Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Các đối tượng Messier là một tập hợp các đối tượng thiên văn được phát hiện và lập danh sách bởi nhà thiên văn người Pháp Charles Messier vào năm 1771. Ban đầu khí tìm kiếm các sao chổi ông đã nhầm tưởng các đối tượng này là các sao chổi nhưng ông đã thất vọng khi nhân ra đây không phải là sao chổi mà là các thiên hà và các đám tinh vân. Do vậy Messier cùng với trợ lý là Pierre Méchain đã tìm kiếm và biên soan lên một danh sách các đối tượng này để giúp cho các nhà săn tìm sao chổi không bị nhầm lẫn.



    Danh sách đầu tiên được xuất bản có 45 đối tượng được đánh số hiệu từ M1 cho tới M45. Về sau, ngày càng nhiều đối tượng được phát hiện, danh sách đã có đầy đủ thông tin về các đối tượng từ M1 đến M103.
    Sau này nhiều nhà thiên văn học đã tiếp tục công việc của Messier bổ sung thêm vào danh sách này:
    Nicolas Camille Flammarion năm 1921 : M104
    Helen Sawyer Hogg năm 1947 : M105 đến M107
    Owen Gingerich năm 1960 : M108 và M109
    Kenneth Glyn Jones : M110

    Danh sách Messier được thực hiện từ các công trình của các nhà thiên văn ở Bắc bán cầu Trái Đất, do đó chỉ chứa các các thiên thể nằm ở bắc thiên cầu cho tới các thiên thể có xích vĩ nhỏ nhất là –35.7°. Nhiều thiên thể đẹp và lớn ở Nam thiên cầu, như các Đám mây Magellan Lớn và Nhỏ không có mặt. Các thiên thể Messier đều có thể được quan sát bởi mắt thường hoặc bởi ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ khi trời quang và xa thành thị.

  2. #2
    Guest
    Messier 1 - Tinh vân con cua



    Tinh vân Con Cua (các tên gọi danh lục M1, NGC 1952, Taurus A) là một tinh vân trong chòm sao Kim Ngưu, đồng thời là tàn tích của siêu tân tinh . Tinh vân này được John Bevis quan sát năm 1731; nó tương ứng với siêu tân tinh sáng chói được các nhà thiên văn Trung Hoa và Ả Rập ghi nhận năm 1054.



    Với cực đại phổ bức xạ ở vùng tia X và tia gamma trên 30 KeV, và trải rộng tới trên 1012 eV, tinh vân Con Cua nói chung là nguồn sáng bền vững có cường độ mạnh nhất trên bầu trời. Nằm ở khoảng cách khoảng 6.500 năm ánh sáng (2 kpc) từ Trái Đất, tinh vân này có đường kính 11 ly (3,4 pc) và giãn nở với tốc độ khoảng 1.500 kilômét mỗi giây.



    Tại trung tâm của tinh vân này là sao xung Con Cua, một sao neutron quay, phát xạ các xung của bức xạ với bước sóng từ tia gamma tới sóng radio và với tốc độ quay khoảng 30,2 lần mỗi giây.



    Tinh vân này là thiên thể đầu tiên được nhận dạng bằng vụ nổ siêu tân tinh lịch sử. Tinh vân này đóng vai trò như là một nguồn bức xạ để nghiên cứu các thiên thể che khuất nó. Trong thập niên 1950 và 1960, vành nhật hoa của Mặt Trời đã được xạ ảnh từ các quan sát sóng radio của tinh vân Con Cua vượt ngang qua nó, và trong năm 2003, độ dày của khí quyển của vệ tinh Sao Thổ là Titan đã được đo đạc khi nó chặn các tia X từ tinh vân này.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Em tìm thêm những hình ảnh, thông tin giải thích cụ thể từ M1 > M110 thì quá tốt ^^

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Ảnh thì em thấy mấy cái cũng na ná nhau nên cho mấy cái đẹp vào thôi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].
    Tb mỗi ngày 1 messier thế là mất gần 2.5 tháng mới xong >.<

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Messier 2 - NGC 7089


    (Hình stellarium)

    Tên gọi : Messier 2
    Tên gọi khác : NGC 7089, GC 4678, Bode 70
    Loại : Cụm sao cầu
    Lớp : II
    Chòm sao : Aquarius (Bảo Bình)
    Right Ascension: 21 : 33.5 (h:m)
    Declination: -00 : 49 (deg:m)
    Khoảng cách: 37.5 (kly)
    Visual Brightness: 6.5 (mag)
    Apparent Dimension: 16.0 (arc min)



    Xác định vị trí : M2 có tìm thấy ở khoảng 5 độ về phía bắc của Beta Aquarii, có cùng độ nghiêng với Alpha Aquarii.

