Hầu hết chúng ta, những người yêu thích thiên văn đều đã biết hoặc đã từng được nghe qua về các tinh vân Messier. Hôm nay mình xin làm 1 serial giới thiệu về các tinh vân này rất mong được mọi người góp ý thêm. Sau đây là phần giới thiệu sơ qua về tác giả:



Nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1730 tại Lorraine Pháp, mất ngày 12 tháng 4 năm 1817 tại Paris). Ông đến với thiên văn lúc còn nhỏ tuổi, dường như đã bị lôi cuốn khi được ngắm các vì sao và các hiện tượng thiên văn. Niềm đam mê đó sục sôi hơn bao giờ hết khi năm 14 tuổi, lần đầu tiên ông được tận mắt quan sát 1 sao chổi có 6 đuôi và sau đó là nhật thực 1 phần. Năm 21 tuổi ông được làm việc cùng Joseph-Nicholas một nhà thiên văn học thuộc hải quân pháp, sau này ông là 1 nhà thiên văn học thuộc trường đại học Observatory Marine vào năm 1759. Năm 1764 ông được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh và sau đó 6 năm ông là Viện sỹ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp. Trong sự nghiệp của mình ông đã sử dụng hơn chục chiếc kính thiên văn khác nhau nhưng gắn bó với ông nhất là chiếc kính thiên văn khúc xạ 3.5 inch có độ phóng đại là 120x và chiếc phản xạ 7.5 inch có độ phóng đại là 105x. Ông được xem như là 1 người ''thợ săn'' sao chổi với rất nhiều các ngôi sao mới được phát hiện. Bởi vì sự thành công không thể phủ nhận của Messier vua Louis XV của Pháp tặng cho ông biệt danh là "Ferret of Comets". Trong những lần tìm kiếm sao chổi thì ông vô tình phát hiện ra những thiên thể giống với sao chổi điều đó làm ông rất khó chịu vì vậy ông quyết định lập nên danh sách này để những người tìm kiếm sao chổi sau tránh nhầm lẫn và đỡ mất thời gian. Trong lần xuất bản đầu tiên danh mục có 45 thiên thể từ M1-M45, lần xuất bản cuối, năm 1781, chứa danh sách đầy đủ gồm 110 thiên thể, từ M1 đến M110. Hầu hết các thiên thể trong danh mục đều nằm ở Bắc bán cầu. Các thiên thể trong danh mục này đều là những thiên thể có thể quan sát bằng mắt thường hoặc qua những chiếc ống nhòm, kính thiên văn loại nhỏ. Sau đây mình xin giới thiệu quan về các thiên thể này (bài viết sẽ được update liên tục)

1. M1 (NGC 1952) Tinh vân Con Cua



Ngày 12 tháng 9 năm 1758, phía trên sừng của chòm sao Kim Ngưu, Messier phát hiện một thiên thể, "nó không chứa bất kỳ ngôi sao, nó là một ánh sáng màu trắng, kéo dài trong hình dạng của một ngọn nến''. Đó là M1, tàn dư của 1 vụ nổ siêu tân tinh.Tinh vân này được John Bevis quan sát năm 1731, nó tương ứng với siêu tân tinh sáng chói được các nhà thiên văn Trung Hoa và Ả Rập ghi nhận năm 1054. M1 cách trái đất của chúng ta khoảng 6.500 năm ánh sáng, nó có bán kính vào khoảng 5.5 năm ánh sáng và đang mở rộng với vận tốc 1500 km/s. Tinh vân này có độ sáng biểu kiến là 8.4, thành phần chủ yếu một lượng lớn các phân tử ion hóa như heli và hidro, cùng với cacbon, oxy, nitơ, sắt, neon và lưu huỳnh. Tổng khối lượng của M1 vào khoảng 5 lần khối lượng mặt trời. Trong thập niên 1950 và 1960, vành nhật hoa của Mặt Trời đã được xạ ảnh từ các quan sát sóng radio của tinh vân Con Cua vượt ngang qua nó, và trong năm 2003, độ dày của khí quyển của vệ tinh Sao Thổ là Titan đã được đo đạc khi nó chặn các tia X từ tinh vân này.

2. M2 (NGC 7089)



Ngày 11 tháng 9 năm 1760, Messier phát hiện M2 ông cho rằng đây là một tinh vân theo mô tả của ông thì '' Đây là một tinh vân không có ngôi sao nào, ở trung tâm của nó rất tuyệt, xung quanh là những vòng ánh sáng mờ ảo''. Sau đó Ông đã thêm M1 vào danh mục quan sát nam 1759. M1 được biết đến là một trong những cụm sao cầu lớn nhất từng được phát hiện đến thời điểm bấy giờ. Thuộc chòm sao Aquarius, và có độ sáng biểu kiến là 6.3, có bán kính khoảng 87.3 năm ánh sáng và có khoảng cách tới trái đất là 37.500 năm ánh sáng, có kích thước biểu kiến trên bầu trời khoảng 16' ( tức bằng 1/2 kích thước của trăng rằm), nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường ở điều kiện quan sát tốt. Cụm sao này gồm rất nhiều ngôi sao, mật độ sao tăng dần khi vào tâm, chứa khoảng 150.000 ngôi sao. Ước tính M1 có tuổi đời vào khoảng 13 tỷ năm, là một trong những cụm sao già nhất giải ngân hà.