Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Đố vui.

  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Khởi động phong trào cho 4rum khi mọi người vừa qua một kỳ nghỉ tết để xả hơi. Có câu đố vui đơn giản để mọi người trao đổi các kiến thức cơ bản. "Tại sao gấu ở vùng bắc cực lại có màu trắng?" [IMG]images/smilies/112.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    nó là không màu và rỗng chứ ạ

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    nếu là đố vui thì câu trả lời là vì nó thích màu trắng nên đi nhuộm màu lông ạ

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    vui nhưng phải có tính khoa học chứ. Giải thích như em thì mấy em ở tiệm cắt tóc trả lời tốt hơn. [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    thế câu trả lời là gì ạ

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Thêm một câu đố nữa liên quan đến hướng bắc. Chúng ta thường nghe ai đó dùng Sao Bắc Cực để xác định phương hướng trong đêm, có người thì lại nói là dùng sao Bắc Đẩu. Vậy Sao Bắc Cực và Sao Bắc Đẩu có phải cùng nói đến một ngôi sao?

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    5
    Cái đó gọi là Nhị thập bát tú anh ạ.:d

  8. #8
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi fallingstars
    Thêm một câu đố nữa liên quan đến hướng bắc. Chúng ta thường nghe ai đó dùng Sao Bắc Cực để xác định phương hướng trong đêm, có người thì lại nói là dùng sao Bắc Đẩu. Vậy Sao Bắc Cực và Sao Bắc Đẩu có phải cùng nói đến một ngôi sao?
    1 cái là sao 1 cái là "chòm" sao :d

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Nhị Thập Bát Tú là 28 chòm sao của nằm trên đường hoàng đạo theo cách chia của Người Trung Quốc. Trên cơ sở quan sát các chuyển động của Mặt Trăng, người Trung Quốc đã chia vùng lân cận ngân đạo ra thành 28 phần, mỗi phần ứng với một chòm sao. Hai mươi tám chòm sao này được gọi là Nhị Thập Bát Tú. 28 chòm đó lại được chia làm 4 cung, mỗi cung gồm 7 chòm biểu trưng cho một con vật. Nhị thập bát tú là một khái niệm được dùng nhiều trong chiêm tinh học phương Đông.
    Bắc đẩu là chòm sao đại hùng gồm 7 ngôi sao sáng hình cái gầu lớn nằm ở phương bắc (Bắc Đẩu Thất Tinh). Chòm này là 1 trong nhị thập bát tú đã được nêu trên, nó thuộc cung Huyền Vũ . Còn sao Bắc Cực được hiểu theo nghĩa nguyên gốc, là kim chỉ nam cho những kẻ lạc hướng giữa trời đêm, nó có vị trí gần như cố định trên bầu trời qua các mùa. Bắc Cực nằm ở đuôi của chòm gấu nhỏ, tuy mờ nhạt nhưng lại là ngôi sao sáng nhất trong khu vực đó. Bắc đẩu là một chòm hữu ích để xác định Sao Bắc Cực.

    Bốn con vật tượng trưng cho 4 cung trong Nhị Thập Bát Tú


    Bắc Đẩu trong cung Huyền Vũ


    Bắc Đẩu và Bắc Cực

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bài viết của fallingstars có một số chỗ không chính xác về Nhị thập bát tú[IMG]images/smilies/22.gif[/IMG], faragona xin sửa lại cho đúng:

    - Thứ nhất, Nhị thập bát tú không phải là 28 “chòm” sao, mà là 28 ngôi sao, chia thành 4 chòm, mỗi chòm 7 ngôi, mỗi chòm tương ứng với 1 cung, mỗi cung lại tương ứng với một phương và một mùa trong năm: Huyền Vũ – rùa đen, phương bắc, xuất hiện vào mùa đông; Chu Tước – sẻ đỏ, phương nam, xuất hiện vào mùa hè; Thanh Long – rồng xanh, phương đông, xuất hiện vào mùa xuân; Bạch Hổ - hổ trắng, phương tây, xuất hiện vào mùa thu.

    - Thứ hai, Nhị thập bát tú không nằm trên đường Hoàng Đạo mà nằm theo chiều dọc (có thể coi như vuông góc với Hoàng Đạo). Đây là điều đặc biệt của hệ thống thiên văn phương Đông, khi chia các chòm sao theo chiều dọc, được gọi là “Hệ thống thiên văn hàng dọc” bởi nhà thiên văn học L. de Saussure (em trai nhà ngôn ngữ học F. de Saussure) để phân biệt với hệ thống theo chiều ngang của thiên văn học phương Tây.

    - Thứ ba, chòm Bắc Đẩu không nằm trong chòm Huyền Vũ. Chính xác hơn thì Bắc Đẩu không nằm trong hệ thống Nhị thập bát tú, mà nằm gần như trên một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa 4 chòm sao đó. Đây là điều vô cùng quan trọng, vì người phương Đông căn cứ vào đuôi của chòm Bắc Đẩu và vị trí tương đối của nó đối với Tứ cung mà tính ra tháng, ra mùa trong năm.

    - Điều cuối cùng mà faragona muốn nói, đó là Nhị thập bát tú là sản phẩm của thiên văn học… Việt Nam, mà chính xác hơn là sản phẩm của dân tộc Bách Việt, tổ tiên của người Việt Nam. Điền này giải thích tại sao chỉ Việt Nam lấy con “sẻ đỏ” là biểu trưng của chòm “Chu Tước” thay vì “phượng đỏ” như Trung Quốc và các nước phương Bắc - Nhật Bản, Hàn Quốc,… (nghĩa chính xác của “Chu Tước” là “Sẻ Đỏ”). Nguyên do là vì sau 1000 năm xâm chiếm Âu Lạc, văn hoá Trung Quốc đã… chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Việt Nam [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] trong đó bao gồm hệ thống thiên văn, lịch Can Chi, triết lí âm dương, ngũ hành,… rồi sau đó sửa đổi và hoàn thiện (điều tương tự cũng xảy ra với “con mèo” – Chi Mão của Việt Nam và “con thỏ” – Chi Mão của Trung Quốc và các nước còn lại). Sự du nhập văn hoá Việt Nam sang Trung Quốc đã được ghi lại và xác nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu văn hoá hiện đại và trong lịch sử Trung Quốc.

    Đây là những thông tin đã được điều chỉnh từ bài viết của fallingstars. Anh fallingstars đề nghị kiểm tra lại nguồn trích dẫn. Thanks.

    P/s: mọi người nếu có hứng thú với thiên văn, hệ lịch và văn hoá phương Đông thì thanks cho cái, faragona sẽ lập một topic riêng bàn về chủ đề này. [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •