Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, các nhà khoa học thiên văn trên thế giới đã phát hiện ra trong không gian bao la của vũ trụ có những vùng đặc biệt tối đen. Các loại kính thiên văn hiện đại bậc nhất không nhận được bất cứ sự bức xạ nào gọi là của vật chất phát ra, chỉ thấy tại đó tối đen như mực. Nhưng từ khoảng cách xa, mọi vật thể như các hành tinh, các vì sao vẫn tồn tại và di chuyển theo những quỹ đạo có liên quan tới vùng tối đen, và ánh sáng, sự dao động điện từ hay còn gọi là các “hạt” phôtôn khi chuyển động có khối lượng tới đó cũng bị hút vào. Điều đó đã buộc các nhà khoa học phải suy đoán tại vùng tối đen ấy không phải là vùng trống rỗng mà là vùng có trường lực hấp dẫn cực lớn. Cái vùng tối đen như mực nhưng có sức hút khủng khiếp, hút mọi thứ vào trong đó được khoa học đặt tên là Hố đen.


    Hố đen, hay lỗ đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó (chân trời sự kiện), trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.



    Lý thuyết về hố đen là một trong những lý thuyết vật lí hiếm hoi, bao trùm mọi thang đo khoảng cách, từ kích thước cực nhỏ (thang Planck) đến các khoảng cách vũ trụ rất lớn, nhờ đó nó có thể kiểm chứng cùng lúc cả thuyết lượng tử lẫn thuyết tương đối. Sự tồn tại của hố đen được dự đoán bởi lý thuyết tương đối rộng. Theo mô hình thuyết tương đối rộng cổ điển, không một vật chất hay thông tin nào có thể thoát ra khỏi hố đen để tới tầm quan sát bên ngoài được. Tuy nhiên, các hiệu ứng của cơ học lượng tử, không có trong thuyết tương đối rộng cổ điển, có thể cho phép vật chất và năng lượng bức xạ ra khỏi hố đen. Một số lý thuyết cho rằng bản chất tự nhiên của bức xạ không phụ thuộc vào những thứ đã rơi vào trong hố đen trong quá khứ, nói cách khác hố đen xóa sạch mọi thông tin quá khứ, hiện tượng này được gọi là nghịch lý thông tin hố đen. Nghịch lý này dần bị các lý thuyết mới đây loại bỏ và cho rằng thông tin vẫn được bảo toàn trong hố đen.

    Từ năm 1964, khi ngôi sao "tàng hình" Cygnus X-1 của một hệ sao đôi nằm cách Trái Đất 8.000 ly trong chòm sao Thiên Nga được coi là chòm sao đầu tiên, chứng minh cho sự tồn tại của hố đen, các hố đen khác không chỉ được phát hiện trong Ngân Hà mà còn ở nhiều thiên thể khác. Hố đen không chỉ là những "xác chết" của những sao có khối lượng lớn hơn 1,4 MSun symbol.svg, khi chúng bùng nổ thành các siêu tân tinh trong phạm vi các thiên hà, mà hiện nay nhiều ý kiến cho rằng, tất cả các thiên hà đều chứa một hố đen siêu lớn trong vùng nhân.

    __________________________________________________ _________________________________
    __________________________________________________ _________________________________

    Đọc Xong Nhớ Tksbommm:bommm:

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi winter
    Có bao nhiêu loại hố đen thế ? Hình như hố đen không chỉ được tạo thành từ các vụ nổ sao ?
    uhm đúng rồi đấy hố đen đc hình thành từ các hành tinh chết - ngôi sao

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có bao nhiêu loại hố đen thế ? Hình như hố đen không chỉ được tạo thành từ các vụ nổ sao ?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Theo bin biết thì có 2 loại hố đen , là :
    - hố đen có khối lượng = các ngôi sao ( gấp 4-15 lần m của mặt trời )
    - hố đen siêu nặng ( hay còn gọi là supermassive black holes ) , ở tâm của thiên hà .
    hình như còn có 1 giả thiết nữa là hố đen siêu nhỏ ( Miniature black holes )


