữa kính có vòng chắn sáng và kính không có vòng chắn sáng:
    1. Ảnh chụp so sánh bên trong lòng ống kính, nhìn vào từ phía vật kính (tất nhiên là chưa lắp vật kính vào). Bên trái là kính có lắp vòng chắn sáng, còn bên phải là kính không lắp vòng chắn sáng. Lưu ý là cả 2 đều đã được sơn đen không bóng bên trong.


    2. Ảnh chụp so sánh hiệu quả của vòng chắn sáng nhìn từ miệng bộ chỉnh nét ra phía bộ vật kính (lưu ý phải thảo thị kính ra để nhìn). Ảnh bên trái (có vòng chắn sáng) thì bên trong lòng ống kính tối thui, chính giữa là bộ vật kính sáng đều, rõ nét. Còn ảnh bên phải (không có vòng chắn sáng) thì phần lòng ống gần phía vật kính rất loá.


    3. Còn đây là ảnh so sánh hình ảnh thu được qua 2 loại kính trên. Có thể thấy kính có vòng chắn sáng (bên trái) cho ảnh đẹp hơn hẳn so với kính không có vòng chắn sáng (bên phải).

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Hoàng Quốc Phương
    Em cũng làm rồi mà thấy hiệu quả khá tốt - ảnh cực sạch sẽ luôn, tương phản cao. Nhưng lắp vòng chắn sáng focus không ổn lắm vì nó tịnh tiến nên r của vòng tròn không còn đúng.
    Anh thấy focuser KX của QT có gắn thêm vòng chắn sáng đấy, gắn ở đâu không quan trọng, cái quan trọng là phải tính đúng vị trí và kích thước vòng chắn sáng khi focuser ở vị trí nét nhất.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    3
    kính thiên văn của em cứ 10cm làm 1 vòng chắn sáng, nhưng em chẳng tính toán gì cứ làm hẹp dần. đặt mắt ở vì trí thị kính lúc nét nhìn khi không có thị kính thấy vòng nọ khuất vừa hết vòng kia. như thế không biết có được không. lỡ có vòng nào đó hẹp hơn thì có ảnh hưởng nhiều lắm không anh nhỉ. sợ nó lại biến con d70 thành d60 thì tiêu. với lại focuser của qt có vòng chắn sáng nhưng thế thì với mọi tiêu cự đều dùng được phải không anh.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    forcuser của qt hình như lỗ của nó rộng hơn 1 tí để phòng trường hợp thay vật kính hoặc thị kính có tiêu cự ngắn hơn hoặc lắp thêm gương chéo... thế không biết các vòng chắn sáng rộng hơn so với lý thuyết có tác dụng gì không anh nhỉ

  8. #8
    Phương pháp này có vẻ hợp lý, nhưng em chưa dẫn nguồn ở đâu, vấn đề ở đây là mình thấy họ nói như thế, nhưng có cơ sở khoa học hay không thì mình chưa biết, tài liệu của họ có phần lý giải gì không?

  9. #9
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi Oldstar
    Phương pháp này có vẻ hợp lý, nhưng em chưa dẫn nguồn ở đâu, vấn đề ở đây là mình thấy họ nói như thế, nhưng có cơ sở khoa học hay không thì mình chưa biết, tài liệu của họ có phần lý giải gì không?
    đây là địa chỉ của tài liệu đó, em không tốt tiếng anh nên chỉ đọc sơ sơ chủ yếu là nhìn hình rồi trình bày lại thôi, có 1 số ý kiến cá nhân không biết có chính xác không
    http://www.lcas-astronomy.org/articl...ory=telescopes


    em có thể lý giải như sau thứ nhất khi tia tới chạm vào thành ống sẽ có nhiều tia phản xạ chứ không phải giống như gương phẳng. thứ 2 tia phản xạ nào nằm trên một tia màu đỏ bất kì trong hình thì sẽ không qua được vòng chắn tương ứng với tia màu đỏ đó, tia phản xạ nào nằm dưới tất cả các tia màu đỏ thì sẽ không lọt qua được lỗ forcus. đối với các tia phản xạ xuất phát từ phần diện tích giữa vòng chắn sáng và giao của tia xanh với đỏ ở bên trái nó thì một phần có thể đến được thị kính nhưng những tia này chỉ được tạo thành bới tia tới đã bị phản xạ ít nhất 2 lần hơn nữa phần diện tích này không lớn mà chỉ một góc nhỏ có thể lọt tới thị kính chung quy lại thì rất ít ánh sáng tạp có thể tới được thị kính. có một điểm em không đúng ở bài viết trước đó là ta có thể tính chính xác vị trí của vòng thứ nhất chứ không phải ước lượng, do ống đỡ lớn hơn đường kính vật kính 1 chút ta sẽ nối 1 đường từ mép ống đến mép forcus đối diện giao với hình nón ở đâu thì đó là vị trí vòng 1

  10. #10
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi Oldstar
    Phương pháp này có vẻ hợp lý, nhưng em chưa dẫn nguồn ở đâu, vấn đề ở đây là mình thấy họ nói như thế, nhưng có cơ sở khoa học hay không thì mình chưa biết, tài liệu của họ có phần lý giải gì không?
    đây là địa chỉ của tài liệu đó, em không tốt tiếng anh nên chỉ đọc sơ sơ chủ yếu là nhìn hình rồi trình bày lại thôi, có 1 số ý kiến cá nhân không biết có chính xác không
    http://www.lcas-astronomy.org/articl...ory=telescopes


    em có thể lý giải như sau thứ nhất khi tia tới chạm vào thành ống sẽ có nhiều tia phản xạ chứ không phải giống như gương phẳng. thứ 2 tia phản xạ nào nằm trên một tia màu đỏ bất kì trong hình thì sẽ không qua được vòng chắn tương ứng với tia màu đỏ đó, tia phản xạ nào nằm dưới tất cả các tia màu đỏ thì sẽ không lọt qua được lỗ forcus. đối với các tia phản xạ xuất phát từ phần diện tích giữa vòng chắn sáng và giao của tia xanh với đỏ ở bên trái nó thì một phần có thể đến được thị kính nhưng những tia này chỉ được tạo thành bới tia tới đã bị phản xạ ít nhất 2 lần hơn nữa phần diện tích này không lớn mà chỉ một góc nhỏ có thể lọt tới thị kính chung quy lại thì rất ít ánh sáng tạp có thể tới được thị kính. có một điểm em không đúng ở bài viết trước đó là ta có thể tính chính xác vị trí của vòng thứ nhất chứ không phải ước lượng, do ống đỡ lớn hơn đường kính vật kính 1 chút ta sẽ nối 1 đường từ mép ống đến mép forcus đối diện giao với hình nón ở đâu thì đó là vị trí vòng 1


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-03-2017, 12:43 PM
  2. Kính thiên văn khúc xạ tự chế. mời mọi người cùng xem
    Bởi seobravolaw trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 02-08-2013, 01:24 PM
  3. Kính thiên văn khúc xạ D70F900, chân đế xích đạo
    Bởi lananh192 trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 28-07-2012, 12:03 PM
  4. Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 07-11-2011, 01:23 PM
  5. Cách chế tạo kính thiên văn khúc xạ!!!!
    Bởi nguyenhungcase trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 04-09-2011, 01:59 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •