Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hầu hết chúng ta, những người yêu thích thiên văn đều đã biết hoặc đã từng được nghe qua về các tinh vân Messier. Hôm nay mình xin làm 1 serial giới thiệu về các tinh vân này rất mong được mọi người góp ý thêm. Sau đây là phần giới thiệu sơ qua về tác giả:



    Nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1730 tại Lorraine Pháp, mất ngày 12 tháng 4 năm 1817 tại Paris). Ông đến với thiên văn lúc còn nhỏ tuổi, dường như đã bị lôi cuốn khi được ngắm các vì sao và các hiện tượng thiên văn. Niềm đam mê đó sục sôi hơn bao giờ hết khi năm 14 tuổi, lần đầu tiên ông được tận mắt quan sát 1 sao chổi có 6 đuôi và sau đó là nhật thực 1 phần. Năm 21 tuổi ông được làm việc cùng Joseph-Nicholas một nhà thiên văn học thuộc hải quân pháp, sau này ông là 1 nhà thiên văn học thuộc trường đại học Observatory Marine vào năm 1759. Năm 1764 ông được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh và sau đó 6 năm ông là Viện sỹ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp. Trong sự nghiệp của mình ông đã sử dụng hơn chục chiếc kính thiên văn khác nhau nhưng gắn bó với ông nhất là chiếc kính thiên văn khúc xạ 3.5 inch có độ phóng đại là 120x và chiếc phản xạ 7.5 inch có độ phóng đại là 105x. Ông được xem như là 1 người ''thợ săn'' sao chổi với rất nhiều các ngôi sao mới được phát hiện. Bởi vì sự thành công không thể phủ nhận của Messier vua Louis XV của Pháp tặng cho ông biệt danh là "Ferret of Comets". Trong những lần tìm kiếm sao chổi thì ông vô tình phát hiện ra những thiên thể giống với sao chổi điều đó làm ông rất khó chịu vì vậy ông quyết định lập nên danh sách này để những người tìm kiếm sao chổi sau tránh nhầm lẫn và đỡ mất thời gian. Trong lần xuất bản đầu tiên danh mục có 45 thiên thể từ M1-M45, lần xuất bản cuối, năm 1781, chứa danh sách đầy đủ gồm 110 thiên thể, từ M1 đến M110. Hầu hết các thiên thể trong danh mục đều nằm ở Bắc bán cầu. Các thiên thể trong danh mục này đều là những thiên thể có thể quan sát bằng mắt thường hoặc qua những chiếc ống nhòm, kính thiên văn loại nhỏ. Sau đây mình xin giới thiệu quan về các thiên thể này (bài viết sẽ được update liên tục)

    1. M1 (NGC 1952) Tinh vân Con Cua



    Ngày 12 tháng 9 năm 1758, phía trên sừng của chòm sao Kim Ngưu, Messier phát hiện một thiên thể, "nó không chứa bất kỳ ngôi sao, nó là một ánh sáng màu trắng, kéo dài trong hình dạng của một ngọn nến''. Đó là M1, tàn dư của 1 vụ nổ siêu tân tinh.Tinh vân này được John Bevis quan sát năm 1731, nó tương ứng với siêu tân tinh sáng chói được các nhà thiên văn Trung Hoa và Ả Rập ghi nhận năm 1054. M1 cách trái đất của chúng ta khoảng 6.500 năm ánh sáng, nó có bán kính vào khoảng 5.5 năm ánh sáng và đang mở rộng với vận tốc 1500 km/s. Tinh vân này có độ sáng biểu kiến là 8.4, thành phần chủ yếu một lượng lớn các phân tử ion hóa như heli và hidro, cùng với cacbon, oxy, nitơ, sắt, neon và lưu huỳnh. Tổng khối lượng của M1 vào khoảng 5 lần khối lượng mặt trời. Trong thập niên 1950 và 1960, vành nhật hoa của Mặt Trời đã được xạ ảnh từ các quan sát sóng radio của tinh vân Con Cua vượt ngang qua nó, và trong năm 2003, độ dày của khí quyển của vệ tinh Sao Thổ là Titan đã được đo đạc khi nó chặn các tia X từ tinh vân này.

    2. M2 (NGC 7089)



    Ngày 11 tháng 9 năm 1760, Messier phát hiện M2 ông cho rằng đây là một tinh vân theo mô tả của ông thì '' Đây là một tinh vân không có ngôi sao nào, ở trung tâm của nó rất tuyệt, xung quanh là những vòng ánh sáng mờ ảo''. Sau đó Ông đã thêm M1 vào danh mục quan sát nam 1759. M1 được biết đến là một trong những cụm sao cầu lớn nhất từng được phát hiện đến thời điểm bấy giờ. Thuộc chòm sao Aquarius, và có độ sáng biểu kiến là 6.3, có bán kính khoảng 87.3 năm ánh sáng và có khoảng cách tới trái đất là 37.500 năm ánh sáng, có kích thước biểu kiến trên bầu trời khoảng 16' ( tức bằng 1/2 kích thước của trăng rằm), nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường ở điều kiện quan sát tốt. Cụm sao này gồm rất nhiều ngôi sao, mật độ sao tăng dần khi vào tâm, chứa khoảng 150.000 ngôi sao. Ước tính M1 có tuổi đời vào khoảng 13 tỷ năm, là một trong những cụm sao già nhất giải ngân hà.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    3. M3 (NGC 5272)



    Là một cụm sao cầu thuộc chòm sao chó săn (Canes Venatici). Được Messier phát hiện ngày 03 tháng 5 1764, theo quan sát của ông thì ông nhận định đây là một tinh vân, và được ông thêm vào danh sách của mình vào năm 1779. Cụm sao này được hình thành cách đây khoảng 8 tỷ năm và chứa khoảng 500.000 ngôi sao liên kết chặt chẽ với nhau, nó có 274 ngôi sao biến quang ( nhiều hơn bất kỳ cụm sao cầu nào từng được quan sát). Nằm cách trái đất 30.000 năm ánh sáng, kích thước biểu kiến trên bầu trời khoảng 18 phút (bằng 0.6 lần kích thước biểu kiến của trăng rằm), và có độ sáng biểu kiến khoảng 6.2 đây cũng là một trong những cụm sao có độ sáng biểu kiến lớn nhất vì vậy ở điều kiện quan sát lý tưởng chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy cụm sao này bằng mắt thường.


    4. M4 (NGC: 6121)



    M4 là một cụm sao hình cầu nằm trong chòm sao Scorpius. Được Charles Messier quan sát vào ngày 08 tháng 5 năm 1764, theo mô tả của ông thì: " cụm sao này rất nhỏ và mờ, nếu quan sát qua một chiếc kính thiên văn nhỏ thì nó hiện ra như một tinh vân, và nằm gần ngôi sao Antares". Với độ sáng biểu kiến là 5.6, kích thước biểu kiến là 36 phút tức là lớn hơn so với mặt trăng nên nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường vào một đêm không trăng, quang đãng và xa ánh đèn thành phố. M4 cách trái đất khoảng 7200 năm ánh sáng, đường kính khoảng 75 năm ánh sáng và đang tiến về hệ mặt trời với vận tốc khoảng 65 Km/s (khoảng 32 tỷ năm nữa là nó sẽ đến trái đất), nó cũng là một trong những cụm sao gần trái đất nhất. Ước tính M4 có tuổi đời vào khoảng 12.2 tỷ năm.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    5. M5 (NGC 5904)