    Hình như hố đen không chỉ được tạo thành từ các vụ nổ sao ?
    giả thiết về hố đen siêu nhỏ thì hố đen siêu nhỏ được hình thành trong thời kì đầu của vũ trụ , khoảng 10 -> 20 tỷ năm trước , tất cả vật chất và năng lượng được nén vào 1 điểm rất nhỏ , và điểm nhỏ đó nổ ( vụ nổ Big Bang ) và mở rộng nhanh chóng ..... cái hố đen siêu nhỏ này bin đọc ở đây http://amazing-space.stsci.edu/resou...isit/mini.html .
    giả thiết thì ko biết đúng hay ko .......... ^^

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi biz.kool_9x
    uhm đúng rồi đấy hố đen đc hình thành từ các hành tinh chết - ngôi sao
    nó được hình thành do sự suy sập hấp dẫn của các ngôi sao ( các sao có khối lượng gấp hơn 3 lần khối lượng mặt trời ) thôi chứ ??? có vụ hố đen được hình thành từ hành tinh chết nữa à ?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi nhox bin
    nó được hình thành do sự suy sập hấp dẫn của các ngôi sao ( các sao có khối lượng gấp hơn 3 lần khối lượng mặt trời ) thôi chứ ??? có vụ hố đen được hình thành từ hành tinh chết nữa à ?
    bạn tìm hiểu kỹ đi rồi hãng hỏi

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    em chưa nghe chuyện một hành tinh khi chết cũng có thể thành hố đen được. nghe vô lí. nhân tiện em tìm được một ý kiến khá hay về sự hình thành hố đen trên mạng, (tác giả có nick là disappear)
    "Không thể nói ''lớn gấp bao nhiêu lần mặt trời thì khi chết sẽ thành hố đen'' được.

    Không có một cách giải thích nào vô lý hơn việc so sánh kích cỡ, khối lượng của một ngôi sao với mặt trời trong chuyện tạo ra hố đen.
    sau khi ngôi sao qua quá trình dồn nén vật chất, nặng gấp 3.2 lần khi nổ mới tạo hố đen.
    Đôi khi một sao xuất hiện khá đột ngột. Điều này xảy ra khi một cặp sao cùng quay với nhau, gọi là sao đôi. Trong đó sao lớn là sao khổng lồ quay với sao nhỏ hơn và nóng hơn. Sao mới xuất hiện khi khí bị hút từ sao khổng lồ đó vào sao nhỏ hơn. Ở đấy nhiệt gây ra vụ nổ lớn và phát ra ánh sáng cực mạnh. Sao siêu mới xuất hiện khi một sao suy sụp do dùng hết nhiên liệu và nổ đột ngột. Tạo ra một lượng lớn quang năng và để lại một lõi bé gồm nơtron bị nén chặt.

    Một siêu sao mới sau khi nổ, nó tiếp tục co mãi đến khi lõi sao nhỏ hơn cả sao chứa nơtron. Ở trạng thái một sao cực kì dày đặc và nặng, trường hấp dẫn của thiên thể lớn vô tận. Ánh sáng bị gãy khúc trong thiên thể, làm thiên thể tối và không phát sáng. Thiên thể kì lạ này được gọi là hố đen."

  8. #8
    Guest
    em chưa nghe chuyện một hành tinh khi chết cũng có thể thành hố đen được. nghe vô lí. nhân tiện em tìm được một ý kiến khá hay về sự hình thành hố đen trên mạng, (tác giả có nick là disappear)
    "Không thể nói ''lớn gấp bao nhiêu lần mặt trời thì khi chết sẽ thành hố đen'' được.

    Không có một cách giải thích nào vô lý hơn việc so sánh kích cỡ, khối lượng của một ngôi sao với mặt trời trong chuyện tạo ra hố đen.
    sau khi ngôi sao qua quá trình dồn nén vật chất, nặng gấp 3.2 lần khi nổ mới tạo hố đen.
    Đôi khi một sao xuất hiện khá đột ngột. Điều này xảy ra khi một cặp sao cùng quay với nhau, gọi là sao đôi. Trong đó sao lớn là sao khổng lồ quay với sao nhỏ hơn và nóng hơn. Sao mới xuất hiện khi khí bị hút từ sao khổng lồ đó vào sao nhỏ hơn. Ở đấy nhiệt gây ra vụ nổ lớn và phát ra ánh sáng cực mạnh. Sao siêu mới xuất hiện khi một sao suy sụp do dùng hết nhiên liệu và nổ đột ngột. Tạo ra một lượng lớn quang năng và để lại một lõi bé gồm nơtron bị nén chặt.

    Một siêu sao mới sau khi nổ, nó tiếp tục co mãi đến khi lõi sao nhỏ hơn cả sao chứa nơtron. Ở trạng thái một sao cực kì dày đặc và nặng, trường hấp dẫn của thiên thể lớn vô tận. Ánh sáng bị gãy khúc trong thiên thể, làm thiên thể tối và không phát sáng. Thiên thể kì lạ này được gọi là hố đen."

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    em chưa nghe chuyện một hành tinh khi chết cũng có thể thành hố đen được. nghe vô lí. nhân tiện em tìm được một ý kiến khá hay về sự hình thành hố đen trên mạng, (tác giả có nick là disappear)
    "Không thể nói ''lớn gấp bao nhiêu lần mặt trời thì khi chết sẽ thành hố đen'' được.

    Không có một cách giải thích nào vô lý hơn việc so sánh kích cỡ, khối lượng của một ngôi sao với mặt trời trong chuyện tạo ra hố đen.
    sau khi ngôi sao qua quá trình dồn nén vật chất, nặng gấp 3.2 lần khi nổ mới tạo hố đen.
    Đôi khi một sao xuất hiện khá đột ngột. Điều này xảy ra khi một cặp sao cùng quay với nhau, gọi là sao đôi. Trong đó sao lớn là sao khổng lồ quay với sao nhỏ hơn và nóng hơn. Sao mới xuất hiện khi khí bị hút từ sao khổng lồ đó vào sao nhỏ hơn. Ở đấy nhiệt gây ra vụ nổ lớn và phát ra ánh sáng cực mạnh. Sao siêu mới xuất hiện khi một sao suy sụp do dùng hết nhiên liệu và nổ đột ngột. Tạo ra một lượng lớn quang năng và để lại một lõi bé gồm nơtron bị nén chặt.

    Một siêu sao mới sau khi nổ, nó tiếp tục co mãi đến khi lõi sao nhỏ hơn cả sao chứa nơtron. Ở trạng thái một sao cực kì dày đặc và nặng, trường hấp dẫn của thiên thể lớn vô tận. Ánh sáng bị gãy khúc trong thiên thể, làm thiên thể tối và không phát sáng. Thiên thể kì lạ này được gọi là hố đen."

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    em chưa nghe chuyện một hành tinh khi chết cũng có thể thành hố đen được. nghe vô lí. nhân tiện em tìm được một ý kiến khá hay về sự hình thành hố đen trên mạng, (tác giả có nick là disappear)
    "Không thể nói ''lớn gấp bao nhiêu lần mặt trời thì khi chết sẽ thành hố đen'' được.

    Không có một cách giải thích nào vô lý hơn việc so sánh kích cỡ, khối lượng của một ngôi sao với mặt trời trong chuyện tạo ra hố đen.
    sau khi ngôi sao qua quá trình dồn nén vật chất, nặng gấp 3.2 lần khi nổ mới tạo hố đen.
    Đôi khi một sao xuất hiện khá đột ngột. Điều này xảy ra khi một cặp sao cùng quay với nhau, gọi là sao đôi. Trong đó sao lớn là sao khổng lồ quay với sao nhỏ hơn và nóng hơn. Sao mới xuất hiện khi khí bị hút từ sao khổng lồ đó vào sao nhỏ hơn. Ở đấy nhiệt gây ra vụ nổ lớn và phát ra ánh sáng cực mạnh. Sao siêu mới xuất hiện khi một sao suy sụp do dùng hết nhiên liệu và nổ đột ngột. Tạo ra một lượng lớn quang năng và để lại một lõi bé gồm nơtron bị nén chặt.

    Một siêu sao mới sau khi nổ, nó tiếp tục co mãi đến khi lõi sao nhỏ hơn cả sao chứa nơtron. Ở trạng thái một sao cực kì dày đặc và nặng, trường hấp dẫn của thiên thể lớn vô tận. Ánh sáng bị gãy khúc trong thiên thể, làm thiên thể tối và không phát sáng. Thiên thể kì lạ này được gọi là hố đen."


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 10-05-2013, 04:52 AM
  2. Phát hiện ra những khoáng chất trong trong lớp bụi quanh một ngôi sao!
    Bởi phamduyit trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-10-2012, 05:42 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •