1. Câu hỏi của một bạn gửi về cho HAS: "Xin hỏi là : vận tốc lớn nhất là vận tốc của ánh sáng trong chân không = 300.000 km/s,
Vậy nếu ta phóng 1 tàu vũ trụ ra ngoài khoảng không vs vận tốc là a km/h, đồng thời phía trc tàu có hệ thống đèn chiếu sáng thì cho hỏi vận tốc ánh sáng của con tàu đó có phải bằng (300.000+a) km/h không??"
Trả lời
- Câu trả lời dĩ nhiên là không.
Gọi c là tốc độ ánh sáng. Đúng như bạn nói, trong chân không, c = 300 000 km/s.
Trờ lại với câu hỏi của bạn: Người trên tàu sẽ thấy ánh sáng từ đèn của mình đi với tốc độ là c, và một người quan sát ở ngoài cũng sẽ thấy ánh sáng đó có tốc độ c. Quy tắc cộng vận tốc của vật lý cổ điển không áp dụng được cho ánh sáng.

Nguyên nhân: Không thời gian biến dạng (distort) để giữ cho tốc độ ánh sáng không đổi. Đây là điểm mấu chốt.
Tốc độ = Quãng đường / Thời gian. Đối với người ở ngoài con tàu, tạm gọi là Hùng, giả sử Hùng Hùng đo được tốc độ ánh sáng c = s / t. trong đó s là khoảng cách giữa 2 điểm A và B, t là thời gian mà ánh sáng cần để đi từ A đến B, Người trên tàu, tạm gọi là Lan, cũng đo tốc độ ánh sáng theo cách trên. Lan đang di chuyển nên thời gian của Lan sẽ trôi chậm lại, tức là thời gian t do Lan đo được nhỏ hơn so với của Hùng, nhưng đồng thời, Lan cũng sẽ đo được khoảng cách AB ngắn hơn so với Hùng. Cả quãng đường và thời gian đều giảm đi như nhau, thế nên c do Lan đo được vẫn bằng của Hùng.

Những lập luận ở trên đều dựa vào thuyết tương đối hẹp của Einstein. Nếu bạn cảm thấy khó hiểu thì... bạn không phải là người duy nhất đâu. Xét về mặt toán học thì thuyết tương đối hẹp khá đơn giản, nhưng để hiểu được nó về mặt logic thì sẽ phải mất không it thời gian.