    Là một cụm sao cầu thuộc nửa phần phía đầu của chòm sao chòm sao Serpens phía dưới chân của Virgo. Nó được phát hiện bởi Gottfried Kirch vào năm 1702, và được Messier quan sát vào ngày 23 tháng 5 năm 1764. Theo quan sát của Messier thì ông cho rằng đây là một tinh vân: ''Là một tinh vân rất đẹp, nó không chứa một ngôi sao nào cả. Nó có hình tròn, người ta có thể dễ dàng quan sát nó bằng một chiếc Kính thiên văn khúc xạ nhỏ". M5 có cấp sao biểu kiến là 5.6, Kích thước biểu kiến là 23 phút tức là gần bằng 1 nửa kích thước trăng rằm. Khoảng cách tới trái đất là 24.500 năm ánh sáng, với đường kính vào khoảng 160 năm ánh sáng, có khối lượng ước tính vào khoảng 8.5x10^5 khối lượng mặt trời. Được hình thành cách đây khoảng 13 tỷ năm. M5 chứa khoảng 500.000 ngôi sao trong đó có 105 ngôi sao là sao biến quang. Vậy trong ngày đẹp trời nếu có điều kiện bạn hãy thử dùng 1 chiếc ống nhòm hay kính thiên văn để ngắm cụm sao này nhé!!!

    6. M6 ( NGC 6405) Cụm sao con bướm (Butterfly Cluster)



    Là một cụm sao mở thuộc chòm sao Scorpius, tên của nó được đặt dựa vào hình dáng của nó rất giống với cánh bướm. Nhà thiên văn đầu tiên quan sát M6 là Giovanni Battista Hodierna vào năm 1654, ngày 23 tháng 5 năm 1764 Charles Messier đã phát hiện ra nó cũng là đêm ông nhìn thấy M5. Butterfly Cluster năm giữa mũi của Sagittarius và đuôi của Scorpius. Độ sáng biểu kiến của nó khoảng 4.2, độ lớn khi quan sát trên trái đất vào khoảng 25 phút bằng một nửa trăng rằm. Khoảng cách tới trái đất là 2000 năm ánh sáng, nó sở hữu một không gian xung quanh với bán kính vào khoảng 10 năm ánh sáng. Là một thiên thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ trái đất nếu điều kiện quan sát tốt, mọi người thử quan sát M6 nào.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    7. M7 (NGC 6475)



    Là một cụm sao mở thuộc chòm sao Scorpius, M7 đã được biết đến từ thời cổ đại, nó quan sát lần đầu tiên bởi các nhà thiên văn học Hy Lạp-La Mã ở thế kỷ thứ I, Charles Messier quan sát được nó vào ngày 23 tháng 5 năm 1764, nó chính là thành viên thứ 7 trong bảng danh mục của Messier. M7 xuất hiện qua mắt thường như một đám mây mờ, nằm giữa mũi Sagittarius & đuôi của Scorpius. Là một cụm sao sáng trên bầu trời với độ sáng biểu kiến là 3.2 nó hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết của cụm sao với hơn 80 ngôi sao khi quan sát qua một chiếc kính thiên văn. Với kích thước biểu kiến là 1,3 độ lớn hơn mặt trăng rằm 2.6 lần. Cách trái đất của chúng ta khoảng 980 năm ánh sáng, và có đường kính thực tế là 50 năm ánh sáng. Tổng khối lượng của M7 là khoảng 735 lần khối lượng mặt trời, được hình thành cách đây 200 triệu năm.


    8. M8 (NGC 6532) Tinh vân Lagoon



    Là một tinh vân phát xạ khổng lồ nằm trong chòm sao Nhân Mã. Được Giovanni Hodierna phát hiện đầu tiên vào năm 1654, và được Messier quan sát cũng vào đêm ngày 23 tháng 5 năm 1764. Theo quan sát của mình thì Messier chia sẻ: " Nó xuất hiện trong hình dạng của một tinh vân, gần đó là một ngôi sao sáng thuộc chòm sao Nhân Mã được bao bọc bởi một lớp ánh sáng mờ nhạt, cụm này xuất hiện trong hình dạng thuôn dài, kéo dài từ Đông- Bắc đến Tây- Nam, giữa vòng cung của Sagittarius & chân Ophiuchus". Nó có độ sáng biểu kiến là 6.0, diện tích chiếm chỗ trên bầu trời là 90x40 phút. Khoảng cách tới trái đất là vào 4.000- 6.000 năm ánh sáng. Chúng ta có thể thấy nó có màu hồng giống nhiều tinh vân khác khi chụp ảnh với thời gian phơi sáng lâu, hoặc qua một chiếc kính thiên văn lớn.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    9. M9 (NGC 6333)



    Là một cụm sao cầu trong chòm sao của Ophiuchus. Được Charles Messier phát hiện vào ngày 28 tháng 5 năm 1764, tại thời điểm quan sát ông nói M9 là một tinh vân và theo như cách mô tả của ông thì nó không có ngôi sao nào chỉ là một vòng tròn với ánh sáng mờ nhạt. M9 là một trong những cụm sao cầu gần tâm của Ngân Hà nhất với khoảng cách là 5.500 năm ánh sáng, nó cách trái đất khoảng 25.800 năm ánh sáng. Bán kính của cụm sao này là 45 năm ánh sáng, kích thước biểu kiến của nó là 12 phút với độ sáng biểu kiến là 7.9. M9 có khối lượng bằng 422.000 lần khối lượng mặt trời, nó còn chứa 13 ngôi sao biến quang. Ước tính M9 có tuổi đời vào khoảng 12 tỷ năm.

    10. M10 (NGC 6254 )



    Cũng là một cụm sao cầu nằm trong chòm Ophiuchus, M10 được Messier phát hiện sau M9 đúng một ngày, lại một lần nữa ông nói đây là một tinh vân không có sao. Đường kính biểu kiến của nó là 19.3 phút bằng 2/3 đường kính biểu kiến của mặt trăng và độ sáng biểu kiến của nó là 6.4. M10 có đường kính khoảng 83 năm ánh sáng, cách trái đất khoảng 14.300 năm ánh sáng. Tổng khối lượng của M10 vào khoảng 225.000 lần khối lượng mặt trời. Nó được hình thành cách đây khoảng 11.39 tỷ năm. M10 cách trung tâm Ngân Hà khoảng 16.000 năm ánh sáng và nó phải mất 140 triệu năm để có thể hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh tâm của Mikyway.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    11. M11 (NGC NGC 6705 ) The Wild Duck Cluster ( Vịt Trời)



    Là một cụm sao mở, thuộc chòm sao Scutum ( Chiếc khiên). Nó được phát hiện bởi Gottfried Kirch năm 1681 và sau đó được Charles Messier quan sát ngày 30 tháng 5 năm 1764. M11 là một trong những cụm sao mở có kích thước nhỏ nhất, nó chứa khoảng 2.900 ngôi sao. Độ sáng biểu kiến của nó là 5.8 với kích thước biểu kiến khi quan sát tại trái đất là 14 phút bằng 1/2 kích thước biểu kiến của trăng rằm. Khoảng cách của nó tới trái đất khoảng 6.200 năm ánh sáng và tuổi đời vào khoảng 220 triệu năm. Tên của nó bắt nguồn khi quan sát những ngôi sao sáng trong cụm sắp xếp giống như hình tam giác nên người ta tưởng tượng nó như một đàn vịt trời đang bay.

    12. M12 ( NGC 6218)



    Là một cụm sao cầu, thuộc chòm sao Ophiuchus. Nó được phát hiện bởi các nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier vào ngày 30 Tháng 5 năm 1764, ông mô tả M12 là một tinh vân không có sao. Nó nằm cách trái đất 15.700 năm ánh sáng và chiếm một khoảng không gian với đường kính là 75 năm ánh sáng. M12 có độ sáng biểu kiến là 6.6 và kích thước biểu kiến khoảng 14.3 phút. Nó được hình thành cách đây khoảng 12.67 tỷ năm với tổng khối lượng của hệ vào khoảng 87.000 lần khối lượng mặt trời.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    13. M13 (NGC 6205)



    M13 được phát hiện bởi Edmond Halley năm 1714, và được Charles Messier quan sát vào ngày 1 tháng 6 năm 1764. Là một cụm sao hình cầu nằm trong chòm sao Hercules, vì vậy cụm sao này còn được gọi là cụm Hercules. M13 có đường kính khoảng 145 năm ánh sáng, cách trái đất 25.100 năm ánh sáng. Nó chứa khoảng 300.000 ngôi sao, ước tính nó được hình thành cách đây 11,65 tỷ năm. Kích thước biểu kiến của nó khoảng 20 phút bằng một nửa trăng tròn, với độ sáng biểu kiến là 5,2 vì vậy nó gần như không thể quan sát bằng mắt thường khi nhìn từ trái đất. Năm 1974 các nhà khoa học đã phát đi một loạt thông tin mã hóa về con người, mẫu ADN, số nguyên tử, vị trí và các thông tin khác của Trái đất từ đài thiên văn radio Arecibo Observatory và hướng về phía M13 như một thử nghiệm liên lạc với các nền văn minh khác ở trong cụm này.

    14. M14 (NGC 6402)



    Là một cụm sao cầu trong chòm sao Ophiuchus, được Messier phát hiện ngày 1 tháng 6 năm 1764. Nó cách trái đất 30.000 năm ánh sáng, đường kính khoảng 100 năm ánh sáng. M14 chứa khoảng 70 ngôi sao biến quang. M14 có kích thước biểu kiến khoảng 11 phút bằng 1/4 trăng rằm, với độ sáng biểu kiến là 8,32 nó có thể được quan sát bằng một chiếc ống nhòm.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    15. M15 ( NGC 7078)



    Là cụm sao hình cầu thuộc chòm Pegasus. Nó được phát hiện bởi Jean-Dominique Maraldi năm 1746 và được Messier quan sát vào ngày 3 tháng sáu năm 1764. Được hình thành cách đây khoảng 12 tỷ năm, nó có đường kính vào khoảng 175 năm ánh sáng và cách trái đất 33.600 năm ánh sáng. M15 là một cụm sao chứa hơn 100.000 ngôi sao trong đó có 112 ngôi sao biến quang, tám ngôi sao neutron và đặc biệt có một tinh vân hành tinh Pease 1 đó là lần đầu tiên người ta phát hiện ra một tinh vân hành tinh nằm trong một cụm sao cầu. Với đội sáng 6.5 M15 có thể quan sát được qua các kính thiên văn cỡ nhỏ hoặc ống nhòm nhưng nó chỉ hiện ra như một ngôi sao mờ nhạt, để có thể quan sát chi tiết hơn chúng ta nên quan sát nó qua một chiếc kính thiên văn có đường kính vật kính từ 15cm trở lên.

    16. M16 ( NGC 6611) Tinh vân đại bàng



    Thuộc chòm sao Serpens, được phát hiện lần đầu năm 1745 bởi Jean-Phillippe de Cheseaux và sau đó được Messier quan sát vào ngày 3 tháng sáu năm 1764. Theo quan sát của ông lúc đó thì " Nó là một nhóm sao nhỏ nằm trong nằm trong một dải sáng mờ nhạt, gần đuôi của Serpens. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dạng của nó được cho là giống với một con đại bàng. Là một tinh vân phát xạ cách trái đất 7.000 năm ánh sáng, nó trải rộng một khu vực có diện tích 70x55 năm ánh sáng. Tinh vân này chứa 460 ngôi sao, tuổi của nó vào khoảng 5,5 triệu năm, nó là một tinh vân rất trẻ. Với độ sáng là 6.0 nó hoàn toàn có thể quan sát tốt qua các kính thiên văn và ống nhòm.

  9. #9
    Bài này nếu bổ sung thêm tọa độ và hướng dẫn quan sát các vật thể thì ngon [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    cảm ơn anh đã góp ý ạ, có gì để em bổ sung thêm.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nhà thiên văn gốc Việt thành danh trên thế giới
    Bởi trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 31-01-2017, 04:48 AM
  2. Messier 5 – APOD 3/8/2012
    Bởi myphamuc93@gmail.com trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 06-08-2012, 01:51 PM
  3. Danh sách 5 hành tinh có thể có sự sống
    Bởi luattrihung trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 31-07-2012, 10:54 AM
  4. Danh sách 88 chòm sao chính thức trong thiên văn học hiện đại
    Bởi phongtrannd91 trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 07-06-2011, 01:11 PM
  5. Các đối tượng MESSIER
    Bởi phuoclam93 trong diễn đàn Sao - Thiên hà - Vũ trụ
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 26-10-2010, 11:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •