Các đối tượng Messier là một tập hợp các đối tượng thiên văn được phát hiện và lập danh sách bởi nhà thiên văn người Pháp Charles Messier vào năm 1771. Ban đầu khí tìm kiếm các sao chổi ông đã nhầm tưởng các đối tượng này là các sao chổi nhưng ông đã thất vọng khi nhân ra đây không phải là sao chổi mà là các thiên hà và các đám tinh vân. Do vậy Messier cùng với trợ lý là Pierre Méchain đã tìm kiếm và biên soan lên một danh sách các đối tượng này để giúp cho các nhà săn tìm sao chổi không bị nhầm lẫn.



Danh sách đầu tiên được xuất bản có 45 đối tượng được đánh số hiệu từ M1 cho tới M45. Về sau, ngày càng nhiều đối tượng được phát hiện, danh sách đã có đầy đủ thông tin về các đối tượng từ M1 đến M103.
Sau này nhiều nhà thiên văn học đã tiếp tục công việc của Messier bổ sung thêm vào danh sách này:
Nicolas Camille Flammarion năm 1921 : M104
Helen Sawyer Hogg năm 1947 : M105 đến M107
Owen Gingerich năm 1960 : M108 và M109
Kenneth Glyn Jones : M110

Danh sách Messier được thực hiện từ các công trình của các nhà thiên văn ở Bắc bán cầu Trái Đất, do đó chỉ chứa các các thiên thể nằm ở bắc thiên cầu cho tới các thiên thể có xích vĩ nhỏ nhất là –35.7°. Nhiều thiên thể đẹp và lớn ở Nam thiên cầu, như các Đám mây Magellan Lớn và Nhỏ không có mặt. Các thiên thể Messier đều có thể được quan sát bởi mắt thường hoặc bởi ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ khi trời quang và xa thành thị.