    M2 được nhà thiên văn người Pháp là Jean-Dominique Maraldi phát hiện năm 1746 trong khi ông cùng với Jacques Cassini quan sát một sao chổi. Charles Messier tái phát hiện nó vào năm 1760 nhưng lại cho rằng nó là một tinh vân không có ngôi sao nào gắn liền với nó. William Herschel là người đầu tiên phân giải các ngôi sao riêng lẻ trong cụm sao này vào năm 1794.

    Trong các điều kiện cực kỳ thuận lợi, M2 hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt trần. Các ống nhòm hay các kính viễn vọng nhỏ sẽ nhận dạng cụm này là không có sao trong khi các kính viễn vọng lớn hơn sẽ phân giải các ngôi sao riêng lẻ, trong số đó các ngôi sao sáng nhất có cấp sao biểu kiến bằng 13,1.



    M2 cách Trái Đất khoảng 37.500 năm ánh sáng. Với đường kính 175 năm ánh sáng, nó là một trong những cụm sao cầu lớn nhất đã biết. Cụm sao này dồi dào sao, kết đặc, và có hình dạng elip đáng kể. Nó khoảng 13 tỷ năm tuổi và là một trong các cụm sao cầu lâu đời gắn liền với Ngân Hà.

    M2 chứa khoảng 150.000 ngôi sao, bao gồm 21 sao biến quang đã biết. Các ngôi sao sáng nhất của nó là các sao khổng lồ đỏ và vàng. KIểu quang phổ tổng thể là F4.

    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    hay là mènh cũng làm 1 bài về ảnh thiên văn đẹp nhất trong tuần - trong tháng nhủy [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Messier 3 - NGC5272



    Object Name: Messier 3
    Alternative Designations: NGC 5272
    Object Type: Class VI Globular Cluster
    Constellation: Canes Venatici
    Right Ascension: 13 : 42.2 (h:m)
    Declination: +28 : 23 (deg:m)
    Distance: 33.9 (kly)
    Visual Brightness: 6.2 (mag)
    Apparent Dimension: 18.0 (arc min)



    Messier 3 (còn gọi là M3 hay NGC 5272) là một cụm sao cầu trong chòm sao Lạp Khuyển (Canes Venatici). Nó được Charles Messier phát hiện năm 1764, và được William Herschel phân giải thành các ngôi sao năm 1784. Cụm sao này là một trong những cụm sao lớn nhất và sáng nhất, chứa khoảng 500.000 ngôi sao. Nó nằm ở khoảng cách khoảng 33.900 năm ánh sáng tính từ Trái Đất. M3 có cấp sao biểu kiến là 6,2, làm cho nó trở thành nhìn thấy với mắt trần trong các điều kiện tối tăm. Với một kính viễn vọng kích thước trung bình, cụm sao này được xác định đặc điểm đầy đủ. Người ta ước tính nó khoảng 8 tỷ năm tuổi.



    Cách xác định: Đối với các ống nhòm , cách dễ nhất để khám phá vẻ đẹp cổ xưa 8 tỷ năm tuổi này là xem xét khoảng giữa cặp Arcturus và Cor Caroli, ngay phía đông của Beta Comae. Nhiều lần, chỉ cần bắt đầu từ Arcturus và quét từ từ lên phía Cor Caroli là đủ!.

    Nếu bạn vẫn không tìm được, hãy xác định vị trí của cụm sao Coma Berenices (Melotte 111) và nhìn về phía đông bằng chiều rộng bàn tay. Bạn sẽ tìm thấy nó ở 6 độ bắc-đông bắc của Beta Comae và nó sẽ hiển thị rất dễ dàng trong finder của bạn. Trong ống nhòm hai mắt tất cả các kích cỡ và thậm chí cả trong điều kiện ánh sáng ở đô thị, Messier 3 vẫn rất sáng . Ngay cả kính thiên văn nhỏ khoảng 6 inch bạn cũng có thể thấy từng ngôi sao của nó (!).



 

Các Chủ đề tương tự

  1. Bảng danh mục tinh vân thiên hà của Charles Messier
    Bởi hientatthanh trong diễn đàn Sao - Thiên hà - Vũ trụ
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 03-06-2015, 12:50 PM
  2. Messier 5 – APOD 3/8/2012
    Bởi myphamuc93@gmail.com trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 06-08-2012, 01:51 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •