Hỏi:
Chào ad, mình có thắc mắc từ lâu, trên internet cũng thấy câu hỏi mà chưa thấy có ai trả lời, mong add trả lời giúp, câu hỏi đại loại là: Tại sao Mặt Trăng là nguyên nhân sinh ra thuỷ triều?
Nếu áp dụng công thức Newton Fhd=G.m1.m2/r^2 thì Mặt Trời hút nước 8,25.10^18N, Mặt Trăng hút nước: 5,2.10^16N. Mặt Trời hút lượng nước trên Trái Đất mạnh gấp 158 lần so với Mặt Trăng, vậy tại sao mọi người đều nói nguyên nhân thuỷ triều là do Mặt Trăng hút nước và nếu không có nó thì độ cao thuỷ triều chỉ còn bằng 40% hiện tại?"

Đáp:
Ad cảm ơn bạn đã miệt mài tính (dù không biết sao tính ra được) hai lực hút kia. Tuy nhiên đây là một câu hỏi hay đơn giản vì nó hỏi đúng vào chỗ mà nhiều người tưởng là biết mà hóa ra là hiểu lầm.
Trước hết, đúng là lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân gây ra thủy triều, nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp theo cách thường nghĩ, là chúng hút nước mạnh hay yếu thì thủy triều lên cao hay xuống thấp. Mình có thể hỏi ngược lại rằng, nếu thủy quyển bị hai thiên thể này hút như vậy, tại sao nước lại không dồn hết về một phía cho đến khi cân bằng với trọng lực của nó mà lại thành hai cái bướu đối diện nhau?
Đó là bởi vì lực tạo ra thủy triều (được gọi là lực thủy triều) chứ không phải là lực hấp dẫn, mà là sự CHÊNH LỆCH lực hấp dẫn của lớp nước ở gần Mặt Trăng (hoặc Mặt Trời) hơn với lớp nước ở xa hơn phía đối diện. Mở rộng ra, lực thủy triều sẽ có ở mọi vật thể CÓ KÍCH THƯỚC ĐÁNG KỂ so với vật chủ mà nó quay xung quanh, và do đó nếu đủ mạnh sẽ xé nát chính vật đó. Việc mọi vật bị hút vào lỗ đen và bị xé nát không phải vì nó bay quá nhanh, hay va chạm với các vật khác, và tất nhiên không phải vì nó quá nóng. Đó là bởi vì lực hấp dẫn của lỗ đen lớn khủng khiếp, đến nỗi phần gần lỗ đen hơn của vật sẽ bị hút mạnh hơn phần xa lỗ đen hơn một lực đáng kể, đủ để xé nát nó ra.
Như vậy, như mọi người thường nghe: "lực hấp dẫn của Mặt Trời lớn nhưng Mặt Trời ở xa hơn nên tác động thủy triều nhỏ hơn" là một câu nói đúng nhưng hay bị hiểu sai. Lực hấp dẫn tự nó đã tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách rồi. Và lực hấp dẫn của Mặt Trời đã lớn hơn 177 lần Mặt Trăng rồi. Tuy nhiên khoảng cách (một lần nữa lại là khoảng cách) khiến cho tỉ lệ giữa giữa lực hấp dẫn của Mặt Trời tới lớp nước gần và lớp nước xa Mặt Trời nhỏ hơn tỉ lệ tương tự của Mặt Trăng (chỉ bằng 44%).
Các bạn tham khảo link sau, rất dễ hiểu:
http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu...tide.html#stid

Bonus ý kiến của các bạn yêu thiên văn:

1. " Mình có thể hỏi ngược lại rằng, nếu thủy quyển bị hai thiên thể này hút như vậy, tại sao nước lại không dồn hết về một phía cho đến khi cân bằng với trọng lực của nó mà lại thành hai cái bướu đối diện nhau? ".
Xin nói rõ hơn một chút: cái bướu thứ nhất là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời .... tạo ra lực thủy chiều và tạo ra nó . Còn cái bướu thứ hai đối diện với cái bướu thứ nhất qua trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng là do lực li tâm tạo ra. ( lực li tâm này sinh ra do Trái Đất quay và lắc Biểu tượng cảm xúc smile )
Chính vì cái bướu thứ nhất là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời .... tạo ra lực thủy chiều và tạo ra nó (cái bướu). Nên Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.

2. Đơn giản thế này. Xét riêng trong hệ kín Trái Đất - Mặt Trăng thì Trái Đất không hề đứng yên. Cả Trái Đất và Mặt Trăng đều quay xung quanh tâm của hệ. Đặc điểm:
- Tâm này nằm trên đường thẳng nối Trái Đất và Mặt Trăng
- Tâm này nằm giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng
- Tâm này nằm trong lòng Trái Đất, có thể dùng phương pháp tìm trọng tâm để xác định chính xác vị trí

Do Trái Đất - Mặt Trăng đều quay quanh tâm này dẫn đến hệ quả:
- Bề mặt TĐ phía gần Mặt Trăng ở gần tâm hơn chịu lực li tâm nhỏ và lực hấp dẫn lớn
- Bề mặt TĐ phía đối diện ở xa tâm hơn chịu lực li tâm lớn, lực hấp dẫn nhỏ chiệu ngược lại
Kết quả cuối cùng là tạo thành hai bướu nước